K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2023

                                       **Tham khảo**

Ngày 2/9 như một mốc son chói lọi, như một “chứng nhân lịch sử” dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ mà lớp lớp thế hệ sau này sẽ không thể nào quên.

Ngày 2.9.1945 là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây chính là dịp để mỗi người dân Việt Nam bao gồm cả đồng bào trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, về đất nước. Là dịp để mỗi chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến những công lao, hi sinh to lớn của các thế hệ đi trước, những người đã quên mình hi sinh vì sự tự do, độc lập của dân tộc. Ngày 2/9 cũng là dịp để các thế hệ sau cùng nhìn lại chặng đường gian khổ và hào hùng của dân tộc, từ đó trau dồi, trang bị thêm kiến thức, trí và lực để tiếp tục xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày một vững mạnh, phát triển hơn nữa.

Ngày nay, cứ tới dịp 2/9, đường phố nơi nơi đều ngập tràn cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chúc mừng. Đây chính là một ngày hội lớn, một ngày lễ lớn của toàn dân tộc.

23 tháng 12 2023

Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vì muốn khẳng định quyền độc lập của dân tộc và tuyên ngôn Độc lập bất hủ 2/9/1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập.

15 tháng 5 2018

Đáp án

- Khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta.

28 tháng 11 2021

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam

17 tháng 1 2022

: Nối thời gian và sự kiện lịch sử phù hợp: (MĐ2- 1đ) Thời gian Sự kiện lịch sử:

a.Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta (2. Ngày 1/9/1858)

b. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1. Ngày 3/2/1930)

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập (4. Ngày 2/9/1945)

d. Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 (3. Ngày 19/8/1945)

19 tháng 1 2022

: Nối thời gian và sự kiện lịch sử phù hợp: (MĐ2- 1đ) Thời gian Sự kiện lịch sử:

a.Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta (2. Ngày 1/9/1858)

b. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1. Ngày 3/2/1930)

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập (4. Ngày 2/9/1945)

d. Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 (3. Ngày 19/8/1945)

9 tháng 1

 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

9 tháng 1

Nhân dịp Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, trân trọng giới thiệu bài viết "Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945" của TS.Vũ Ngọc Am đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản:

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Thời gian đã qua đi hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta càng thấy rõ những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

Nội dung của Tuyên ngôn Độc lập đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu, làm rõ, nhưng hiện vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, đặt câu hỏi với dụng ý xấu: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập bằng những câu trích dẫn từ hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và Pháp?

Điều này cần phải hiểu và lý giải rõ.

Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới như UNESCO đã tôn vinh, Người nhắc đến hai văn kiện lịch sử ấy với lòng trân trọng đặc biệt của một trí tuệ lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại mà Cách mạng giành độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã giành được. Đây là những thành quả văn hoá của nhân loại, là dấu mốc lớn của lịch sử loài người, trong đó đã khẳng đinh những quyền cơ bản của con người. Đó là "quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” … “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”… Đây là những tư tưởng rất tiến bộ đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp. Dẫn dắt từ sự kiện này để Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến kết luận nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế đối với cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Hai là, trên nền tảng và tiền đề đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chính cuộc cách mạng mà dân tộc Việt Nam đã giành được vào Tháng Tám năm 1945 là bước đi tiếp trong sự phát triển của nhân loại, đồng thời cũng là cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người thuộc các dân tộc bị áp bức, bóc lột. Đó là mẫu hình đầu tiên và cũng là ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới mà cách mạng Việt Nam do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã gương cao.

Ba là, đi sâu nghiên cứu hai bản Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, chúng ta thấy cả hai bản Tuyên ngôn đã đề cao và khẳng định quyền con người: “Mọi người đều sinh ra bình đẳng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Chính sự suy rộng ra đã thể hiện một tư tưởng lớn, một luận điểm quan trọng thể hiện sự vượt trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trình bày trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam. Đây là một nội dung rất căn bản, có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc ta mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại. Từ đó tới nay, các nước trên thế giới đã và đang liên tục đấu tranh để giành độc lập, giành quyền dân tộc cơ bản của mình.

Như vậy, có thể thấy, với vốn tiếng Anh cùng với thiên tài trí tuệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch và trích dẫn Tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp nhưng có sự điều chỉnh và phát triển để thể hiện quan điểm riêng của mình về quyền con người và trên thực tế, tinh thần ấy đã được thể hiện và khẳng định trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước đến nay.

Đó chính là sự đóng góp về lý luận và thực tiễn về quyền con người, đem lại những tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của nhân loại.

Hơn 70 năm đã trôi qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Với tinh thần đó mà cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong suốt hơn 70 năm qua. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức.

Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần đoàn kết một lòng với quyết tâm cao, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập ,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

9 tháng 1

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

9 tháng 1

Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 . 

- Khẳng định quyền Độc lập Dân tộc . 

- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa .

- Kết thúc 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta . 

- Khẳng định tinh thần kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược , bảo vệ độc lập cho dân tộc ta .

15 tháng 3 2019

Đáp án B

Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

24 tháng 12 2017

Đáp án B

Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

18 tháng 7 2019

Đáp án C

Đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

10 tháng 11 2019

Đáp án C

Ngày 9-3-1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Đông Dương trở thành thuộc địa độc chiếm của phát xít Nhật