K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2023

bn có chép trên mạng ko á

12 tháng 1 2023

văn ko  quá dài:))))))

15 tháng 7 2021

Em tham khảo bài Cây bằng lăng tím em nha:

Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.

Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.

Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.

Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.

Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.

Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.

Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.

15 tháng 7 2021

tham khảo:

Có loài hoa làm rực cháy những trưa hè, có loài hoa ép khô trên những trang giấy cũ gợi nhớ về tuổi thơ cắp sách đến trường. Loài hoa đó chính là hoa phượng hay ai đó còn gọi là hoa học trò. Ngắm nhìn bác phượng già đứng trầm ngâm ở góc sân trường với những chùm hoa quen thuộc, khiến lòng em xao động.

Em không biết bác phượng bao nhiêu tuổi, em chỉ biết rằng khi đặt chân vào ngôi trường, bác đã đứng đó như một người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Bác đứng hiên ngang trước mưa gió, bão bùng, bởi vậy chiếc áo của bác trở nên sù sì, nổi lên nhiều mắt mấu. Rễ cây trồi lên mặt đất, ngoằn ngoèo như những con rắn trú ngụ dưới gốc cây. Về mùa đông, khi cơn gió lạnh buốt cuốn phăng lá cây, bác phượng để lộ ra những cánh tay gầy guộc, khẳng khiu. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau lớp vỏ thô ráp kia, một dòng nhựa nóng vẫn cuồn cuộn nuôi cây và chờ đợi bước chân của mùa xuân ấm áp trở về. Đến xuân, bao lộc non trổ đầy trên mình bác mang lại sức sống thanh tân sau một giấc ngủ đông dài. Những chiếc lá xanh non, biếc rờn vẫy chào chị gió và chúng em. Chẳng bao lâu, chúng kết thành vòm lá xanh biếc, che chở cho chúng em vui chơi dưới gốc cây mà không một ánh nắng nào lọt xuống. Rồi hè đến, dàn đồng ca râm ran của những chú ve sầu báo hiệu điều đó, chúng còn thúc giục những nụ hoa phượng hé nở. Mới ngày nào, vài chùm nụ  bé xíu còn núp trong vòm lá. Khi nụ hoa đón nhận đủ sức sống, nó bung nở thành năm cánh hoa thon thon, đỏ thắm. Một bông rồi hai bông...em không ngờ hoa phượng nở chóng thế. Quả là:

“Hôm qua còn lấm tấmChen lẫn màu lá xanhHôm nay bừng lửa đỏRừng rực cháy trên cành”

Hoa phượng như hô ứng nhau, bông này gọi dậy bông kia, nở rộ, nổi bật giữa nền xanh của sắc lá. Em mải mê ngắm nhìn hoa phượng mà lòng gợn lên một nỗi buồn man mác. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa thi sắp đến, lũ học trò chúng em sắp phải chia tay nhau, tạm xa mái trường, thầy cô. Vậy mà hoa vẫn cứ đỏ tươi dưới cái nắng vàng ươm của mùa hạ, bác phượng vẫn điềm nhiên, trìu mến nhìn chúng em như ngày nào. Phải chăng, phượng muốn thắm lên trong chúng em niềm tin yêu, cứ vô tư, hồn nhiên trong lứa tuổi học trò bên những người bạn, người thầy yêu dấu. Chẳng thể quên dưới bóng cây này, chúng em từng thủ thỉ tâm sự với đứa bạn thân. Chẳng thể quên được những lần chơi đuổi bắt, chơi chuyền, ô ăn quan cùng chúng bạn mà tiếng cười giòn tan còn vang vọng mãi.

Lúc chúng em nghỉ hè, ngôi trường trở lại vẻ trang nghiêm, uy nghi của nó. Còn bác phượng và những đóa hoa, phải chăng cũng nhớ nhung lũ học trò tinh nghịch- từng khắc tên chúng lên thân cây, ngắt hoa phượng ép thành cánh bướm vào trang vở...nên bác lặng im đến thế?

Từng lứa học trò học trò lướt qua trên con thuyền tri thức, có ai còn nhớ tới góc sân trường có dáng hình quen thuộc của bác phượng vĩ, âm thầm lưu giữ những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò?

 

12 tháng 2 2017

+ Nội dung (ý): 3 điểm -Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

*Câu hỏi gợi ý:

- Cây em thích nhất là cây gì? Nó được trồng ở đâu? Do ai trồng?

- Thân cây (gốc, cành, lá, rễ, hoa, quả,…) có đặc điểm gì?

- Cây (cành, lá, rễ, hoa, quả,…) có ích lợi gì?

- Em có tình cảm gì đối với cây? Em thường làm gì để chăm sóc, bảo vệ,… cây?

+ Kĩ năng: 3 điểm

- Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1điểm

- Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1điểm

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1điểm.

* Tùy theo mức độ sai sót về ý, bố cục, diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm khác nhau

5 tháng 9 2018

Đề bài: Viết một bài văn tả một loại cây mà em yêu thích.

* Yêu cầu cần đạt

- Thể loại: HS viết một bài văn theo thể loại tả cây cối.

- Nội dung: 6điểm

+ HS biết trình bày rõ ba phần của một bài văn: phần đầu, phần chính, phần cuối.

+ HS biết tả cây cối theo trình tự bài văn.

- Hình thức: 1 điểm

Bố cục rõ ràng cân đối, chuyển đoạn rõ.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

+ Chữ viết rõ, dễ đọc, đúng chính tả.

+ Bài làm sạch sẽ, không bôi xoá tuỳ tiện.

* Đánh giá cho điểm:Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết. GV có thể cho điểm các mức 2,5 điểm, 2 điểm, 1,5 điểm….

* Tham khảo:

Mùa xuân không chỉ rực rỡ với ánh vàng óng của nắng, với sắc hồng phai của đào, sắc vàng tươi của mai, mùa xuân còn là thời điểm mà muôn khóm hồng bung xòe những cánh hoa nhiều sắc của mình. Tôi thích nhất là những đóa hồng nhung đỏ rực.

Nhà tôi trồng một khóm hồng nhung trước cổng, trong chiếc bồn sứ trắng ngần. Ngày mới đem về, hồng chỉ có vài nhánh cây thấp bé. Chẳng bao lâu, khóm hồng đâm chồi, vươn cành rồi xanh tốt um tùm. Mỗi cây hoa mảnh mai, chỉ to bằng đốt ngón tay, nhưng cao phải gần hai mét. Chúng không mọc thẳng mà uốn lượn, đan cài vào nhau một cách mềm mại. Thân cây được khoác một lớp vỏ xanh ngọc biêng biếc. Lá cây hoa hồng rất đặc biệt, chúng mọc theo từng nhánh quanh thân. Những chiếc lá đã già xanh tươi, óng ả dưới nắng. Còn những chiếc lá còn non trên ngọn nhuộm một màu đỏ thẫm. Có lẽ nào, chúng gần những bông hoa nên màu sắc của hoa đã lan truyền sang lá?

Nhìn kìa, những bông hồng nhung đỏ thắm đang ngả nghiêng theo gió... Hoa to bằng chiếc chén uống trà. Mỗi bông hoa đều có những lớp cánh mềm mại và mịn màng xen kẽ vào nhau. Cánh hoa hình trái tim, màu đỏ, càng vào bên trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt. Mấy cánh hoa khum khum quấn chặt như muốn bảo vệ thứ gì đó quý báu bên trong. Không ít lâu, cánh hoa bung nở, bông hồng chẳng khác nào tà váy của nàng công chúa trong truyện cổ tích. Khi đã bung nở, cánh hoa để lộ nhụy vàng bên trong. Hóa ra, thứ quý báu mà chúng muốn bảo vệ chính là nhụy vàng này đây. Cánh mịn, nhụy tươi đã tạo nên hương thơm ngào ngạt, quyến rũ của những bông hồng nhung. Hồng uống sương đêm, tắm nắng mai nên nó lúc nào cũng tươi mơn mởn như nụ cười người thiếu nữ. Nắng lên, sắc hoa càng lộng lẫy bội phần, mời gọi từng đàn ong bướm dập dìu ghé thăm làm mật. Cây hoa hồng kiêu sa lắm, quanh mép lá là những chiếc răng rưa, khắp thân là vàn chiếc gai nhọn. Răng cưa hay chiếc gai còn để chúng tự bảo vệ mình, nhưng chúng chẳng bao giờ xua đuổi ong bướm. Có lẽ, chúng hiểu ong bướm sẽ điểm tô cho vẻ đẹp kiêu sa của nó. Không chỉ có những bông hoa đã nở rộ, bao nụ hồng còn e ấp trên đài xanh. Chắc chúng đợi nắng tắm, đợi ong gọi mới bừng tỉnh giấc.

Giờ đây, khóm hồng nhung nhà tôi lúc nào cũng rực rỡ. Có những cành vươn ra khỏi bồn, mềm mại rủ xuống mặt đất. Hằng ngày, tôi vẫn thường tưới cho chúng những dòng nước mát rượi, để tiếp sức cho chúng ngày một rực rỡ, ngào ngạt.

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng     Bãi ngô     Cây gạo     b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác...
Đọc tiếp

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng    
Bãi ngô    
Cây gạo    

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Khứu giác(mũi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Vị giác(lưỡi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

1
29 tháng 6 2018

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

4 tháng 3 2016

Vườn kiểng nhà em có nhiều loại cây quý. Nào là thiên tuế, vạn tuế, bồ đề, nguyệt quế, trúc… loài nào cũng có. Nhưng mọi người đều khen cây mai có giá trị nhất. Hôm trước tết vài tháng, ba thuê người đào lên đặt vào chậu, để ngay trước sân nhà. Đó là cây mai nội em trồng đã hơn sáu, bảy mươi năm nay.

mai-vang

– Hoặc có thể mở bài như sau: Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như xuân năm Ất Dậu này. Hình như chúng đua nhau thi tài, khoe sắc, xem ai đón xuân đúng ngày, đúng tháng theo “dự kiến” của cô chủ. Vừa mới 26, 27 Tết, chúng đã rục rịch hé nở. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, rồi lay ơn, thược được… loài nào cũng đẹp cũng thơm. Nhưng em thích nhất vẫn là cây mai vàng mà ông nội trồng cách nay hơn năm mươi năm được bố đưa vào chậu kiểng đặt ngay ở góc phải sân nhà. 

Bài làm 3

c) Tả cây dừa 

Chiều chiều, em thường cùng bố mẹ đi dạo mát ở bờ biển. Ở đây có nhiều cảnh vật mà em thích. Còn gì thú vị bằng được ngồi dưới những gốc dừa nhìn ra biển cả, tận hưởng những làn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa đã trở thành những người bạn thân thiết của em từ lúc nào cũng không biết nữa. – Hoặc có thể mở bài như sau: Cứ mỗi lần về quê ngoại chơi, tôi lại thích đi dọc theo hàng dừa dạo mát. Vườn nhà ngoại tôi bát ngát dừa là dừa vì đây là xứ dừa, nhìn tới đâu cũng thấy dừa. Những trưa hè mà ngồi ở dưới gốc dừa, tận hưởng những cơn gió thoảng qua, nghe rừng dừa rung lên những bản nhạc không lời, lúc trầm, lúc bổng thì thật là thú vị.undefined

4 tháng 3 2016

    Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hương đưa cho, lật qua lật lại bỗng tôi reo lên: “A ! Em biết rồi ! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không?" Chị tôi cười nói: “Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng này ở đâu không? Ngay trong sân trường em hôm đi đón em đấy! Cây phượng này do chính lớp chị trồng đấy. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi. Mới đó mà đã tám năm rồi!”. Cây phượng ở sân trường em có lai lịch như vậy đó. 

NG
30 tháng 9 2023

1. 

Bài tham khảo: 

- Lựa chọn cây để miêu tả: cây phượng

- Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây.

- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. 

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. 

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. 

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
2.

Bài tham khảo 1:

- Mở bài: Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

- Thân bài:

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. 

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. 

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. 

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

- Kết bài: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
3. 

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn bài. 

NG
30 tháng 9 2023

1.

Bài tham khảo:

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2. 

Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa. 
3. 

Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý. 

29 tháng 3 2021

Đoạn văn tả hoa đại/hoa sứ

Không giống như một số loài cây khác, đến mùa thay áo, cây hoa sứ chỉ còn những cành trơ trụi, y hệt như những cánh tay trần của bức tượng nghìn tay nghìn mắt. Thoạt nhìn tưởng như cây đã khô héo. Nhưng kì thực đó là thời kì lột xác để chuẩn bị cho mùa đâm chồi, nảy nụ. Sứ có một sức sống kì lạ, có khả năng chống chọi lại mọi thời tiết khắc nghiệt mà một số loài cây khác không có được. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, trên những cánh tay trần trụi tường như khô héo ấy vô vàn những chồi nhũ ra, lớn dần, lớn dần tạo thành những lá tròn xoe đều đặn. Người ta tưởng như có một bàn tay nào đó kết dính các cuống lá lại quanh một trục. Những chồi non mập mạp vươn cao rồi nó bung ra vô vàn cánh hoa màu tím sắc hồng. Những bông hoa năm cánh xếp lại như hình một cái phễu từ từ xòe ra khoe sắc, đẹp chẳng kém gì bông huệ, bông cúc. Ngắm bông sứ phải ngắm cả chùm bông thưởng thức vẻ đẹp của nó. Em yêu bông sứ không chỉ ở sức sống dẻo dai kì diệu của loài cây mà còn ở vẻ đẹp nở thành chùm như một lẵng hoa của thiên nhiên ban phát cho con người vậy.

3 tháng 4 2021

mẹ mình thích hoa hướng dương nên mình tả hoa hướng dương

Hoa hồng hấp dẫn lòng người bởi sắc đỏ kiêu sa, hoa bằng lăng thu hút bởi sắc tím, hoa sữa say đắm hồn ta bởi sắc trắng tinh khôi và mùi hương nồng nàn. Mỗi loài hoa trên thế gian này đều có vẻ đẹp riêng và để lại trong hồn ta những nét rất riêng. Và với tôi, tôi yêu hoa hướng dương bởi nhắc đến hoa hướng dương, tôi lại nhớ đến những bông hoa như những mặt trời bé nhỏ.

Tôi đã từng được bố mẹ cho đi tham quan rất nhiều những vườn hoa hướng dương. Thân cây hoa hướng dương rất cao, có cây tầm một mét nhưng cũng có cây cao đến hai mét. Từ thân cây cao mà chắc ấy có biết bao chiếc lá to như bàn tay người mọc ra, lại còn có răng cưa bao quanh cây cứ y như người mẹ đang che chở, ôm ấp, bảo vệ cho đứa con thân yêu của mình vậy, càng về cuối gốc cây, lá hoa hướng dương càng có màu xanh đậm hơn.

Những bông hoa hướng dương thì mới đẹp tuyệt diệu làm sao. Ở giữa bông hoa là nhụy hoa màu nâu, còn xung quanh cái nhụy ấy là những cánh hoa vàng đều tăm tắp, được xếp một cách rất tự nhiên mà lại đều nhau. Mà ẩn sau những cái nhụy nâu sẫm ấy chính là những hạt hướng dương - thứ hạt được mọi người rất ưa dùng trong các dịp Tết hay vào những ngày ăn hỏi, ngày cưới xin của các chàng trai, cô gái.

Dưới ánh mặt trời, những bông hoa hướng dương ấy ánh lên sắc vàng cứ như là nhiều mặt trời con cùng hướng về một mặt trời mẹ. Cả vườn hoa hướng dương thật giống một tấm thảm khổng lổ đang nhè nhẹ rung rinh trong gió, đùa vui, trêu ghẹo cùng bao chú ong, chị bướm, bầu bạn cùng bao nhành cỏ dại. Người ta nói rằng hoa hướng dương say đắm lòng người có lẽ cũng bởi nét đẹp riêng ấy.

Đứng giữa vườn hoa hướng dương, hít một hơi thật sâu, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái, thoải mái tinh thần vô cùng vì mùi hương nhẹ nhàng của nó. Có thể, một vài người sẽ không thích hoa sữa vì mùi của nó hơi nồng nhưng bạn sẽ yêu hướng dương vì hương của nó vô cùng nhẹ nhàng. Gia đình tôi đã nhiều lần đến những vườn hoa hướng dương để thưởng thức vẻ đẹp và hương thơm ấy, đồng thời chụp ảnh tại chính vườn hoa ấy.

Hoa hướng dương sẽ mãi in sâu vào lòng tôi Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc, và vì thế, tôi cũng sẽ giống như bông hoa ấy, hướng về những điều tốt đẹp của cuộc sống và luôn hi vọng về một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn!