K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Cậu dựa vô phần này để tự làm ^^
=> Quan điểm cho rằng "trò chơi điện tử" là việc làm không tốt cho giới trẻ hiện nay là một quan điểm phiến diện. Trò chơi điện tử, như bất kỳ công cụ nào khác, có thể mang lại lợi ích hoặc tác hại tùy thuộc vào cách sử dụng của người chơi.
+ Về mặt lợi ích:
--> Phát triển kỹ năng: Nhiều trò chơi điện tử giúp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phối hợp nhóm, và khả năng thích ứng với môi trường mới.
--> Nâng cao kiến thức: Một số trò chơi mang tính giáo dục cao, giúp người chơi học hỏi về lịch sử, khoa học, văn hóa, v.v.
--> Giải trí và thư giãn: Trò chơi điện tử là một hình thức giải trí lành mạnh, giúp giải tỏa căng thẳng sau giờ học tập và làm việc.
+ Về mặt tác hại:
--> Nghiện game: Việc chơi game quá mức có thể dẫn đến tình trạng nghiện, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và các mối quan hệ xã hội.
--> Nội dung độc hại: Một số trò chơi có nội dung bạo lực, khiêu dâm, hoặc phản cảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của người chơi.
--> Lãng phí thời gian: Chơi game quá nhiều có thể khiến người chơi lãng phí thời gian quý báu, bỏ bê học tập và các hoạt động khác quan trọng hơn.
+ Do vậy, để sử dụng trò chơi điện tử một cách hiệu quả, giới trẻ cần:
--> Chọn lọc trò chơi phù hợp: Lựa chọn những trò chơi có nội dung lành mạnh, bổ ích và phù hợp với lứa tuổi.
--> Kiểm soát thời gian chơi: Hạn chế thời gian chơi game, đảm bảo không ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt và các hoạt động khác.
--> Kết hợp với các hoạt động khác: Tham gia các hoạt động thể thao, giải trí khác để phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
=> Kết luận: Trò chơi điện tử không phải là "con dao hai lưỡi" như nhiều người vẫn nghĩ. Nó có thể là một công cụ hữu ích cho giới trẻ nếu được sử dụng đúng cách. Cha mẹ và nhà trường cần hướng dẫn và giáo dục giới trẻ cách sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh, hiệu quả, để nó thực sự trở thành một phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích.

Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Dàn ý Nêu được vấn đề cần nghị luận,bày tỏ ý kiến - Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) - Bình luận và...
Đọc tiếp

Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Dàn ý Nêu được vấn đề cần nghị luận,bày tỏ ý kiến - Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) - Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ. (Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ.... Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt...; Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực...(dẫn chứng) ). - Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn... - Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp... - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

0
4 tháng 1 2018

Tôi không đồng ý với các bạn trẻ nhỏ. Các bạn ấy có một suy nghĩ không thấu đáo. Điện tử,internet,... đã khiến các bạn ấy lung lay đầu óc,không tập trung vào việc học và dẫn tới việc bỏ học, trốn nhà chơi điện tử ở các quán nét. Tình hình này đã khiến tương lai của các bạn ấy xấu đi, có thể lớn lên sẽ không còn ai nhận bạn vào làm và nếu có thì công ty đó nơi bạn làm việc thật tồi tàn, những chỗ làm đó chắc chắn không vững được lâu. Tại sao khi vào mạng xã hội các bạn trẻ không thay vì chơi mà học những thứ bổ ích như online math,h.vn,lớp 6/7 hỏi đáp,... đây cũng là một trong những mạng xã hội nhưng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn. Nó không chỉ theo tên như online math là học toán bên trong chúng ta còn có thể học văn và anh.Chúng ta không nên lạm dụng mạng xã hội nhiều quá mà ta nên lạm dụng chúng theo cách người tạo ra nó muốn hài lòng và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.Tôi lấy VD:

 -Youtobe hầu như người ta vào là để xem chơi nhưng người sáng tạo ra youtobe lại mong mốn ý nghĩa giúp chúng ta có thể xem những video dạy học trên mạng.

- Facebook có ý nghĩa là chúng ta giao lưu với nhau để mở rộng tầm hiểu biết về xã hội, chứ thật sự bây giờ facebook đang thống trị khắp nơi trên thế giới tôi nói kể cả ở trường các học sinh cũng có faceook và nhiều lần thầy cô thấy học sinh mang máy điện thoại đến trường.

Tôi thấy xã hội đã thay đổi khi có mạng nhưng họ không dùng vào mục đích chính và tôi vẫn cảm nhận được một sự thức tỉnh của những người lãnh đạo.

9 tháng 5 2023

Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích. – Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo

14 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.

Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.

Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.

Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.

Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.

14 tháng 5 2022
Huỳnh Kim Ngân Cảm ơn nhưng bài hơn dài tui cần bài ngắn thôi.