K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc - hiểu                                                                                                                                     Chú vẹt tinh khôn Một người lái buôn từ châu Phi về mang theo chú vẹt màu đỏ,lông xanh biếc và nói rất sõi. Ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn,bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuến hàng mới, ông nói với vẹt : – Ta sắp...
Đọc tiếp

Đọc - hiểu

                                                                                                                                    Chú vẹt tinh khôn

Một người lái buôn từ châu Phi về mang theo chú vẹt màu đỏ,lông xanh biếc và nói rất sõi. Ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn,bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuến hàng mới, ông nói với vẹt :

– Ta sắp tới quê hương của mi. Mi có nhắn gì với bà con bạn hữu của mi không ?

Chú vẹt liền nói :

– Ông chủ làm ơn nói với đồng bào của tôi là : Ở đây dù đầy đủ thức ăn, tôi vẫn gầy mòn vì nhớ rừng quê, nhớ bạn bè, dòng họ. Nhờ ông bảo họ chỉ giúp tôi cách trở về quê hương.

Nghe vẹt nói, ông chủ thầm nghĩ : “Đúng là ngu như vẹt ! Ta đâu có khờ dại mà thuật lại mưu kế để mày thoát thân”.

Tới châu Phi, ông trở lại khu rừng xưa thấy một lũ vẹt đậu trên cây cao, trong đó có con vẹt mào đỏ giống chú vẹt ở nhà.Ông bèn nói lại lời chú vẹt ở nhà cho chúng nghe. Con vẹt mào đỏ chăm chú nghe xong bỗng trở nên buồn rười rượi, xù lông xù cánh, gục đầu,rồi rơi xuống bụi rậm.Ông nghĩ : “Chắc nó thương bạn nên mới rầu rĩ mà chết như thế”.

Về đến nhà, người lái buôn kể lại câu chuyện trên cho chú vẹt của ông nghe. Nghe xong, chú vẹt ủ rũ nhắm mắt và một lúc sau thì rơi xuống đáy lồng, nằm bất động. Người lái buôn buồn rầu than thở : “Hóa ra giống vẹt cũng có tình có nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo”.

Ông mở lồng mang vẹt ra, để lên bàn tay ngắm nghía. Đột nhiên, chú vẹt bay vù lên cây cao, đứng nhìn ông và nói : “Cảm ơn ông chủ đã thuật lại cách bạn tôi giúp tôi được tự do. Tôi xin chào ông để trở về rừng núi quê hương”. Thế rồi, vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng.

                                                                                                                                                                                                                                         ( Dựa theo Truyện kể I-ran-Thanh Trà kể )

Trả lời các câu hỏi sau đây :

1.Dựa vào đoạn văn trên em hãy nêu suy nghĩ của mình về chú vẹt ?

2.Qua bài đọc chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài chim?

3.Người lái buôn mang chú vẹt từ đâu về ?

4.Sau khi được ra khỏi lồng chú vẹt sẽ bay về đâu ?

Sos sáng thứ 7 tuần này thi rồi cứu tôi

0
Chú vẹt tinh khôn    Một người lái buôn từ Châu Phi về mang theo chú vẹt mào đỏ chót, lông xanh biếc, đuôi dài duyên dáng. Người lái buôn rất yêu quý chú vẹt bởi chú vẹt nói rất sõi. Vì thế, ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn, bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.    Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuyến hàng mới, ông nói với vẹt:    - Ta sắp tới quê hương của mi. Mi có nhắn gì...
Đọc tiếp

Chú vẹt tinh khôn

 

   Một người lái buôn từ Châu Phi về mang theo chú vẹt mào đỏ chót, lông xanh biếc, đuôi dài duyên dáng. Người lái buôn rất yêu quý chú vẹt bởi chú vẹt nói rất sõi. Vì thế, ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn, bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.

    Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuyến hàng mới, ông nói với vẹt:

    - Ta sắp tới quê hương của mi. Mi có nhắn gì với bà con bạn hữu của mi không?

   Chú vẹt liền nói:

   - Ông chủ làm ơn nói với đồng bào của tôi là: ở đây dù đầy đủ thức ăn, tôi vẫn gầy mòn vì nhớ rừng quê hương, nhớ bạn bè, dòng họ. Tôi đang rất buồn khổ vì sống cô đơn. Nhờ ông bảo họ chỉ giúp tôi cách trở về quê hương.

   Nghe vẹt nói, ông chủ thầm nghĩ: “Đúng là ngu như vẹt! Ta đâu có khờ dại mà thuật lại mưu kế để mày thoát thân”.

   Tới Châu Phi, ông trở lại khu rừng xưa và thấy một lũ vẹt đậu trên cây cao, trong đó có con vẹt mào đỏ giống chú vẹt ở nhà. Ông bèn nói lại lời vẹt nhà cho chúng nghe. Con vẹt mào đỏ chăm chú nghe xong bỗng trở nên buồn rười rượi, xù lông xù cánh, gục đầu, rồi rơi xuống bụi rậm. Ông nghĩ: “Chắc nó quá thương bạn nên mới rầu rĩ mà chết như thế”.

   Về đến nhà, người lái buôn kể lại câu chuyện trên cho chú vẹt của ông nghe. Nghe xong, chú vẹt ủ rũ nhắm mắt và một lúc sau thì rơi xuống đáy lồng, nằm bất động. Người lái buôn buồn rầu than thở: “Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo”.

   Người lái buôn mở lồng mang vẹt ra, ông để vẹt lên bàn tay ngắm nghía. Đột nhiên chú vẹt bay vù lên cây cao, đứng nhìn ông và nói: “Cảm ơn ông chủ đã thuật lại cách bạn tôi giúp tôi được tự do. Tôi xin chào ông để trở về rừng núi quê hương”. Thế rồi, vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng.

                                                     (Theo Truyện kể I-ran -  Thanh Trà kể)

 

*Dựa vào nội dung câu chuyện trên, em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu bài tập.

Câu 1:  Chú vẹt mang từ châu Phi về có đặc điểm gì đặc biệt khiến người lái buôn yêu quý?

A. có bộ lông xanh biếc
B. có chiếc đuôi dài duyên dáng
C. có cái mào đỏ chót
D. nói rất sõi tiếng người

Câu 2: Trong câu nói của vẹt nhắn với bà con ở châu Phi, ý nào đã giúp vẹt được cứu sống?

A. Vẹt đang sống cuộc sống đầy đủ thức ăn.
B. Vẹt nhớ quê hương đến gầy mòn cả người.
C. Vẹt muốn được chỉ dẫn cách trở về quê hương.
D. Vẹt đang buồn khổ vì sống cô đơn.

Câu 3:  Người lái buôn đã nghĩ gì về vẹt sau khi nghe vẹt nói?

A. Vẹt thật thông minh.
B. Vẹt thật ngu ngốc.
C. Vẹt thật dũng cảm.
D. Vẹt thật ngoan ngoãn.

Câu 4:  Nhờ đâu mà chú vẹt đã thoát khỏi chiếc lồng để về quê hương?

A. Ông chủ đã nói lại cách mà người bạn đã chỉ vẹt giả chết để về quê hương.
B. Chú vẹt cầu xin ông chủ thả ra khỏi chiếc lồng.
C. Chú vẹt thông minh tự mở lồng bay ra.
D. Người bạn bay đến cứu nên vẹt mới được về quê hương.

Câu 5:  Sau khi được ra khỏi lồng chú vẹt sẽ bay về đâu?

A. Khu vườn có nhiều hoa lá.
B. Vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng về quê hương.
C. Vẹt ở lại nhà ông chủ.
D. Vẹt cất cánh nhằm hướng đông bay thẳng về quê hương.

Câu 6:  Dựa vào đoạn văn trên em hãy nêu suy nghĩ của em về chú vẹt! …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………

Câu 7:  Trong câu ghép "Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo" có mấy vế câu?

A. 2 vế câu.              B. 3 vế câu.                             C. 4 vế câu.               D. 5 vế câu.

Câu 8:  Phân tích câu ghép sau:

“Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình”.

…………………………………………………………………………………………

Câu 9:  Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên” và phân tích câu ghép đó.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 10:  Trong những câu ghép sau, câu ghép nào có mối quan hệ tương phản

A. Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình.
B. Vì vẹt nhớ quê hương nên chú giả vờ chết.
C. Tuy vẹt nhỏ nhắn nhưng chú rất thông minh.
D. Nhờ vẹt thông minh mà chú đã thoát ra khỏi lồng .

1
23 tháng 3 2022

Câu 1:  Chú vẹt mang từ châu Phi về có đặc điểm gì đặc biệt khiến người lái buôn yêu quý?

A. có bộ lông xanh biếc
B. có chiếc đuôi dài duyên dáng
C. có cái mào đỏ chót
D. nói rất sõi tiếng người

Câu 2: Trong câu nói của vẹt nhắn với bà con ở châu Phi, ý nào đã giúp vẹt được cứu sống?

A. Vẹt đang sống cuộc sống đầy đủ thức ăn.
B. Vẹt nhớ quê hương đến gầy mòn cả người.
C. Vẹt muốn được chỉ dẫn cách trở về quê hương.
D. Vẹt đang buồn khổ vì sống cô đơn.

Câu 3:  Người lái buôn đã nghĩ gì về vẹt sau khi nghe vẹt nói?

A. Vẹt thật thông minh.
B. Vẹt thật ngu ngốc.
C. Vẹt thật dũng cảm.
D. Vẹt thật ngoan ngoãn.

Câu 4:  Nhờ đâu mà chú vẹt đã thoát khỏi chiếc lồng để về quê hương?

A. Ông chủ đã nói lại cách mà người bạn đã chỉ vẹt giả chết để về quê hương.
B. Chú vẹt cầu xin ông chủ thả ra khỏi chiếc lồng.
C. Chú vẹt thông minh tự mở lồng bay ra.
D. Người bạn bay đến cứu nên vẹt mới được về quê hương.

Câu 5:  Sau khi được ra khỏi lồng chú vẹt sẽ bay về đâu?

A. Khu vườn có nhiều hoa lá.
B. Vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng về quê hương.
C. Vẹt ở lại nhà ông chủ.
D. Vẹt cất cánh nhằm hướng đông bay thẳng về quê hương.

Câu 6:  Dựa vào đoạn văn trên em hãy nêu suy nghĩ của em về chú vẹt! 

=> chú vẹt là một con vật rất thông minh, tinh khôn và chú rất yêu quê hương của mình.

Câu 7:  Trong câu ghép "Hóa ra giống vẹt cũng có tình nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo" có mấy vế câu?

A. 2 vế câu.              B. 3 vế câu.                             C. 4 vế câu.               D. 5 vế câu.

Câu 8:  Phân tích câu ghép sau:

“Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình”.

chủ ngữ 1 : Vẹt                   vị ngữ 1 : thông minh

chủ ngữ 2 : chú                     vị ngữ 2 : còn yêu quê hương mình.

Câu ghép trên sử dụng cặp quan hệ từ : Chẳng những  - mà ( cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến).

Câu 9:  Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên” và phân tích câu ghép đó.

- Vì chú vẹt thông minh nên chú đã có thể trở về với quê hương của mình .

chủ ngữ 1 : chú vẹt              vị ngữ 1 : thông minh

chủ ngữ 2 : chú                 vị ngữ 2 : đã có thể trở về với quê hương của mình .

Câu 10:  Trong những câu ghép sau, câu ghép nào có mối quan hệ tương phản

A. Chẳng những vẹt thông minh mà chú còn yêu quê hương mình.
B. Vì vẹt nhớ quê hương nên chú giả vờ chết.
C. Tuy vẹt nhỏ nhắn nhưng chú rất thông minh.
D. Nhờ vẹt thông minh mà chú đã thoát ra khỏi lồng .

Chú vẹt tinh khônMột người lái buôn từ châu Phi về mang theo chú vẹt màu đỏ,lông xanh biếc và nói rất sõi. Ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn,bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuến hàng mới, ông nói với vẹt :– Ta sắp tới quê hương của mi. Mi có nhắn gì với bà con bạn hữu của mi không ?Chú vẹt liền nói :– Ông chủ làm ơn nói với đồng bào của...
Đọc tiếp

Chú vẹt tinh khôn

Một người lái buôn từ châu Phi về mang theo chú vẹt màu đỏ,lông xanh biếc và nói rất sõi. Ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn,bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuến hàng mới, ông nói với vẹt :

– Ta sắp tới quê hương của mi. Mi có nhắn gì với bà con bạn hữu của mi không ?

Chú vẹt liền nói :

– Ông chủ làm ơn nói với đồng bào của tôi là : Ở đây dù đầy đủ thức ăn, tôi vẫn gầy mòn vì nhớ rừng quê, nhớ bạn bè, dòng họ. Nhờ ông bảo họ chỉ giúp tôi cách trở về quê hương.

Nghe vẹt nói, ông chủ thầm nghĩ : “Đúng là ngu như vẹt ! Ta đâu có khờ dại mà thuật lại mưu kế để mày thoát thân”.

Tới châu Phi, ông trở lại khu rừng xưa thấy một lũ vẹt đậu trên cây cao, trong đó có con vẹt mào đỏ giống chú vẹt ở nhà.Ông bèn nói lại lời chú vẹt ở nhà cho chúng nghe. Con vẹt mào đỏ chăm chú nghe xong bỗng trở nên buồn rười rượi, xù lông xù cánh, gục đầu,rồi rơi xuống bụi rậm.Ông nghĩ : “Chắc nó thương bạn nên mới rầu rĩ mà chết như thế”.

Về đến nhà, người lái buôn kể lại câu chuyện trên cho chú vẹt của ông nghe. Nghe xong, chú vẹt ủ rũ nhắm mắt và một lúc sau thì rơi xuống đáy lồng, nằm bất động. Người lái buôn buồn rầu than thở : “Hóa ra giống vẹt cũng có tình có nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo”.

Ông mở lồng mang vẹt ra, để lên bàn tay ngắm nghía. Đột nhiên, chú vẹt bay vù lên cây cao, đứng nhìn ông và nói : “Cảm ơn ông chủ đã thuật lại cách bạn tôi giúp tôi được tự do. Tôi xin chào ông để trở về rừng núi quê hương”. Thế rồi, vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng.

Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

0
10 tháng 11 2021

C

10 tháng 11 2021

C

ĐỀ 2I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)Đọc văn  bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6      Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên,...
Đọc tiếp

ĐỀ 2
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn  bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6
      Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.
                 (Trích Truyện yêu quái ở Xương Giang Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3: 
Câu 4:
Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: “. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào”.
Câu 6: Theo anh chị hành động của Thị Nghi . Vì sao?

1
30 tháng 4 2022

C1: tự sự

C2 : kể lại việc vì sao lại có hồn Thị Nghi .

C5 : BPTT: điệp ngữ (hoặc ; người )

Tác dụng : nhấn mạnh , làm rõ việc Thị Nghi quậy quạng , quấy nhiễu và phá phách qua những việc làm là hoặc nhập vào người này hoặc nhập vào người kia và làm rõ nên tội trạng của Thị Nghi khiến người dân phải cảnh giác , sợ sệt  => Qua đó làm nên tính gợi hình và gợi cảm hơn trong câu văn , để người đọc dễ hình dung ra được câu chuyện đó , gióp phần diễn đạt một cách mạch lạc và rõ ràng nhất.

C6 : thiếu câu hỏi!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bài học kinh nghiệm: Quan sát hình ảnh, đọc kĩ chú thích, gắn với nội dung được nói đến trong văn bản.

- Điều cần chú ý:

+ Hình ảnh rõ ràng, có sự kết nối với nội dung

+ Chú thích đầy đủ, rõ ràng

+ Đưa ra những phương tiện ngay sau phần nội dung đã trình bày để làm rõ cho nội dung trình bày.

2 tháng 8 2023

Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất?

A. Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó.

B. Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ.

C. Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá châu Phi.

D. Nguồn tin từ diễn đàn Bóng đá Việt Nam.

2 tháng 8 2023

C

NG
19 tháng 9 2023

- Dân cư châu Phi chủ yếu là người da đen, phân bố không đều, dân số tăng nhanh, đời sống người dân châu Phi còn khó khăn.

Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng dưới đây (làm vào vở): Sự việc, chi tiếtThành phần xác định (không được hư...
Đọc tiếp

Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng dưới đây (làm vào vở):

 

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Ví dụ: Cụ Phan Bội Châu và việc cụ bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế

 

X

 

Ví dụ: Cảm nhận của nhân vật Tuấn khi gặp cụ Phan Bội Châu: “Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”.

 

 

X

 

 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Họ tên nhân vật Phan Bội Châu.

x

 

Việc cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế.

x

 

Việc nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà

x

 

Chuyện mật thám theo dõi cụ Phan và những ai đến thăm cụ.

x

 

Thời gian: năm 1927

x

 

“Vậy chớ tụi mẩy ở Huế thường ngày không đến thăm cụ sao?”

 

x

“Thôi không cần, hai đứa mình đi đến thăm cụ, chớ có làm gì mà sợ”.

 

x

“Tuấn được hoàn toàn thỏa mãn”.

 

x

Những câu nói cụ thể của nhân vật

 

x