K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1,0 điểm): Nội dung chính của bài đọc là gì? Bài đọc: Niềm tin của tôi      Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển”. Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.      Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải...
Đọc tiếp

(1,0 điểm): Nội dung chính của bài đọc là gì?

Bài đọc:

Niềm tin của tôi

     Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển”. Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác.

     Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó.

     Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi:

     – Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi!

     Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:

     – Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?

     – Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm tại nhà xuất bản ở Ha-cua (Hacourt).

     Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi…

     – Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.

     – Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.

     – Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.

     Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật.

     Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.

(Nhã Khanh)​

1

Nội dung chính của bài đọc là về sự phát triển và tự tin của tác giả trong việc viết lách, được thể hiện thông qua hành trình của cô từ việc không tin vào khả năng của mình đến khi nhận ra và tin tưởng vào khả năng sáng tạo của bản thân. Câu chuyện tập trung vào việc tác giả tham gia một khóa học về viết lách và trải qua quá trình học hỏi, nhận được sự hướng dẫn từ một biên tập viên kinh nghiệm. Qua sự giúp đỡ này, tác giả đã học được những kỹ năng mới và phát triển khả năng viết của mình. Cuối cùng, sau khi hoàn thành bài luận dài và nhận được sự đánh giá tích cực từ người hướng dẫn, tác giả cảm thấy tự tin hơn và tiếp tục phát triển sự nghiệp viết lách của mình. Điều này thể hiện thông điệp về sự quan trọng của việc tin vào khả năng bản thân và không ngừng học hỏi để phát triển.

     
25 tháng 12 2021

đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt

15 tháng 2 2018

danh từ ; ngày , bà , bài luận , biểu hiện , khuôn mặt , điểm , giây phút , cuộc đời , luồng điện , cơ thể , cô , sự thật 

động từ : đưa cho , quan sát , đọc , nín thở , thốt lên, nói 

tính từ ; lo lắng , hồi hộp , ngạc nhiên ,  xuất sắc , tự tin 

~ học tốt ~ năm mới vui vẻ nha 

18 tháng 2 2018

cảm ơn bạn nhiều!

29 tháng 1 2022

- Viết về một vđ xã hội bạn quan tâm.

tham khảo:

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

 

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

 

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II II.Đọc thầm (4 điểm)Chiếc láChim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. – Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn? – Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II II.

Đọc thầm (4 điểm)

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. – Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn? – Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ. Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? – Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. – Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. – Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: "Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia." Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh.

B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui.

C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.

D. Mọi người, mọi vật đều có ích.

1
18 tháng 11 2017

Chọn B

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!


 

A. Đọc thầm bài:                                                  Chiều ven sông                    Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng. Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két và mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp...
Đọc tiếp

A. Đọc thầm bài:

                                                  Chiều ven sông         

          Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng. Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két và mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa. Trong những phút yên tĩnh của buổi chiều làng, tôi đều nhận thấy mùi cá nướng hanh hao là một thứ phong vị ….

          Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm lá, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một, mắt lơ đễnh nhìn lên cây gạo độc nhất hoa đỏ rực cuối bãi, trên đó có đàn sáo đen cứ đậu xuống rồi lại bay tung lên, như ta thổi một nắm tàn giấy trên lòng bàn tay vậy ….

                                                                                                Trần Hòa Bình

      B. Dựa theo bài đọc, hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau :

Câu 1. Tuổi thơ của tác giả đã gắn bó với hình ảnh nào của làng quê ?

          A.  Cây đa                      B.  Bến nước                   C.  Sân đình

Câu 2. Tác giả nhớ những kỉ niệm gì về những người bạn thuở nhỏ ?

A.     Cùng đi cắt cỏ ở cuối làng, đi chăn trâu.

B.      Cùng nghịch ngợm, chơi các trò chơi trẻ nhỏ.

C.      Cùng nướng cá, bạn nướng cá giỏi như người lớn.

Câu 3. Tác giả nhớ và miêu tả lại cái bến nước ở quê hương qua cảm nhận của những giác quan nào ?

A.     Thị giác và thính giác.

B.      Thính giác và khứu giác.

C.      Cả thị giác, thính giác và khứu giác.

Câu 4. Câu nào dưới đây là câu ghép ?

A.     Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười.

B.      Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng.

C.      Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi.

Câu 5. Trong đoạn văn : “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.”. Từ chúng nó được dùng để chỉ ai ?

A.     Những thằng bạn cùng lớp.

B.      Người lớn.                             C.  Những người đi đánh cá về.

Câu 6. Hai câu văn “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.” được liên kết với nhau bằng cách nào ?

A.     Dùng từ ngữ đồng nghĩa để thay thế các từ ở câu đứng trước.

B.      Lặp từ ngữ đã dùng ở câu trước.

C.      Dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước.

 

Câu 7. Ý của đoạn cuối bài văn là gì ?

A.     Tác giả miêu tả khung cảnh đồng quê vào mùa hè.

B.      Tác giả nhớ lại cảm giác khoan khoái khi nằm cạnh sọt cỏ ngắm nhìn cây gạo mùa hoa đỏ và đàn sáo đen.

C.      Tả cánh đồng và cây gạo quê tác giả vào buổi chiều.

 

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ?

A.     Mũi dao.

B.      Mũi con mèo.

C.      Mũi em bé hơi hếch.

 

Câu 9. Dòng nào sau đây chỉ các tính từ ?

A.     Nướng, bứt.

B.      Đỏ rực, tanh nồng.

C.      Lưới, bếp lò.

 

Câu 10. Dòng nào dưới đây chỉ các từ đồng nghĩa với từ yên tĩnh ?

A.     Tĩnh tại, bình tĩnh, tĩnh mịch.

B.      Tĩnh lặng, trầm tĩnh, yên vui.

C.      Tĩnh mịch, tĩnh lặng, yên lặng.

1
12 tháng 3 2023

A. Đọc thầm bài:

                                                  Chiều ven sông         

          Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười. Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng. Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két và mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát. Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa. Trong những phút yên tĩnh của buổi chiều làng, tôi đều nhận thấy mùi cá nướng hanh hao là một thứ phong vị ….

          Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm lá, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một, mắt lơ đễnh nhìn lên cây gạo độc nhất hoa đỏ rực cuối bãi, trên đó có đàn sáo đen cứ đậu xuống rồi lại bay tung lên, như ta thổi một nắm tàn giấy trên lòng bàn tay vậy ….

                                                                                                Trần Hòa Bình

      B. Dựa theo bài đọc, hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau :

Câu 1. Tuổi thơ của tác giả đã gắn bó với hình ảnh nào của làng quê ?

          A.  Cây đa                      B.  Bến nước                   C.  Sân đình

Câu 2. Tác giả nhớ những kỉ niệm gì về những người bạn thuở nhỏ ?

A.     Cùng đi cắt cỏ ở cuối làng, đi chăn trâu.

B.      Cùng nghịch ngợm, chơi các trò chơi trẻ nhỏ.

C.      Cùng nướng cá, bạn nướng cá giỏi như người lớn.

Câu 3. Tác giả nhớ và miêu tả lại cái bến nước ở quê hương qua cảm nhận của những giác quan nào ?

A.     Thị giác và thính giác.

B.      Thính giác và khứu giác.

C.      Cả thị giác, thính giác và khứu giác.

Câu 4. Câu nào dưới đây là câu ghép ?

A.     Bấy giờ, tôi còn là một chú bé lên mười.

B.      Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn bó với cái bến nước của làng.

 + CN1: Nhà tôi.

 + VN1: ở một làng ven sông.

 + CN2: tuổi thơ tôi.

 + VN2: đã gắn bó với cái bến nước của làng.

=> Được ngăn cách bởi dấu ','. Là Câu ghép vì có 2 cụm CN-VN trở lên.

C.      Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi.

Câu 5. Trong đoạn văn : “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.”. Từ chúng nó được dùng để chỉ ai ?

A.     Những thằng bạn cùng lớp.

B.      Người lớn.                             C.  Những người đi đánh cá về.

Câu 6. Hai câu văn “Ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn. Chúng nó thường kéo tôi đi lên phía cuối làng, chỗ tôi vẫn cắt cỏ hàng ngày, lấy mũi dao bới đất thành một cái bếp lò, vơ cỏ khô đốt lên và đặt xâu cá nệp chạm vào đầu ngọn lửa.” được liên kết với nhau bằng cách nào ?

A.     Dùng từ ngữ đồng nghĩa để thay thế các từ ở câu đứng trước.

B.      Lặp từ ngữ đã dùng ở câu trước.

C.      Dùng đại từ thay thế cho từ ngữ ở câu trước.

 

Câu 7. Ý của đoạn cuối bài văn là gì ?

A.     Tác giả miêu tả khung cảnh đồng quê vào mùa hè.

B.      Tác giả nhớ lại cảm giác khoan khoái khi nằm cạnh sọt cỏ ngắm nhìn cây gạo mùa hoa đỏ và đàn sáo đen.

C.      Tả cánh đồng và cây gạo quê tác giả vào buổi chiều.

 

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ?

A.     Mũi dao.

B.      Mũi con mèo.

C.      Mũi em bé hơi hếch.

 

Câu 9. Dòng nào sau đây chỉ các tính từ ?

A.     Nướng, bứt.

B.      Đỏ rực, tanh nồng.

C.      Lưới, bếp lò.

 

Câu 10. Dòng nào dưới đây chỉ các từ đồng nghĩa với từ yên tĩnh ?

A.     Tĩnh tại, bình tĩnh, tĩnh mịch.

B.      Tĩnh lặng, trầm tĩnh, yên vui.

C.      Tĩnh mịch, tĩnh lặng, yên lặng.

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II II.Đọc thầm (4 điểm)Chiếc láChim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. – Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn? – Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II II.

Đọc thầm (4 điểm)

Chiếc lá

Chim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. – Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn? – Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ. Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? – Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. – Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. – Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: "Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia." Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?

A. Hoa, lá.

B. Hoa, lá, chim sâu.

C. Chim sâu, gió, hoa, lá.

2
13 tháng 7 2019

Chọn C

11 tháng 12 2021

Trả lời ;

Những sự vật trong câu chuyện được nhân hóa là : C. Chim sâu , gió , hoa , lá .

A. Hoa , lá .

B. Hoa , lá , chim sâu .

C. Chim sâu , gió , hoa , lá .

 Nhớ k cho chị nha.