K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5

mật ong

 

1 tháng 5

a đag cần gấp ạ

Câu 7. Tác giả nói: "Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống" A.    Vì lời ru của mẹ ngọt ngào, tha thiết và thể hiện tình yêu con sâu sắc. B.    Vì lời ru được so sánh với người mẹ vĩ đại trong trái tim con. C.    Vì người con thích mẹ hát ru cho mình dễ ngủ trong mỗi đêm. D.    Vì lời ru được nhân hóa, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc. Câu 8....
Đọc tiếp

Câu 7. Tác giả nói:

"Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống"

A.    Vì lời ru của mẹ ngọt ngào, tha thiết và thể hiện tình yêu con sâu sắc.

B.    Vì lời ru được so sánh với người mẹ vĩ đại trong trái tim con.

C.    Vì người con thích mẹ hát ru cho mình dễ ngủ trong mỗi đêm.

D.    Vì lời ru được nhân hóa, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc.

Câu 8. Thông điệp mà tác giả Xuân Quỳnh muốn gửi gắm đến người đọc qua bài thơ "Lời ru của mẹ" là

            A. công lao sinh thành, nuôi dưỡng của mẹ đối với con vô cùng to lớn.

            B. hãy quan tâm, thấu hiểu những vất vả của mẹ, trân trọng thời gian của mẹ.

C. cha mẹ không đồng hành và đi cùng con mãi trên mọi chặng đường.

 

D. hãy yêu thương mẹ vì tình mẫu tử là thiêng liêng, sâu nặng và cao quý nhất.

0
Câu 7. Tác giả nói: "Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống" A.    Vì lời ru của mẹ ngọt ngào, tha thiết và thể hiện tình yêu con sâu sắc. B.    Vì lời ru được so sánh với người mẹ vĩ đại trong trái tim con. C.    Vì người con thích mẹ hát ru cho mình dễ ngủ trong mỗi đêm. D.    Vì lời ru được nhân hóa, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc. Câu 8....
Đọc tiếp

Câu 7. Tác giả nói:

"Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống"

A.    Vì lời ru của mẹ ngọt ngào, tha thiết và thể hiện tình yêu con sâu sắc.

B.    Vì lời ru được so sánh với người mẹ vĩ đại trong trái tim con.

C.    Vì người con thích mẹ hát ru cho mình dễ ngủ trong mỗi đêm.

D.    Vì lời ru được nhân hóa, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc.

Câu 8. Thông điệp mà tác giả Xuân Quỳnh muốn gửi gắm đến người đọc qua bài thơ "Lời ru của mẹ" là

            A. công lao sinh thành, nuôi dưỡng của mẹ đối với con vô cùng to lớn.

            B. hãy quan tâm, thấu hiểu những vất vả của mẹ, trân trọng thời gian của mẹ.

C. cha mẹ không đồng hành và đi cùng con mãi trên mọi chặng đường.

 

D. hãy yêu thương mẹ vì tình mẫu tử là thiêng liêng, sâu nặng và cao quý nhất.

0
15 tháng 4 2018

+) Điều đó được thể hiện trong đoạn thơ trên là: Tuổi thơ thật vui vẻ, hồn nhiên, trong sáng, luôn cùng xoay xunh quanh những câu chuyện cổ tích, có những ông bụt, bà tiên, hay tình người, tình nhân đạo. Những câu chuyện cổ tích đó mang đến cho thế giới tuổi thơ những điều thật kì diệu. Nó chắp cánh cho tuổi thơ tình mẹ thật đằm thắm, những lời du của mẹ thật ngọt ngào, chan chứa tình mẹ bao la rộng lớn đủ để cho con có được hạnh phúc tuổi thơ. Những câu chuyện mẹ kể chắp cánh cho con tình yêu quê hương, đất nước- một thứ tình cảm không thể diễn tả bằng lời. Những câu chuyện được kể khi con đang nằm ngủ, nhưng câu hát ca dao mang bao tình cảm, cho con một giấc mơ thật đẹp.

Chúc bn học tốt !

11 tháng 5 2021

cảm ơn, tớ cx đang cần

Trong cuộc sống có một thứ âm thanh ghi vào hồn người sâu chặt, nghĩa tình nhất là lời ru vủa mẹ. Lời ru ngọt ngào, sâu lắng da diết ấy cho con những giấc ngủ, bình yên thanh thản và say nồng. Lời ru của mẹ được chắt lọc bằng cả sự yêu thương, sự hi sinh và cả sự tần tảo. Lời ru ấy còn chứa chan những câu chuyện cổ tích xa vời mà thân thuộc,những lời dạy dễ hiểu mà sâu...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có một thứ âm thanh ghi vào hồn người sâu chặt, nghĩa tình nhất là lời ru vủa mẹ. Lời ru ngọt ngào, sâu lắng da diết ấy cho con những giấc ngủ, bình yên thanh thản và say nồng. Lời ru của mẹ được chắt lọc bằng cả sự yêu thương, sự hi sinh và cả sự tần tảo. Lời ru ấy còn chứa chan những câu chuyện cổ tích xa vời mà thân thuộc,những lời dạy dễ hiểu mà sâu sắc. Từ những câu chuyện Tấm cám, cô bé lọ lem, rồi đến những câu ca dao chứa đựng những bài học đạo lí làm người mà bồi đắp lên tâm hồn con những điều trong trẻo, tinh khiết, ấm áp, đẹp đẽ nhất. Lời ru ngọt ngào của mẹ làm cho chúng ta sống lại với tuổi thơ của mình, giúp chúng ta luôn tự tin vững bước trên con đường dài của cuộc đời mỗi người. Cảm ơn mẹ vì lời ru bởi mỗi lần con kho khăn, đau khổ hay thất bại chỉ cần nghĩ về lời ru con như được tiếp thêm sức mạnh thần kì để vươn lên và vượt lên tất cả một cách nhẹ nhàng nhất, Cảm ơn lời ru của mẹ.

Nêu nội dung của đoạn văn

 

3
2 tháng 7 2019

Nội dung : nói về lời ru

3 tháng 7 2019

Cảm ơn bạn

24 tháng 9 2021

- BPTT so sánh:

"Như ngọt ngào cơn gió

Như nồng nàn cơn mưa"

- Tác dụng: 
+ Về nội dung: thể hiện một cách cảm động tình mẫu tử, trong trẻo, ngọt ngào, da diết như cơn gió, cơn mưa.
+ Về nghệ thuật: tạo nhạc điệu cho đoạn thơ.

 

20 tháng 8 2018

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao.

 (Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Tuổi thơ của con thật diệu kì và trong sáng bởi con được sống trong ăm ắp lời ru ngọt ngào của mẹ. Điều đó được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên.

                                                                   Bài làm

+) Điều đó được thể hiện trong đoạn thơ trên là : Tuổi thơ thật vui vẻ , hồn nhiên , trong sáng , luôn cùng xoay quanh những câu chuyện cổ tích , có những ông bụt , bà tiên , hay tình người , tình nhân đạo . Những câu chuyện cổ tích đó mang đến cho thế giới tuổi thơ những điều thật kì diệu . Nó chắp cánh cho tuổi thơ tình mẹ đằm thắm , những lời du của mẹ thật ngọt ngào , chan chứa tình mẹ bao la rộng lớn đủ để cho con có được hạnh phúc tuổi thơ . Những câu chuyện mẹ kể chắp cánh cho con tình yêu quê hương , đất nước - một thứ tình cảm không thể diễn tả bằng lời . Những câu chuyện được kể khi con đang nằm ngủ , những câu ca dao mang bao tình cảm , cho con một giấc mơ thật đẹp .

11 tháng 7 2020

trả lời

"Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao".
Mẹ là tuổi thơ của con. Nhờ có mẹ mà cuộc đời của con trở nên đẹp như câu chuyện cổ tích. Tác giả ví lời mẹ như dòng sông ngọt ngào, và dòng sông ấy đã đưa con đi khắp thế gian. Lời của mẹ cùng với chiếc võng ru con vào những giấc ngủ, đưa con đến với những thế giới tươi đẹp. Bốn câu thơ cho thấy được lòng mẹ vô cùng bao la và mẹ đã làm cho đứa con của mình thêm yêu đất nước bằng những câu ca dao ngọt ngào. Mẹ chính là tất cả của con.

*Ryeo*

17 tháng 12 2017

 Ngoài tình thương yêu bao la của bố mẹ dành cho, em còn sống và lên trong lời ru êm ái và tình thương của ngoại nữa. Đêm nào, em cũng đi sâu vào giấc ngủ một cách ngon lành bởi những câu chuvện cổ tích thần kì của bà.

   Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm vì bà đã hi sinh cả đời cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.

   Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi,, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:

   -    Thế rồi sao nữa hả bà?

   Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bò Vàng. Ngày lại qua ngày dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bò Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉcủa bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.

   Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.



 

2 tháng 2 2019

tiếng gấu gọi

30 tháng 11 2019

A. Mở bài:

- Bài thơ “khúc hát ru..” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị - Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

B. Thân bài:

1. Phân tích tình cảm của người mẹ Tà Ôi trong khúc hát ru thứ nhất

a. Người mẹ Tà Ôi là một người mẹ giàu tình thương con và giàu lòng yêu nước.

- Người mẹ ấy luôn địu con trên lưng trong lúc làm việc, dù cho công việc có nặng nhọc, dù mẹ có vất vả thì em Cu Tai vẫn luôn bên mẹ:

“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ độiNhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêngMồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”

Sự sóng đôi của từ “nghiêng” trong câu thơ giàu chất tạo hình đã vẽ lên hình ảnh người mẹ đang giã gạo chày tay trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày nghiêng, kéo theo giấc ngủ con nghiêng. Nhịp chày giã gạo thực ra nó không nghiêng nhưng vì giấc ngủ của em bé không được ngay ngắn như đặt trên giường mà phải dựa vào tấm lưng người mẹ lúc lên xuống phải chao đảo, dập dờn nên nghiêng lệch hẳn đi. Người mẹ ấy vẫn để Cu Tai có giấc ngủ trọn vẹn trên lưng mẹ. Tưởng như trong từng động tác của nhịp chày giã gạo cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm.

- Bằng ngòi bút tả thực, tác giả giúp người đọc nhận ra mồ hôi mẹ rơi “nóng hổi”, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ, nhận ra tấm lòng mẹ mênh mông trong hình ảnh mẹ con không cách xa:

“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi và tim hát thành lời”

- Nghệ thuật nhân hoá đã diễn tả sâu sắc và cảm động tình mẹ yêu con. Người mẹ Tà ôi lấy thân mình làm nôi, vai gầy làm gối và ru con không chỉ bằng lời ru thông thường như mọi lời ru của cuộc sống thanh bình mà ru con bằng lời ru thầm từ trái tim, từ tình yêu con tha thiết sâu thẳm trong lòng mẹ. Âm vang lòng mẹ cất thành lời ru đầy xúc cảm..

- Lòng yêu con gắn liền với tình thương bộ đội: “Mẹ thương A -Kay, mẹ thương bộ đội”

Điệp ngữ “mẹ thương” xuất hiện trong câu thơ ngắt hai vế đều đặn đã cho thấy người mẹ thương con như thương bộ đội, lòng yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.

- Vì thế nên trong những lời mẹ ru con ta thấy được những ước mơ của mẹ:

“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân”

→ Người mẹ Tà Ôi mong có gạo để nuôi bộ đội, mong con khôn lớn để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội bởi cuộc sống của những người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn. -> Điều ước ấy thật chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo cho kháng chiến.

2. Phân tích khúc hát ru thứ 2.

Hình ảnh người mẹ Tà Ôi với công việc lao động sản xuất trên chiến khu.

“Mẹ tỉa bắp trên núi Ka -lưi”Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”

- Sự tương phản giữa “lưng núi” và “lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ lao động giữa núi rừng mênh mông.

- Đặc biệt trong đoạn này có hai câu thơ rất gợi cảm:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

“Mặt trời của mẹ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Nếu như mặt trời của bắp đem lại hạt mảy hạt chắc thì em Cu Tai là mặt trời của mẹ. Cu Tai là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi giữ lòng tin yêu, hy vọng và ý chí của mẹ trong cuộc sống.

- Sự sống của A -Kay cũng là sự sống của buôn làng. Bởi thế cũng rất tự nhiên khi: “ mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói”. Dân làng đang đói khổ - cuộc sống của người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn, mẹ muốn cưu mang, chia sẻ. Sức mạnh của tình thương yêu cộng đồng sẽ giúp mẹ vượt lên tất cả. Bàn tay mẹ cần mẫn “trỉa bắp”, gieo mầm sự sống với niềm mong mỏi thật bình dị:

“con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.Mai sau con lớn phát mười ka-lưi”.

Tình cảm thương yêu ấy đã thăng hoa trong những ước mơ về sự sống buôn làng – mong được mùa và chứa đựng niềm mong ước về tương lai của con- có sức khoẻ làm nương giỏi. Đó là một điều ước giản dị, chân thật, chính đáng của người mẹ Tà Ôi.

⇒ Tình thương gắn liền với những điều ước đó đã nói với ta về một người mẹ giàu tình thương người và luôn biết sống vì người khác.

3. Phân tích khúc hát ru thứ 3.

- Cảm hứng của khúc hát ru cuối gắn liền với hiện thực khốc liệt và khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống ở chiến khu Trị - Thiên. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không chỉ yêu thương con mà còn hành động vì tình yêu một cách dứt khoát mạnh mẽ:

“Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừng.Mẹ địu em đi để giành trận cuốiTừ trên lưng mẹ em tới chiến trường”

- Hai động từ “đi” đã gợi tả tư thế chủ động với những công việc tiếp sức chiến đấu: “chuyển lán, đạp rừng”. Con người trong tư thế đối mặt với kẻ thù, quyết tâm chiến đấu giữ đất, giữ rừng. Người mẹ thật can đảm và dũng cảm cùng với “anh trai cầm súng, chị gái cầm chông” và “em Cu -Tai cũng theo mẹ vào trận cuối”.Những câu thơ hừng hực tinh thần bất khuất của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên, đem lại cảm hứng lạc quan của cuộc chiến đấu chống Mĩ. Sự trưởng thành từ nhận thức đến hành động của mỗi con người đã được khẳng định bằng hai câu thơ thật khoẻ khoắn:

“Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngTừ trong đói khổ, em vào Trường Sơn”

- Người mẹ Tà-Ôi muốn góp công sức của mình vào việc bảo vệ Tổ Quốc bởi giặc Mĩ với dã tâm “đuổi ta phải dời con suối”- không để cho gia đình, bản làng của mẹ được sống bình yên.

⇒ Từ tình thương con, thương bộ đội đến tình thương làng, thương đất nước, ta thấy tình thương của mẹ ngày càng rộng mở, người mẹ thật giàu đức hi sinh.

- Đó là cơ sở cho những ước mơ thật đẹp:

“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.Mai sau con lớn làm người Tự do”

Trong tình cảm của người Tà -ôi cũng như của những người con Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thì Bác Hồ - người cha của dân tộc luôn là nguồn động viên, là biểu tượng của chiến thắng, là hình ảnh của đất nước tự do. Bởi vậy mong được gặp Bác là cảm xúc thường trực,dù cho lúc này Bác đã mất, bởi lẽ chỉ có thống nhất mẹ mới được ra với Bác. Giấc mơ đẹp gắn liền với ước mơ giành trọn vẹn non sông, thoả lòng Bác mong. Lời ru kết lại cùng hình ảnh em Cu -Tai của tương lai là “người Tự do” của một đất nước hoà bình. Đó cũng là mong ước chung của nhân dân, của những người Việt Nam yêu nước.

⇒ Người mẹ Tà Ôi quả là một người mẹ yêu nước nồng nà và luôn tha thiết với độc lập tự do của Tổ Quốc.

C. Kết luận:

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên trung dũng kiên cường, thuỷ chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà ôi.

- Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.