K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Câu chuyện thú vị về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây: người đàn ông nước ngoài ăn phở Việt Nam. Họ không biết cách dùng đũa, loay hoay một hồi thì được bác chủ quán hướng dẫn cách cầm đũa nhưng vẫn không học được. Vì thế, bác đã cắt nhỏ phở giúp cho vị khách nước ngoài.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Câu chuyện: Như chưa hề có cuộc chia ly

Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, hiện sống ở Bình Phước. Năm 1972, trong một lần giận cha, bà bỏ nhà đi. Đến năm 1975, bà quay lại Tây Ninh tìm người thân nhưng lúc này gia đình đã dọn đi nơi khác.

Bà dùng số tiền dành dụm từ làm thuê, đi tìm gia đình trong 2 tuần nhưng không gặp. Sau đó, bà Thủy trở lại TP.HCM làm thuê, cuộc sống khó khăn nên không có khả năng tìm kiếm. Năm 2009, bà gửi thư về Như chưa hề có cuộc chia ly để nhờ tìm gia đình.

Người bà mong muốn tìm là người mẹ kế Lương Thị Thời và các em. Ngày xưa, bà được bà Thời che chở, bảo bọc. Chương trình đã mất 12 năm tìm kiếm. Ngày đoàn tụ với người mẹ kế và các em khiến bà không cầm được nước mắt. Bà chưa từng nghĩ sau gần 50 năm thất lạc có thể gặp lại người thân.

Bà Nguyễn Thị Thủy Vân, 1 trong 4 người em thất lạc của bà Thủy, liên tục xin lỗi vì ngày xưa ức hiếp chị mình do được cưng chiều. Tình cảm mẹ con, chị em ngày trùng phùng khiến người chứng kiến cũng phải sụt sùi theo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lê Lợi – Lê Thái Tổ đã thành lập một đội quân chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh năm 1418.

- Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách. Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy đến tháng 12-1427 Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau. Nhưng người đọc có thể nghe được cả câu hỏi của Giám mục và câu trả lời của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.

- Tác dụng: Làm tăng nhịp độ đối thoại và làm nổi bật cách làm chủ tình hình và cách nói năng thân mật đi thẳng vào lòng người của nhân vật Giám mục Cri-xan-phơ, tạo bước chuyển trong các cư xử của mọi người với cậu bé.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng 3 vấn đề cần có trong tình yêu là “hiểu”, “biết”, “gặp”.

+ Hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu.

+ Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh.

+ Gặp là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu.

⇒ Ba yếu tố trên là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Những so sánh thú vị về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau: thuyền và bến, biển và sóng…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pe-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pe-xcốp. Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Người đã nhìn ra và đánh thức tài năng thiên phú của cậu bé ngay trước lớp học.

- Nhận xét cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện:

+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó.

+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp.

+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp thể hiện tiếng nói, tâm tình của Pê-xcốp và các học sinh cùng lớp với cậu bé.

+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê – xcốp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết nổi bật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, man rợ.

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng, trau dồi lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh không dễ dàng: Pê-xcốp luôn khao khát chiến thắng phần con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Con đường ấy như việc bước dần lên những bậc thang và là một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

- Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” - Pê-xcốpđã giúp thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc, người đọc nhận thức được những khó khăn trên hành trình ấy.

1 tháng 7 2019

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn, tủi nhục khi không đươc quyền nói, quyền lên tiếng bảo vệ mình, phải dựa dẫm vào người khác.