K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

ji

jhgtfffff

17 tháng 5 2021

1a. 

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu."

1b. Tác phẩm "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu.

2. Gợi ý

- Tư tưởng nhân nghĩa là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc.

- Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản). Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.

- Từ triết lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường lối, chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. 

- Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

 Câu 2:

1. 

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ: "Hãy mở cửa sổ ra cho thoáng nào!"

2.

(1) Kiểu câu: trần thuật

Hành động: kể

(2) Kiểu câu: cầu khiến

Hành động: đề nghị

3. Các chữ đều thanh bằng sắp xếp theo trật tự nhất định tạo sự uyển chuyển, mềm mại.

 

26 tháng 8 2019

Đáp án

Hs xác định đúng kiểu câu, hành động nói trong đoạn văn (1 điểm)

    + Câu (1): Câu trần thuật – Hành động trình bày

    + Câu (2): Câu cầu khiến – Hành động điều khiển

1 tháng 4 2021

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

1 tháng 4 2021

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

11 tháng 5 2018

Đáp án

1.

a. Hoàn chỉnh bài thơ (0,5 điểm)

    Ta nghe hè dậy bên lòng

    Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

    Ngột làm sao, chết uất thôi

    Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b. Khổ thơ trên nằm trong tác phẩm “Khi con tú hú” (sáng tác 7/1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ – Huế) (0,5 điểm)

2.

* Về mặt kĩ năng:

– Đảm bảo viết thành đoạn văn ngắn, biết cảm nhận về câu thơ diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp.

* Về mặt kiến thức:

Nội dung trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi (0,5 điểm)

    + Cốt lõi của nhân nghĩa chính là yên dân, trừ bạo. Bạo ở đây chính là giặc và những thế lực trong nước gây bất ổn cho dân chúng. Kẻ bạo ngược lúc bấy giờ là giặc Minh

– Tư tưởng “nhân nghĩa” là lấy dân làm gốc, yêu thương dân.

Nhân nghĩa là khái niệm của đạo đức Nho giáo, khi nói về đạo lí, về cách ứng xử tình thương giữa người với người

    + Nguyễn Trãi tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa với theo lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc, đó là tư tưởng tiến bộ

22 tháng 2 2022

Câu 1 :Văn Bản :Ông Đồ .

Tác giả  Vũ Đình Liên .

Thể thơ :Ngũ Ngôn

Câu 2 

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm!

Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy,

Qua đường không ai hay,

Lá vàng rơi trên giấy!

Ngoài giời mưa bụi bay.

Câu 3 

Tham Khảo 

Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:

Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dưng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.

Câu 4 

 “Giấy đỏ buồn không thắm"

“Mực đọng trong nghiên sầu"

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có...
Đọc tiếp

Bài tập 3: Cho câu thơ: “Ta nghe hè dậy bên lòng…”

1. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

2. Đoạn thơ em vừa chép có trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

3. Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ em vừa chép.

4. Ở đầu và ở cuối bài thơ em vừa chép có một âm thanh được lặp lại. Đó là âm thanh nào? Cùng là âm thanh đó nhưng mỗi lần lắng nghe, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại có sự khác nhau như thế nào? Vì sao?

5. Chép lại nguyên văn một câu cảm thán trong đoạn thơ em vừa chép và cho biết có những dấu hiệu nào khiến em nhận ra đó là câu cảm thán.

6. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 8-10 câu phân tích tâm trạng của người chiến sĩ – thi sĩ  được thể hiện qua khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và trạng ngữ (Gạch chân và chỉ rõ)

0
20 tháng 6 2019

a )    Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

        Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu !

b) Tác phẩm : Khi con tu hú 

Tác giả : Tố Hữu

c ) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải....

20 tháng 6 2019

a) Chép  tiếp các câu thơ :

'' Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! ''

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú , Của Tố Hữu.

c) Ý nghĩa:Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......

d)       Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

Câu 4 :Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Như nước Đại Việt ta từ trước,……………………………….Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai)Câu 1:Chép  hoàn thành  đoạn thơ trên? Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?Câu 2:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.Câu 3:Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau, cho biết...
Đọc tiếp

Câu 4 :Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

……………………………….

Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai)

Câu 1:Chép  hoàn thành  đoạn thơ trên? Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?

Câu 2:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 3:Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau, cho biết tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ của các từ in đậm:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.

Câu 4:Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng-Phân-Hợp làm rõ chân lí để khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước Đại Việt? Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và trợ từ. (gạch dưới câu phủ định và trợ từ đó).

1
15 tháng 7 2021

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.” 

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Bình Ngô đại cáo, tác giả là Nguyễn Trãi

Hoàn cảnh sáng tác: