K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2020

Phép thế: con cá sống được thay thế bằng "con cá lửa ấy".

4 tháng 2 2021

Bạn học rồi thì tự xác định chứ !!! -_-

Chúc học tốt

^_^

4 tháng 2 2021

TN:dưới những nhát búa hăm hở của anh

CN:con cá lửa ấy

TN:phần còn lại

Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và...
Đọc tiếp

Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thẫm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

1
6 tháng 12 2017

a) - Có một câu ghép với 4 vế câu:

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,/ nó kết thành… to lớn,/ nó lướt qua… khó khăn, / nó nhấn chìm… lũ cướp nước.

- 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu.)

b) - Có 1 câu ghép với 3 vế câu:

Nó nghiến răng ken két,/ nó cưỡng lại anh,/ nó không chịu khuất phục.

- 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.

c) - Có 1 câu ghép với 3 vế câu:

Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

- Vế 1 và 2 nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.

5 tháng 6 2018

Đọc đoạn văn sau :

Ngày qua,trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông,những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.Thảo quả chín dần.Dưới đáy rừng,tựa như đột ngột,bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót,như chứa lửa,chứa nắng.Rừng ngập hương thơm.Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.Rừng say ngây và ấm nóng.Thảo quả như những đốm lửa hồng,ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới,nhấp nháy vui mắt.

a,Ghi ra các từ láy có trong đoạn văn .

b,Đoạn văn trên thuộc thể loại miêu tả hay kể chuyện ? Vì sao ?

c,Tại sao nhà văn lại so sánh " Thảo quả như những đốm lửa hồng,ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới nhấp nháy vui mắt " ?

Bài 2. Viết lại các câu đơn thành các câu ghép và ngược lạia, Trong đầm sen thơm ngát, những bóng nón trắng nhấp nhô.………………………………………………………………………………………………b, Khi sân trường chưa một bóng người, tôi đã có mặt để trực nhật.……………………………………………………………………………………………….c, Mỗi người dân là một bông hoa...
Đọc tiếp

Bài 2. Viết lại các câu đơn thành các câu ghép và ngược lại

a, Trong đầm sen thơm ngát, những bóng nón trắng nhấp nhô.

………………………………………………………………………………………………

b, Khi sân trường chưa một bóng người, tôi đã có mặt để trực nhật.

……………………………………………………………………………………………….

c, Mỗi người dân là một bông hoa để cả nước trở thành một rừng hoa.

……………………………………………………………………………………………….

d, Những chú cá say đèn, chúng nhởn nhơ rong chơi.

………………………………………………………………………………………………

e, Một đàn cá thấy ánh sáng nên rủ nhau đến quây quần.

……………………………………………………………………………………………….

g, Đàn cá bị kéo lên bờ, mấy con giãy lên đành đạch vẻ thất vọng.

……………………………………………………………………………………………….

0
13 tháng 8 2021

Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ mục đích ? 

A. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. (Nguyễn Phan Hách)

 B. Để tránh những tia nắng mặt trời, hành lang bao quanh sân đều treo những tấm rèm bằng vải đem về từ Châu Phi.( Theo Harriet Beecher Stowe) 

C. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần hóa thành một con suối lửa lúc trời chiều. (Theo Đoàn Giỏi) 

D. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, ráng chiều bên phía trời tây lại rực lên như màu anh đào. (Sô-lô-khốp)

Nha bn!!

HT!~!

13 tháng 8 2021

Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ mục đích ?

A. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. (Nguyễn Phan Hách)

B. Để tránh những tia nắng mặt trời, hành lang bao quanh sân đều treo những tấm rèm bằng vải đem về từ Châu Phi.( Theo Harriet Beecher Stowe)

C. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần hóa thành một con suối lửa lúc trời chiều. (Theo Đoàn Giỏi)

D. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, ráng chiều bên phía trời tây lại rực lên như màu anh đào. (Sô-lô-khốp)

Câu 1 : Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.Câu 2 : Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:Mùa xuân cây gạo gọi đến...
Đọc tiếp

Câu 1 : Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.

b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.

Câu 2 : 

Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen........................ đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít................ Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 3 : Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."

Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên ?

Câu 4 : 

Cho đoạn văn sau:

"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."

Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 5 : 

Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:

A - đánh đàn .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

B - đánh tiếng  ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

C - đánh giày ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

D- đánh cờ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

E - đánh cá ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

G - đánh chén ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3
23 tháng 11 2017

  Câu a . Dưới ánh nắng là trạng ngữ .

Dòng  sông là chủ ngữ .

Sáng rực lên là vị ngữ

Câu b . Khi mẹ về là trạng ngữ.

Cơm nước là chủ ngữ.

Đã xong xuôi là vị ngữ.

2 tháng 12 2017

y x 8,01 - y : 100 = 38
y x 8,01 - y x 0,01 = 38
y x ( 8,01 - 0,01 ) = 38
y x 8 = 38
y = 38 : 8
mk chắc chắn 
p/s tham khảo nha ^_^

Tuổi thơ của em được gắn  liền với hai chữ "Quê hương" . Đó là nơi có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay những con đường in dấu chân quen ... Nhưng mà nơi gắn bó với em nhất vẫn là dòng sông Hồng chứa đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.Dòng sông Hồng đã là một nơi quá quen thuộc đối với em, dòng sông như một thiên đường chứa bao nhiêu kí ức...
Đọc tiếp

Tuổi thơ của em được gắn  liền với hai chữ "Quê hương" . Đó là nơi có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay những con đường in dấu chân quen ... Nhưng mà nơi gắn bó với em nhất vẫn là dòng sông Hồng chứa đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Dòng sông Hồng đã là một nơi quá quen thuộc đối với em, dòng sông như một thiên đường chứa bao nhiêu kí ức tuổi thơ của em đối với dòng sông. Không rõ nguồn gốc của nó từ đâu, chỉ rõ là nó chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Sông Hồng phải chảy qua bao nhiêu xã, huyện mới tới được Cổ Phúc. Con sông lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng cây xanh xuống đôi bờ.

Buổi sáng, dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, dòng sông ánh lên một ánh nắng chói chang. Ven bờ, một chú cá rô phi hay một chú cò lông Trắng như vôi vẫn lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, chúng em thường rủ nhau ra sông tắm. Bọn em đùa nghịch, vùng vẫy làm nước bắn tung tóe. Cuối sông vang vọng lên tiếng thuyền mày của bác đánh cá làm vang vọng cả khúc sông. Buổi tối đến, ông trăng tròn nhô lên giữa làm sáng rực cả bầu trời. Thật kì lạ, tại sao có tới hai ông trăng, một ông trăng dưới nước, một ông trăng trên trời. Mỗi khi học bài xong, em thường rủ em trai với mấy em hàng xóm ra bờ sông thả diều. Vừa nghỉ ngơi lại được hưởng gió từ sông phả lên. Lòng em sung sướng vô cùng.

Em rất yêu quý dòng sông. Nó như một chiếc máy ảnh lưu giữ bao nhiêu kí ức tuổi thơ của em với dòng sông và mãi sau này, em cũng không thể quên được những kí niệm tuổi thơ đáng nhớ đó.

P/S: Nhờ các cao thủ rút gọn bài văn lại hộ tui với (Bài văn khi rút gọn vẫn phải đủ bar phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Dù rút gọn như nào vẫn phải có mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng. Bài văn phải đủ 16 câu hoặc trên 16 câu.)

1

để ngày mai tui T.I.C.K cho các cao thủ nhé, chứ bây giờ tui phải đi ngủ rồi, Tôi hứa là ngày mai tôi T ick không sót 1 ai luôn

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt - Đề 1Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng...
Đọc tiếp

Đề thi học kì 1 lớp 5 môn tiếng Việt - Đề 1

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."

Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.

Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:

đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.

Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.

b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.

Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."

Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?

1
26 tháng 12 2018

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."

Láy âm đầu : không khi , râm ran . 

Láy vần : thung lũng 

Láy cả âm lẫn vần : lành lạnh , phành phạch , lanh lảnh , te te .

Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:

đánh đàn : dùng tay gẩy nhẹ dây đàn .

đánh tiếng : ko biết

đánh giày : cầm cái bàn chải để quết chất đen lên đôi giày cho nó mới , sáng bóng

đánh cờ : chơi bộ bàn cờ

đánh cá : bắt con vật ở dưới biển gọi chung là cá 

đánh chén : ăn 

Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a, Dưới ánh trăng,/ dòng sông // sáng rực lên.

            Trạng ngữ       /     Chủ ngữ         //      Vị ngữ

b, Khi mẹ về, / cơm nước  // đã xong xuôi.

         Trạng ngữ /    Chủ ngữ     // Vị ngữ

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồn,/ cả nhà//ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

                              Trạng ngữ   / Chủ ngữ      //                              Vị ngữ

d, Buổi sáng, / núi đồi, thung lũng, làng bản //chìm trong biển mây mù.

             Trạng ngữ /                      chủ ngữ                           // Vị ngữ 

Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:

Mùa xuân ,cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.

Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."

Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?

Câu cuối ko bt

Hk tốt