K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2022

* Thuận lợi :

Về địa hình :

nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế.
=> Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Về khí hậu :

 Khí hậu Nghệ An tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển,

=> sản xuất nông nghiệp rất tốt.

Về sông ngòi :

Có tiềm năng lớn , có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

Về đất đai :

 Đất đai thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp.

+ Đất đai tạo nên những vùng cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Khó khăn :

Về địa hình :

Địa hình là ở Nghệ An là 1 trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. 

Về khí hậu :

+ Mưa bão nhiều .

Về sông ngòi :

+ Lưu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc làm cho việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn.

Về đất đai :

+ Phải có chế độ bảo vệ nguồn nước và chống xói mòn tốt mới duy trì được hiệu quả sử dụng đất ở vùng đất cao. 

26 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hiện nay có 7 con sông lớn nhỏ chảy qua Hà Nội bao gồm sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Ngoài ra trong nội đô còn có 2 con sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu cùng các hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.

3 tháng 4 2023

Ở địa phương em, việc bảo vệ môi trường vô cùng quan trọng nên cả xóm cùng bầu ra một bác làm tổ trưởng. Hằng ngày mỗi ngừoi một việc, người thì dọn rác, người thì quét sân, quét lá. Cứ như vậy tổ dân phố em luôn sạch đẹp. Điều đáng nói ở đây là nhờ sự lên kế hoạch tỉ mỉ của bác tổ trưởng và sự phân công rõ ràng cho từng người như:

+Mỗi người quét lá trước cửa nhà mình.

+Đi nhặt chai nhựa bỏ vào thùng rác tái chế.

+Trồng thêm một số cây xanh nhỏ gọn.

3 tháng 4 2023

cảm ơn bạn nha

 

12 tháng 3 2022

.-. tui đâu phải người Hà Nội nên ai người Hà Nội trả lởi đê

21 tháng 4 2023

Nghề truyền thống là một phần không thể thiếu của văn hóa và lịch sử của mỗi quốc gia. Tại Hà Nội, nghề truyền thống cũng có giá trị đặc biệt và được bảo tồn và phát triển.

Các nghề truyền thống tại Hà Nội bao gồm:

Điêu khắc: Hà Nội có nhiều làng nghề điêu khắc nổi tiếng như làng nghề Đông Kinh Nghĩa Thục, làng nghề Phúc Tân, làng nghề Nghi Tàm, vv. Các sản phẩm điêu khắc được tạo ra từ gỗ, đá, ngọc, vv. và được sử dụng để trang trí các công trình kiến trúc, nội thất, vv.

Làng gốm: Hà Nội có nhiều làng gốm nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, làng gốm Phù Lãng, làng gốm Thổ Hà, vv. Các sản phẩm gốm sứ được tạo ra từ đất sét và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng thủ công mỹ nghệ: Hà Nội có nhiều làng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như làng nghề Lạc Tấn, làng nghề Hàng Bè, làng nghề Hàng Gai, vv. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tạo ra từ các nguyên liệu như lụa, vải, tre, đồng, vv. và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng đúc đồng: Hà Nội có nhiều làng đúc đồng nổi tiếng như làng nghề Đông Sơn, làng nghề Ngu Xá, vv. Các sản phẩm đúc đồng được tạo ra từ đồng và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng thêu: Hà Nội có nhiều làng thêu nổi tiếng như làng nghề Quất Động, làng nghề Ninh Hiệp, vv. Các sản phẩm thêu được tạo ra từ lụa, vải và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Những nghề truyền thống này không chỉ có giá trị văn hóa lịch sử mà còn có giá trị kinh tế, góp phần vào phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

24 tháng 12 2021

30

24 tháng 12 2021

Hiện nay, Hà Nội được phân thành 30 đơn vị hành chính cấp quận/ huyện

23 tháng 11 2021

Nguồn: Wikipedia
Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Thời kỳ 12 sứ quân, nơi đây là địa bàn chiếm đóng của sứ quân Nguyễn Khoan.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km², dân số 470.000 người, gồm 9 huyện: Bình Xuyên, Đa Phúc, Đông Anh, Kim Anh, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Yên Lãng.

Năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Bảo Đại đứng đầu mà đại diện là Thủ hiến Bắc Việt cũng hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành một tỉnh mới nhưng lại lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc Yên. Tên gọi này chỉ tồn tại đến giữa năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết và đất nước tạm thời bị chia đôi, theo đó chính quyền Quốc gia Việt Nam chuyển vào miền Nam.

Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957, lại trở về với tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 1 tháng 2 năm 1955, tái lập 2 thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên.

Ngày 7 tháng 6 năm 1957, thị trấn Bạch Hạc chuyển sang tỉnh Phú Thọ và hợp nhất với thị trấn Việt Trì để trở thành thị xã Việt Trì (nay là thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ).

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng, Nguyên Khê, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn), xã Kim Chung của huyện Yên Lãng, thôn Đoài xã Phù Lỗ (phía nam sông Cà Lồ) của huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.[7]

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.

Ngày 26 tháng 6 năm 1976, chuyển thị xã Phúc Yên thành thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Yên Lãng.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc thành huyện Vĩnh Lạc; hợp nhất 2 huyện Lập Thạch và Tam Dương thành huyện Tam Đảo; hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng thành huyện Mê Linh; hợp nhất 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh thành huyện Sóc Sơn.[8]

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Sóc Sơn; thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên của huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội quản lý.[9]

Ngày 26 tháng 2 năm 1979, tái lập huyện Lập Thạch và sáp nhập phần còn lại của huyện Mê Linh (sau khi chuyển thị trấn Phúc Yên và 18 xã về Hà Nội quản lý) vào các huyện Tam Đảo và Vĩnh Lạc.[10]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, chuyển lại huyện Mê Linh đã lấy của thành phố Hà Nội năm 1978 về tỉnh Vĩnh Phú quản lý.[11]

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện: Vĩnh Tường và Yên Lạc.[12]

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997[13]. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Lập Thạch, Mê Linh, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Tháng 6 năm 1998, tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên.[14]

Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập thị xã Phúc Yên (tách ra từ huyện Mê Linh) và huyện Tam Đảo mới (tách 3 xã của huyện Lập Thạch, 4 xã của huyện Tam Dương, 1 xã của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên).[15]

Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố Vĩnh Yên.[16]

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô.[17]

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, chia huyện Lập Thạch thành 2 huyện: Lập Thạch và Sông Lô[18].

Ngày 7 tháng 2 năm 2018, chuyển thị xã Phúc Yên thành thành phố Phúc Yên.[19]

Tỉnh Vĩnh Phúc có 2 thành phố và 7 huyện như hiện nay.

22 tháng 3 2023

Ở Hà Nội có hàng chục làng nghề rất thú vị và nổi tiếng nhưng làng nghề mà em thích nhất là " làng gốm Bát Tràng" đây là một làng nghề rất nổi tiếng ở Hà Nội, phần lớn các đồ gốm ở toàn Việt Nam đều được sản xuất tại đây, làng gốm Bát Tràng ở thị xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Tỉnh Hà Nội. Gốm được sản xuất tại đây rất tốt bền, và tuyệt vời nhất là ở tính thẩm mĩ của các đồ gốm được tạo ra ở đây. Làng gốm Bát Tràng nầy có lịch sử rất lâu đời đã có từ thời Lý, một làng gốm nổi tiếng có giá trị quan trọng trong kinh tế, xã hội, và văn hóa của người dân địa phương thậm trí còn có các bài thơ nói về làng gốm Bát tràng đó là bài: Nghệ nhân Bát Tràng của Hồ Minh Hà,... đây là một làng nghề quan trọng đáng tự hào của người dân ở Bát Tràng và cũng là làng nghề mà em yêu thích nhất.