K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2017

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.1. Em: Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ?2. Anh: Anh rất khâm phục anh ấy.3. Em: Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn...
Đọc tiếp

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.

1. Em: Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ?

2. Anh: Anh rất khâm phục anh ấy.

3. Em: Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ?

4. Em: Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh: Anh tin em sẽ làm được điều ấy.

6. Em: Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh: Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em?

8. Anh: Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

1
5 tháng 4 2018

Hướng dẫn giải:

6. Em : Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em ?

3. Em : Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ.

2. Anh : Anh rất khâm phục anh ấy.

4. Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh tin em sẽ làm được điều đấy.

1. Em : Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp cho con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?

8. Anh : Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu truyện ' Bàn chân kì diệu :1.Em :Anh ơi , ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?2.Anh :Anh rất khâm phục anh ấy 3.Em : Vâng , đúng đấy anh ạ , đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân . Đúng là...
Đọc tiếp

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu truyện ' Bàn chân kì diệu :

1.Em :Anh ơi , ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?

2.Anh :Anh rất khâm phục anh ấy 

3.Em : Vâng , đúng đấy anh ạ , đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân . Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ

4.Em : Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ , em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà

5.Anh:Anh tin em sẽ làm được điều ấy .

6.Em :Anh ơi ! Hôn nay đi học em nghe được câu chuyện ' Bàn chân kì diệu ' anh ạ .

7.Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyện Ngọc Ký phải không em ?

8.Anh:Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấu !

GIÚP MÌNH VÓI , MÌNH ĐANG CẦN GÁP

1
18 tháng 11 2018

1.Em :Anh ơi , ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?  -5

2.Anh :Anh rất khâm phục anh ấy  - 4

3.Em : Vâng , đúng đấy anh ạ , đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân . Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ - 3

4.Em : Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ , em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà - 6

5.Anh:Anh tin em sẽ làm được điều ấy .- 7

6.Em :Anh ơi ! Hôn nay đi học em nghe được câu chuyện ' Bàn chân kì diệu ' anh ạ . - 1

7.Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyện Ngọc Ký phải không em ? - 2

8.Anh:Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấu! 8

13 tháng 6 2017
Dùng câu hỏi để làm gì ? Dùng trong những tình huống nào ?
a) Để tỏ thái độ khen, chê

M: - Em gái em học mẫu giáo mang về phiếu"Bé ngoan". Em khen bé: "Sao bé ngoan thế nhỉ?"

- Em gái của em bê chén cơm nhưng vô ý làm đổ, mẹ em trách : “Sao mà sơ ý thế hả con?"

b) Để khẳng định, phủ định

M: - Hè này em muốn đi học võ. Bạn em bảo: "Học võ làm gì? Học bơi không thiết thực hơn à?"

- Em rủ bạn em cuối tuần đến sinh hoạt tại câu lạc bộ “Họa sĩ nhí" em hỏi bạn: ‘‘Bạn rảnh mà, đúng không ?”

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

M: - Em trai em nghịch quá, khiến em không tập trung học bài được. Em bảo:"Em ra sân chơi cho chị học bài được không?"

- Em mượn bạn quyển sách, em hỏi . “Cho mình mượn quyển sách được không ?

28 tháng 12 2021

câu B nha

28 tháng 12 2021

Trả lời

B

Học tốt

24 tháng 5 2020

Thứ bảy mỗi tuần lớp em lại tổ chức một buổi sinh hoạt để tổng kết lại những điểm mạnh điểm yếu trong tuần vừa qua và triển khai công việc trong tuần kế tiếp. Buổi sinh hoạt luôn có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm.
Các bạn trong ban cán sự lớp lần lượt báo cáo về tình hình học tập của lớp trong tuần qua. Những ưu điểm là các bạn đều đi học đúng giờ trang phục chỉnh tề, khăn quàng đỏ đầy đủ. Trong tuần vừa qua có nhiều bạn được điểm cao. Như bạn Minh Hằng được 10 trong giờ toán, bạn Minh Nguyệt được 10 trong kiểm tra miệng môn anh văn... Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được cũng có một vài bạn mắc lỗi quên vở bài tập ở nhà khiến thầy cô giáo không hài lòng. Giờ văn hôm thứ ba có hai bạn nói chuyện riêng là cho cô giáo dạy tiết văn hôm đó phải dừng lại mất 10 phút để chỉnh đốn lại trật tự lớp.
Trong khi lớp trưởng báo cáo lại tổng kết những thành quả đạt được trong tuần qua cả lớp đều lắng nghe. Ai mà bị nhắc tới trong danh sách khuyết điểm đều cúi đầu xấu hổ cảm thấy mình đã làm ảnh hưởng tới tập thể lớp. Sau khi lớp trưởng báo cáo xong cô chủ nhiệm yêu cầu bạn thư ký buổi họp ghi chép lại thật đầy đủ để cô còn gửi tài liệu về cho gia đình. Cô cũng trò chuyện cùng các bạn mắc lỗi nhắc nhở các bạn nên chú ý hơn trong giờ học không nên nói chuyện riêng hay quên vở để làm ảnh hưởng tới điểm thi đua của cả lớp. Các bạn đều hứa với cô lần sau sẽ không tái phạm
Sau buổi sinh hoạt chúng em ra về, những ai cũng hứa với lòng mình phải cố gắng hơn nữa để trở thành con ngoan trò giỏi không để thầy cô cha mẹ phải buồn lòng vì mình.

#Yuuki

31 tháng 5 2020

bạn Quỳng Anh là lớp trưởng.Bạn ấy học giỏi trong top 5 của lớp. Bạn lên để báo cáo về lớp

1 tháng 2 2021
B)Mong các bạn có thể ra chỗ khác nhảy dây! C) Tiết mục đơn ca của bạn Hải hay quá! A) Mong mọi người nói nhỏ một chút ạ! (D mình chưa nghĩ ra)
Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0
I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

164

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.