K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ BÀI

Câu 1. (3,0 điểm)

            Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

            “Mọi người thường nói: “Vì thất bại này mà giấc mơ của tôi đã tan thành mây khói.”. Nhưng ước mơ không bao giờ chạy trốn. Người chạy trốn thường lại là chính bản thân bạn. Lý do là bởi thất bại không phải là vấn đề, mà qua việc thừa nhận thất bại đó, chúng ta học được điều gì. Một lần thất bại là một lần đau đớn, một lần đau đớn là một lần trưởng thành. Và sự trưởng thành đó đưa chúng ta đến gần giấc mơ của mình hơn.”

           (Trích “Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu”, Rando Kim, trang 103, NXB Hà Nội năm 2019).

1. (0,5 điểm) Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

2. (0,5 điểm) Xác định phép tu từ trong câu sau: “Nhưng ước mơ không bao giờ chạy trốn”

3. (1,0 điểm) Hãy chỉ ra từ ngữ có tác dụng liên kết giữa hai câu văn sau, và cho biết ý nghĩa của từ ngữ ấy: “Mọi người thường nói: “Vì thất bại này mà giấc mơ của tôi đã tan thành mây khói.”. Nhưng ước mơ không bao giờ chạy trốn.

4. (1,0 điểm) Em rút ra cho mình được bài học gì sau khi đọc phần trích trên? (Trả lời ngắn gọn trong khoảng 5 câu).

Câu 2. (2,0 điểm)

            Từ nội dung của phần trích trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về việc bản thân cần chấp nhận sự thất bại để thành công trong cuộc sống.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại. Trong "Tamud" có câu: "Thất bại không phải là hết,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ở Israel, đa số cha mẹ đều tìm cơ hội để nói với con cái rằng: Một lần thất bại không chứng minh bản thân mình vô dụng, chỉ có không dám đối mặt hoặc sớm nhận thua mới là người thất bại thực sự, chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại. Trong "Tamud" có câu: "Thất bại không phải là hết, trừ phi bạn nhận thua", người Do Thái tin rằng thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ là không biết tự thức tỉnh sau thất bại. Có một số người mất đi tất cả của cải từng có, nhưng đây không phải là thất bại hoàn toàn, chỉ cần không từ bỏ, dám kiên trì làm lại, như vậy sẽ có hi vọng thành công, chỉ có người dễ dàng bỏ cuộc và không biết đúc rút kinh nghiệm từ thất bại mới bị coi là kẻ thất bại thực sự. Thất bại đối với người Do Thái là điều bình thường. Điều họ coi trọng không phải là thất bại, mà chính là sự nỗ lực và thành công của bản thân sau thất bại đó. Cha mẹ Do Thái dạy con có thái độ đúng đắn với thất bại, biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã. Việc tự đánh giá, thức tỉnh bản thân sẽ giúp chúng ta tìm được điểm yếu để thay đổi, từ đó nâng cao nhận thức và khả năng làm việc. Do vậy, cha mẹ thường giáo dục con cái rằng, vấp ngã không hề đáng sợ, điều đáng sợ là sau khi vấp ngã không có dũng khí đứng dậy.

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

2. Dựa vào đoạn trích trên, người Do Thái coi trọng điều gì?

3. Em hiểu như thế nào về câu nói "chỉ cần mình không bỏ cuộc, dũng cảm kiên trì, thì thất bại hoàn toàn có thể biến thành một lần thất bại"?

4. Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên là gì?

5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về tầm quan trọng của việc biết tự đứng lên sau mỗi vấp ngã.

GIÚP EM VỚI Ạ! EM ĐANG CẦN GẤP!

0
Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc...
Đọc tiếp

“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”

                                      ( Trích: “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đăng Tâm)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên.

Câu 2( 0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì.

Câu 3: ( 1 điểm): Vì sao chỉ có chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên?

Câu 4( 1 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn.

4
25 tháng 5 2018

đây là ngữ văn lớp 9 nhưng mik lp 7 

và mik sẽ lm thử nhé ! 

a, phương thức biểu đạt là :

tự sự và biểu cảm 

b, nội dung :

kể lại và trình bày cảm xúc của mik trong giấc mơ đó .

~~ để mik nghĩ típ ~~ 

25 tháng 5 2018

vậy bạn biết phương thức biểu đạt chính là j ko?

Đề 6:Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi...
Đọc tiếp

Đề 6:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

        Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

           Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

          (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

 Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

0
Nhà văn Ha-mu-ki Mu-ra-ha-mi trong cuốn " Tôi nói gì khi nói về chạy bộ " đã viết:" Với tôi, chạy bộ là rèn luyện đồng thời là một ẩn dụ. Chạy ngày này qua ngày khác, tích góp các cuộc đua, từng chút  một tôi nâng cao chuẩn. Và bằng cách thức vượt qua từng mức độ mà tôi nâng mình lên. Ít nhất thì đó là lí do tôi dốc hết sức mình ngày này qua ngày khác để naagn cao tầng mức của riêng...
Đọc tiếp

Nhà văn Ha-mu-ki Mu-ra-ha-mi trong cuốn " Tôi nói gì khi nói về chạy bộ " đã viết:" Với tôi, chạy bộ là rèn luyện đồng thời là một ẩn dụ. Chạy ngày này qua ngày khác, tích góp các cuộc đua, từng chút  một tôi nâng cao chuẩn. Và bằng cách thức vượt qua từng mức độ mà tôi nâng mình lên. Ít nhất thì đó là lí do tôi dốc hết sức mình ngày này qua ngày khác để naagn cao tầng mức của riêng mình, tôi không phải là người chạy giỏi, hoàn toàn không. Tôi ở một mức bình thường -  hay có lẽ giống như tầm thường hơn. Nhưng vận động không phải ở đấy, vận động là ở chỗ tôi có hoàn thiện hơn ngày hôm qua hay không. Trong chạy cự li dài thì đối thủ duy nhất ta phải đánh bại là chính ta, chính cái cung cách cũ của ta.

a) Phương thức biểu đạt chính là gì ?

b) Người viết nói gì về đi bộ.

c) Những từ ngữ nào chứng tỏ :" Với tôi, chạy bộ là rèn luyện ".

d) theo em chạy bộ ẩn dụ cho điều gì ?

e) Đọc câu cuối của đoạn văn. Hãy trình bày suy nghĩ của em từ 5-7 dòng.

0
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích trả lời các câu hỏi bên dưới:

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, trang 4-5, tập hai, Nxb Giáo dục, 2015)

a. (1.0 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn nêu lên ý chính của đoạn trích.

b. (0.5 điểm) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính nào?

c. (1.0 điểm) Từ "trọc phú" trong đoạn trích trên dùng để chỉ loại người nào?

Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích.

d. ( 2.5 điểm) Ngày Sách Việt Nam là ngày nào? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay.

1
29 tháng 4 2020

a)PTBĐ: Nghị luận

-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''

b) Thao tác lập luận chính : chứng minh

c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện

Khởi ngữ : in đậm

" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."

d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.