K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2023

Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc. 

31 tháng 7 2023

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

25 tháng 11 2023

Tham khảo!

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ở các làng quê truyền thống Bắc Bộ thường có luỹ tre xanh, cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình. Một số làng còn có đền, chùa, miếu,...

+ Cổng làng là cửa ngõ ra vào làng, là nơi người dân dừng nghỉ chân, hóng mát, cũng là nơi trẻ em tụ tập, cùng vui đùa,...

+ Cây đa tạo bóng mát thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, hoặc ở vị trí trung tâm, bên cạnh các di tích lịch sử - văn hoá.

+ Giếng làng trước đây là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho dân làng.

+ Đình là nơi thờ Thành hoàng, thường được xây dựng ở vị trí trung tâm. Sân đình là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá chung của làng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Một số công trình tiêu biểu trong địa đạo Củ Chi, gồm: hầm ở, hầm hội họp, hầm giải phẫu, hầm chứa lương thực và vũ khí, lỗ thông hơi, ổ chiến đấu, giếng nước, bếp Hoàng Cầm.

- Mô tả các công trình:

Hầm quân y, hầm giải phẫu: được sử dụng như một trạm xá để chữa trị cho các thương binh. Bên trong hầm có các giường bệnh nhỏ và tủ để đựng các vật dụng cứu thương.

Hầm chông: được xây dựng như một cái bẫy quân địch, được nguỵ trang bằng lá cây, cỏ tự nhiên. Hầm chông được bố trí nhiều ở các cửa hầm.

Bếp Hoàng Cầm: có không gian hẹp gồm tủ gỗ, củi khô, nồi niêu,... Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đặc điểm này giúp làm tan loãng khỏi bếp toả ra khi nấu ăn, nhằm tránh sự phát hiện của quân địch.

26 tháng 11 2023

- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộcÊ Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...

- Vai trò của cồng chiêng:

+ Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,...

+ Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Lễ hội đua voi:

+ Được tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

+ Phần lễ thường sẽ có lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi,... Phần hội được diễn ra với các phần thi voi chạy tốc độ trên cạn và chạy dưới nước.

+ Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

- Lễ mừng lúa mới:

+ Là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch hằng năm, sau khi thu hoạch lúa.

+ Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

+ Lễ mừng lúa mới là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Nguyên cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, sống ấm no ở các buôn làng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng. Nhà Rông có vai trò chính là nơi để hội họp, tiếp khách,... Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá. Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Những dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…

- Cồng chiêng thường được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên, như: lễ Mừng lúa mới, lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành.....

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Đời sống vật chất:

Nguồn lương thực chính của cư dân Việt cổ là thóc gạo, chủ yếu là gạo nếp.

+ Người Việt cổ ở nhà sàn, đi lại chủ yếu bằng thuyền.

+ Về trang phục: nam thường đóng khố, cởi trần; nữ mặc váy và áo yếm.

+ Người Việt cổ biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, làm thuỷ lợi....

- Đời sống tinh thần:

+ Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần như: thần Sông, thần Núi,...

+ Người Việt cổ còn có các phong tục như: tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...

+ Vào những ngày hội, mọi người thường hoá trang, vui chơi, nhảy múa,...