K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Một số công trình tiêu biểu trong địa đạo Củ Chi, gồm: hầm ở, hầm hội họp, hầm giải phẫu, hầm chứa lương thực và vũ khí, lỗ thông hơi, ổ chiến đấu, giếng nước, bếp Hoàng Cầm.

- Mô tả các công trình:

Hầm quân y, hầm giải phẫu: được sử dụng như một trạm xá để chữa trị cho các thương binh. Bên trong hầm có các giường bệnh nhỏ và tủ để đựng các vật dụng cứu thương.

Hầm chông: được xây dựng như một cái bẫy quân địch, được nguỵ trang bằng lá cây, cỏ tự nhiên. Hầm chông được bố trí nhiều ở các cửa hầm.

Bếp Hoàng Cầm: có không gian hẹp gồm tủ gỗ, củi khô, nồi niêu,... Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đặc điểm này giúp làm tan loãng khỏi bếp toả ra khi nấu ăn, nhằm tránh sự phát hiện của quân địch.

9 tháng 8 2023

Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi).

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những công trình tiêu biểu ở Hội An: 

Chùa Cầu Nhật Bản
Nhà cổ Phùng Hưng
Hội quán Phúc Kiến
Điểm nổi bật của các công trình:

Chùa Cầu Nhật Bản: Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

Hội quán Phúc Kiến: Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống.
Nhà cổ Phùng Hưng: Nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng. Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán với chỗ bán hàng, kho hàng và phòng thờ.

Tham khảo

- Mô tả bệnh viện dã chiến: Bệnh viện dã chiến nằm ở tầng cuối cùng trong lòng địa đạo. Nơi đây có hầm giải phẫu, các cơ sở vật chất y tế phục vụ cuộc kháng chiến.

- Mô tả bếp Hoàng Cầm:

+ Bếp Hoàng Cầm là một loại bếp đặc biệt, mang tên người sáng tạo ra nó.

+ Điểm độc đáo của loại bếp này là làm hạn chế tối đa khói toà lên trên mặt đất khi nấu, không để đối phương phát hiện.

+ Bếp được sử dụng phổ biến trong địa đạo, nằm ở tầng trên cùng, cách mặt đất khoảng 3 m.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Phố cổ Hội An lưu giữ được gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ như: nhà cổ, hội quán người Hoa, Chùa Cầu,...

♦ Nhà cổ:

+ Các nhà cổ ở Hội An được xây dựng từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, phổ biến là nhà một tầng hoặc hai tầng, có chiều ngang hẹp và chiều sâu tương đối lớn.

+ Không gian kiến trúc nhà gồm: nơi buôn bán, nơi sinh hoạt và nơi thờ tự.

♦ Hội quán người Hoa

+ Hội quán là nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi thờ các vị thần của người Hoa.

+ Các hội quán ở Hội An được xây dựng trên nền đất rộng, cao ráo, quay mặt về hướng nam và mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa; tiêu biểu là các hội quán: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam,...

♦ Chùa Cầu

+ Chùa Cầu tương truyền do thương nhân Nhật Bản ở Hội An xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII.

+ Chùa Cầu được làm bằng gỗ, hình vòng cung, mái lợp ngói âm dương, hai bên đều có hành lang cho du khách dừng chân ngắm cảnh,...

26 tháng 11 2023

- Địa đạo Củ Chi gồm hệ thống công sự ngầm, hầm bí mật được nguy trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm. Phía trên địa đạo được bố trí dày đặc mìn và các hầm chông, cạm bẫy. Dưới lòng đất là cả một hệ thống phòng thủ với các công trình tiêu biểu như: hầm giải phẫu, bếp Hoàng Cầm, khu hầm xưởng chế tạo vũ khí, bệ bắn,..

+ Hầm chông: được xây dựng như một cái bẫy quân địch, được nguỵ trang bằng lá cây, cỏ tự nhiên. Hầm chông được bố trí nhiều ở các cửa hầm.

+ Bệnh viện dã chiến nằm ở tầng cuối cùng trong lòng địa đạo. Nơi đây có hầm giải phẫu, các cơ sở vật chất y tế phục vụ cuộc kháng chiến.

+ Bếp Hoàng Cầm là một loại bếp đặc biệt, mang tên người sáng tạo ra nó. Điểm độc đáo của loại bếp này là làm hạn chế tối đa khói toả lên trên mặt đất khi nấu, không để đối phương phát hiện. Bếp được sử dụng phổ biến trong địa đạo, nằm ở tầng trên cùng, cách mặt đất khoảng 3 m.

31 tháng 7 2023

Tham khảo~

Danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu của Cố đô Huế:

- Sông Hương, núi Ngự: là 2 thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Cùng với sông Hương, núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.

- Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

- Chùa Thiên Mụ: chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế.

- Các lăng của vua Nguyễn: Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn. Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.

 Danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu của Cố đô Huế:

1:Sông Hương, núi Ngự: là 2 thắng cảnh nổi tiếng của đất cố đô. Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua thành phố Huế và đổ ra cửa biển Thuận An. Dọc theo hai bờ sông có các cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Cùng với sông Hương, núi Ngự góp phần tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Núi Ngự không chỉ là nơi che chắn cho kinh thành Huế mà còn là nơi có thể ngắm sông Hương và toàn cảnh Huế.

2:Kinh thành Huế: là một công trình đồ sộ, có kiến trúc đặc sắc, với 3 vòng thành, lần lượt là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

3:Chùa Thiên Mụ: chùa nằm bên bờ bắc sông Hương với hai công trình kiến trúc chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được vẻ uy nghiêm, cổ kính góp phần vào vẻ đẹp của Cố đô Huế. - Các lăng của vua Nguyễn: Các lăng của vua Nguyễn được xây dựng ở những khu vực cao, trên đồi lớn. Với kiến trúc độc đáo, chạm khắc tỉ mỉ, các lăng vua Nguyễn trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Khuê Văn Các: được xây dựng vào năm 1805, có 8 mái, 2 tầng và một nóc ở trên. Các cửa sổ tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, Bốn mặt của Khuê Văn Các có các câu đối ca ngợi nền văn hóa dân tộc.

- Nhà bia Tiến sĩ: được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi. Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.

Cảm nghĩ về truyền thống hiếu học: Học là quá trình lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người, chính vì thế mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn có tinh thần ham học hỏi, luôn cố gắng rèn luyện để phát triển cho bản thân, là người công dân có ích cho gia đình và cho xã hội. Chính vì thế có thể thấy rằng, tinh thần hiếu học của nhân dân ta thật vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Tấm lòng hiếu học hiểu theo nghĩa đen là tinh thần ham học hỏi, luôn rèn luyện hết mình vì sự phát triển của tương lai, đất nước, mở mang những nguồn tri thức mới cho cá nhân, là người công dân có ích cho xã hội. Hiếu học là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, nó biểu hiện những truyền thống cao đẹp của dân tộc, truyền thống hiếu học biểu hiện ở việc luôn ham học hỏi, sáng tạo để tích lũy lấy kinh nghiệm cho bản thân, gia đình và xã hội.

9 tháng 8 2023

Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc. 

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Lễ hội Cầu Ngư: Lễ hội thường được tổ chức từ 12 tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch hàng năm, tùy thuộc mỗi địa phương. Phần lễ với nghi thức quan trọng nhất là cúng Cá Ông, tương truyền đã giúp đỡ ngư dân lúc gặp nạn. Phần hội chủ yếu là các trò chơi dân gian đặc trưng của cư dân vùng biển như đua thuyền, lắc lúng, bơi lội, đan lưới, kéo co,...