K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Từ thế kỉ XVI, cùng với công cuộc khai hoang, lấn biển để mở rộng diện tích canh tác trên phần lãnh thổ phía bắc của chính quyền Lê - Trịnh là quá trình khai phá Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía nam.

- Ở khu vực Nam Trung Bộ:

+ Năm 1611, phủ Phú Yên được thành lập (gồm hai huyện: Tuy Hòa và Đồng Xuân).

+ Năm 1653, chính quyền chúa Nguyễn lập dinh Thái Khang (gồm 2 phủ: Thái Khang và Diên Ninh).

+ Năm 1693, chúa Nguyễn đặt trấn Thuận Thành (sau đổi thành phủ Bình Thuận).

- Ở khu vực Nam Bộ:

+ Năm 1623, chúa Nguyễn cho lập các trạm thu thuế ở Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay).

+ Năm 1698, phủ Gia Định được thành lập (gồm 2 huyện Phước Long và Tân Bình).

+ Cuối thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn đã sáp nhập các vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp,… vào lãnh thổ Đại Việt.

♦ Tại những vùng đất mới, các chúa Nguyễn huy động nhân dân khai hoang và cho phép người dân sở hữu ruộng đất mà họ khai khẩn được.

14 tháng 9 2023

Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

- Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

- Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập

- Năm 1698, Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

- Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.

+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

+ Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

+ Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất và đặt ra các loại thuế.

Tham khảo:

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

Tham khảo

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.

+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

- Ở Đàng Trong:

+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.

+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.

♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...

- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...

♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Nội thương:

+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.

+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.

- Ngoại thương:

+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...

+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

- Đô thị:

+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).

+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

 

 

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo
Những địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII là Anh, Pháp, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ.

14 tháng 9 2023

- Nội thương: 

+ Mạng lưới chợ được hình thành

+ Nhiều đô thị xuất hiện, khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII như Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường

- Ngoại thương: Phát triển, hình thành nhiều trung tâm buôn bán lớn 

+ Đàng Ngoài: Phố Hiến (Hưng Yên)

+ Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),…

+ Nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền thi hành chính sách hạn chế ngoại thương

13 tháng 8 2023

Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:
- Gió mùa đông (tháng 11- tháng 4 năm sau): lạnh, khô. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc. Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế.
- Gió mùa hạ (từ tháng 5 - tháng 10): nóng, ẩm, chủ yếu có hướng tây nam.

Tham khảo

* Nguyên nhân:

- Do nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong và gió mùa.

- Hoạt động của gió mùa lấn át gió Tín phong nên trong năm nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.

* Gió mùa mùa đông:

- Phạm vi hoạt động: Từ vĩ tuyến 16◦B trở ra Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa đông, khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống đã tạo cho miền bắc nước ta có một mùa đông lạnh ⇒ Miền Bắc có mùa đông lạnh.

+ Vào cuối mùa đông: khối khí di chuyển xuống phía nam bị suy yếu nên Tín phong hoạt động mạnh gây mưa lớn cho ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

* Gió mùa mùa hạ:

- Phạm vi hoạt động: từ 16◦B trở vào Nam.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Hướng: Tây Nam.

- Biểu hiện:

+ Vào đầu mùa hạ: Khối không khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương đến nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi di chuyển đến vùng ven biển Trung Bộ và khu vực phía Nam Tây Bắc gây hiệu ứng phơn làm thời tiết hanh khô.

+ Vào giữa vào cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán Cầu Nam) cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả nước.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Tình hình chính trị

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.

+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;

+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.

- Hậu quả:

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.

+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Tình hình kinh tế

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.

+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.

- Hậu quả:

+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.

+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.

+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.

+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.

♦ Tình hình xã hội

- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.

- Hậu quả:

+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.