K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

 

 

14 tháng 9 2023

Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

- Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

- Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập

- Năm 1698, Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

- Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.

+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

+ Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

+ Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất và đặt ra các loại thuế.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vào khoảng đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù nam suy yếu và bị Chân Lạp xâm chiếm, trên danh nghĩa, vùng đất Nam Bộ của Việt Nam ngày nay thuộc quyền quản lí của triều đình Chân Lạp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, triều đình Chân Lạp hầu như không thể quản lí được vùng đất này, vùng đất Nam Bộ bị bỏ hoang từ thuở đó.

- Từ Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp ngày nay, xuống phía Nam, sang bên kia sông, dọc theo những vùng đất bên bờ Tây sông Hậu cho đến Mũi Cà mau,…là những vùng đầm lầy, những mảng rừng đước, kênh, rạch quanh co, chằng chịt.

- Tình trạng hoang vu này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến cuối thế kỉ XVI, khi có sự xuất hiện và khai phá của người Việt. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức nhiều đợt di dân vào khai hoang, lập ấp ở các vùng đất ở phía Nam. Trong quá trình khai phá ấy, người Việt phải đối mặt với bao gian khó, hiểm nguy luôn rình rập. Nhưng với ý chí quyết tâm, kiên cường, bất khuất và tinh thần lao động cần cù, các thế hệ người Việt đã viết nên những trang sử hào hùng về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền, bảo vệ và phát triển vùng đất Nam Bộ, góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Câu ca dao phản ánh giai đoạn đầu của quá trình khai khẩn đất hoang, mở rộng bờ cõi. Người dân được khuyến khích đến những vùng đất hoàn toàn xa lạ, hoang vu, để xây dựng cuộc sống mới, phát triển kinh tế, dần dần biến những vùng đất hoang thành các trung tâm giao thương sôi động.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á

- Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca. Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

- Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực:

+ Hà Lan cai trị In-đô-nê-xi-a (Indonesia);

+ Anh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar)

+ Pháp đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương.

+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin (Philippines).

- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập, do tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao khôn khéo.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

 Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính, thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng do nhiều nguyên nhân, các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong giai đoạn này vẫn chưa giành được thắng lợi

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Từ thế kỉ XVI, cùng với công cuộc khai hoang, lấn biển để mở rộng diện tích canh tác trên phần lãnh thổ phía bắc của chính quyền Lê - Trịnh là quá trình khai phá Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía nam.

- Ở khu vực Nam Trung Bộ:

+ Năm 1611, phủ Phú Yên được thành lập (gồm hai huyện: Tuy Hòa và Đồng Xuân).

+ Năm 1653, chính quyền chúa Nguyễn lập dinh Thái Khang (gồm 2 phủ: Thái Khang và Diên Ninh).

+ Năm 1693, chúa Nguyễn đặt trấn Thuận Thành (sau đổi thành phủ Bình Thuận).

- Ở khu vực Nam Bộ:

+ Năm 1623, chúa Nguyễn cho lập các trạm thu thuế ở Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay).

+ Năm 1698, phủ Gia Định được thành lập (gồm 2 huyện Phước Long và Tân Bình).

+ Cuối thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn đã sáp nhập các vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp,… vào lãnh thổ Đại Việt.

♦ Tại những vùng đất mới, các chúa Nguyễn huy động nhân dân khai hoang và cho phép người dân sở hữu ruộng đất mà họ khai khẩn được.

14 tháng 9 2023

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1558

Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

Năm 1611

Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1653

Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập

Năm 1698

Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

Năm 1757

Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

(*) Bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam (thế kỉ XVI - XVIII)

Thời gian

Sự kiện chính

Năm 1558

Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa

Năm 1611

Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1653

Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

Năm 1698

Phủ Gia Định được thành lập

Năm 1757

Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay

Cuối thế kỉ XVIII

Chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.

14 tháng 9 2023

Giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống.

Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.

Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ.

Năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên (Hà Tiên- Long Xuyên - Bạc Liêu- Cà Mau ) lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn.

Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành.

Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng

Năm 1803, Vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông. Đặc biệt trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long liên tục tổ chức các hoạt động thăm dò đường biển, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mệnh.

Vua Minh Mệnh đã đẩy hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ Việt Nam trước và sau ông với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng được ông điều động ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa lúc này không chỉ có Thủy quân mà còn có cả Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh, dân phu. Mỗi chuyến ra đi như thế đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc ngoài biển khơi, thuyền phải chạy thẳng về Huế để báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

(*) Tham khảo: Một số hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...

- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).

 

- Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải - đặt dưới sự quản lí của đội Hoàng Sa).

+ Các nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải: khai thác sản vật trên các đảo, quần đảo; bảo vệ, canh giữ các đảo ở Biển Đông; thu gom những hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.

+ Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

+ Thời gian hoạt động của hải đội Hoàng Sa được xác định là khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá của Đại Việt ở vùng đất phía nam:

+ Từ thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn đẩy mạnh các hoạt động di dân, khai phá vùng đất phía Nam.

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ được một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau.

- Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.

+ Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật:

+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất.

+ Ngành luyện kim có nhiều tiến bộ mới, ví dụ: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp luyện sắt thành thép,…

+ Xuất hiện nhiều phát minh mới trên các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, quân sự, thông tin liên lạc,… Tiêu biểu, như: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn, máy thu hoạch lúa mì của Mác Kây, máy điện thoại của A.G.Beo; đại bác, súng trường, tàu vỏ thép trọng tải lớn, ngư lôi,...

- Thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên: xuất hiện nhiều phát minh, khám phá quan trọng, góp phần mang đến hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên và xã hội loài người, như:

+ Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa, giải thích sự đa dạng các chủng loài động, thực vật là do chọn lọc tự nhiên

+ Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền thông qua các thử nghiệm trên thực vật.

+ Năm 1869, Đ. I. Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

+ Năm 1898, 2 nhà khoa học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã tìm ra năng lượng phóng xạ, đặt nền tảng cho ngành nguyên tử học.

 

- Thành tựu tiêu biểu về khoa học xã hội:

+ Các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội như: Khảo cổ học, Nhân chủng học, Xã hội học có những bước phát triển vượt bậc

+ Xuất hiện ngành khoa học mới là Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi.

+ Năm 1848, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen ra đời.