K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2017

ð Đáp án C

21 tháng 2 2017

ð Đáp án C

25 tháng 6 2017

Trong bài bàn về luân lí ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận:

   + Thao tác lập luận bác bỏ

   + Thao tác lập luận phân tích

   + Thao tác lập luận bình luận

18 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Phan Châu Trinh (1872 - 1926) người xã Tam Lộc, thị xã Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó Bảng khoa Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan đi làm cách mạng. Phan Chu Trinh là người chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ Nam triều, cải cách đổi mới mọi mặt làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.

2. Tác phẩm

Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Bài diễn thuyết đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định nguyên nhân mất nước là do dân ta để mất đạo đức, luân lí truyền thống. Phan Châu Trinh cho đạo đức là cái bất biến, còn luân lí là cái có thể thay đổi, vì thế muốn nước ta thoát khỏ thảm cảnh hiện thời thì cần phải cải tổ nền luân lí cũ nát, xây dựng luân lí mới trên nền tảng đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Phan Châu Trinh khẳng định các nước Phương Tây tiến bộ, giàu mạh là do có nền đạo đức, luân lí tương tự với đạo đức, luân lí Khổng - Mạnh. Tư tưởng đó của bài diễn thuyết thể hiện rất tập trung trong đoạn trích này.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đoạn trích gồm 3 phần. Có thể tóm lược ý chính của từng phần như sau:

- Ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội.

- Bên Châu Âu, luân lí xã hội đã phát triển. Ở ta, ý thức về đoàn thể cũng đã có nhưng nay đã sa sút, người nước ta không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, chưa biết hợp sức giữ quyền lợi chung. Bon vua quan không muốn dân ta có tinh thần đoàn thể mà dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, quan lại càng phú quý.

- Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.

2. Bài này được Phan Châu Trinh trình bày trong buổi diễn thuyết tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn vào đêm 19-11-1925 và tất nhiên đối tượng của bài diễn thuyết trước hết là những người nghe tại buổi diễn thuyết đó. Chính vì vậy có thể thấy rằng, cách đặt vấn đề khá thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Vấn đề được trình bày và khẳng định là: ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội.

Để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều". Tiếp đó, lường trước khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả đã khẳng định: "Một tiếng bạn bè không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì".

Cách vào đề này cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

3. Trong phần 2, ở hai đoạn đầu tác giả đã so sánh bên Âu Châu, bên Pháp với bên mình về luân lí xã hội. Theo tác giả, quan nhiệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lí xã hội là ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Tác giả bắt đầu với "cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu" - cái xã hội rất đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn cả thế giới. Còn "bên mình" thì "Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài ngườ", không biết cái nghĩa vụ của mỗi người đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác.

4. Ở các đoạn sau của phần 2 tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích. Tác giả khẳng định, thực ra từ hồi cổ sơ, ông cha ta cũng đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công ích, biết "góp gió thành bão, giụm cây làm rừng". Nhưng rồi lũ vua quan phản động, thối nát "ham quyền tước, ham bả vinh hoa" nên chúng đã tìm cách "phá tan tành đoàn thể của quốc dân". Phan Châu Trinh hướng mũi nhọn đả kích vào bọn chúng, những kẻ mà ông khi thì gọi là "bọn học trò", khi thì gọi là "kẻ mang đai đội mũ", khi lại gọi là "bọn quan lại... Chỉ qua cách gọi tên như thế, chúng ta cũng có thể thấy rõ sự căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh với tầng lớp quan lại Nam triều lúc đó.

Bọn chúng không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, mà trái lại, dân càng tối tăm, khốn khổ thì chúng càng dễ bề thống trị, dễ bề vơ vét. 

Dưới con mắt của Phan Châu Trinh, chế độ vua quan chuyên chế như thế thật vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để. Những hình ảnh gợi tả, lối ví von sắc bén trong đoạn văn này đã thể hiện mạnh mẽ thái độ phủ định đó.

Từ những lập luận trên đây, tác giả khẳng định, chỉ có xóa bỏ chế độ vua quan chuyên chế, gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, "truyền bà chủ nghĩa xã hội" mới là con đường đi đúng đắn, tất yếu để nước Việt Nam có tự do, độc lập, một tương lai tươi sáng.

5. Nổi bật trong bài văn là yếu tố nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, logic, nêu chứng cứ cụ thế, xác thực; giọng văn mạnh mẽ hùng hồn; dùng từ đặt câu chính xác biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.

Bài văn có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận với yếu tố biểu cảm. Tác giả đã phát biểu chính kiến của mình không chỉ bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thía nỗi xót đau trước tình trạng tăm tối, thê thảm của xã hội Việt Nam đương thời.

 

20 tháng 9 2017

ð Đáp án B

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

16 tháng 3 2019

=> Đáp án B

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?

1
17 tháng 1 2018

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Bàn về ý nghĩa của lòng cao thượng đối với tình yêu đôi lứa trong cuộc sống thực từ việc đọc bài thơ “Tôi yêu em” (Puskin)

      Trong bài thơ “Tôi yêu em”, Puskin đã chọn miêu tả một phẩm chất vô cùng đặc biệt của con người khi đứng trước tình yêu - sự cao thượng. Từ đó, tác phẩm cho ta thấy ý nghĩa của lòng cao thượng đối với tình yêu đôi lứa ngay trong cuộc sống thực.

      Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” có một tình yêu tha thiết, mãnh liệt đến vô cùng. Nhà thơ khắc họa sức mạnh của tình yêu thông qua mọi cung bậc từ yêu thương, nhớ nhung đến hờn ghen, thậm chí cả những phút giây tuyệt vọng:

                                                                                                                       Tôi yêu em âm thầm không hy vọng

                                                                                                                       Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

      Dẫu cho đó là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì nhân vật trữ tình vẫn một mực thủy chung. Từng lời thơ đều toát lên sự chân thành, dịu dàng của con người khi đứng trước tình yêu. Điều đau khổ nhất trong tình yêu cũng là yêu mà không được đáp lại. Nỗi buồn trong tình yêu có thể dẫn đến muôn vàn những xúc cảm tiêu cực. Sự cô đơn, tuyệt vọng, ghen tuông có thể bóp nghẹt chính ta và thậm chí cả người mà ta yêu. Thế nhưng, ở đây, từ khi ý thức được tình yêu của mình dành cho cô gái, chàng trai đã chọn một cách yêu vô cùng lý trí:

                                                                                                                       Tôi yêu em đến nay chừng có thể

                                                                                                                       Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

                                                                                                                       Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

                                                                                                                       Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

      Sự cao thượng được thể hiện một cách rõ ràng. Chàng trai ý thức được bản thân rất yêu người con gái cũng như thái độ, tình cảm của cô đối với anh. Anh kìm nén ngọn lửa tình yêu trong mình vì “không để em bận lòng thêm nữa”. Tình yêu không chỉ có những cảm xúc mãnh liệt mà còn cần cả sự tinh tế cùng đức hi sinh.

      Đến khổ thơ cuối, sự cao thượng được đẩy lên cao hơn khi chàng trai dành cho người con gái mình yêu lời chúc phúc:

                                                                                                                       Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm

                                                                                                                       Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

      Điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại để nhấn mạnh tình yêu vô bờ. Thế nhưng, tình yêu cũng trở nên vô nghĩa nếu ta ích kỉ, biến tình cảm của mình thành sợi dây trói buộc đối phương. Chính vì thế, anh đã dành cho cô gái lời cầu chúc: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Tình yêu chân thành, đằm thắm ấy không đối lập với sự hi sinh mà nó chính là khởi nguồn cho tấm lòng cao thượng. Chàng trai đã chọn lùi bước để cô gái hạnh phúc với tình yêu của riêng mình, hy vọng rằng cô gặp được người yêu cô như cách anh đã yêu. Sự cao thượng vừa cho thấy tình yêu sâu sắc, đức hi sinh cùng sự tự trọng của con người trong tình yêu.

      Không chỉ trên trang sách mà ở trong đời sống thực, cao thượng cũng là phẩm chất mà con người cần có trong tình yêu đôi lứa. Nếu những ngọt ngào hay hờn ghen là gia vị của tình yêu thì tấm lòng cao thượng là điều tiên quyết làm nên tình yêu chân chính. Cao thượng được thể hiện ở việc bao dung trước những lỗi lầm của đối phương, thấu hiểu những khó khăn mà người kia phải trải qua, không vì những ham muốn ích kỉ của bản thân mà làm ảnh hưởng đến người mình yêu,… Hơn hết, cao thượng còn là hạnh phúc khi người mình yêu được hạnh phúc.

      Cao thượng mang lại rất nhiều giá trị thiết thực cho tình yêu của mỗi con người. Đức tính này đề ra cho chúng ta một phương cách sống và yêu vô cùng đúng đắn và văn minh. Nhờ có sự cao thượng mà ta biết quan tâm, hi sinh vì người mình yêu. Lòng cao thượng xóa bỏ sự ích kỉ của cái tôi, giúp gắn kết con người. Từ đó mà những người yêu nhau sẽ thấu hiểu và cảm thông cho nhau. Không chỉ vậy, khi bước vào tình yêu với một tâm thế cao thượng, ta sẽ luôn gìn giữ được lòng tự tôn của chính mình, biết cách giữ cho lòng mình thanh thản. Những trái tim cao thượng sẽ tạo ra một tình yêu có giá trị vững bền. Kể cả khi tình yêu không được như ta hy vọng, ta cũng không đánh mất chính mình. Ngược lại, thiếu đi sự cao thượng, tình yêu trong sáng sẽ bị biến chất, trở thành những toan tính hẹp hòi hoặc sự bi lụy đớn hèn.

      Có lẽ, suy nghĩ và hành động cao thượng chính là lời tuyên ngôn trong sáng, chân thành nhất mà mỗi chúng ta có thể dành cho tình yêu của mình. Đó cũng là một cách để trao đi yêu thương và yêu thương chính mình trong cuộc sống.