K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, đồng thời gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội nói chung. Dưới đây là một số loại tệ nạn xã hội và tác hại của chúng:
1. Tệ nạn ma túy:
- Ma túy khiến người dùng mất sức khoẻ, tinh thần bị ảnh hưởng, và có thể bị nhiễm căn bệnh HIV/AIDS không thể điều trị.
- Người nghiện ma túy có thể rơi vào lối sống buông thả, vi phạm pháp luật và phạm tội.
2. Tệ nạn mại dâm:
- Mại dâm là hành vi thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định.
- Đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm gồm: người bán dâm, người mua dâm, người chứa mại dâm, người môi giới mại dâm.
- Tệ nạn mại dâm cũng khiến cho người tham gia dễ mắc phải bệnh HIV/AIDS.
3. Tệ nạn cờ bạc:
- Là hình thức tệ nạn xã hội, mà những người mắc tệ nạn lợi dụng mọi hình thức vui chơi giải trí để sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
- Các hình thức của tệ nạn cờ bạc bao gồm đánh bài, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc, tú lơ khơ, và nhiều loại khác.
4. Tệ nạn mê tín dị đoan:
- Gây tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người tham gia.
5.Tệ nạn rượu bia:
- Gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội.
=> Để giảm thiểu tác hại của tệ nạn xã hội, cần tập trung vào việc khắc phục và hạn chế chúng thông qua giáo dục, tuyên truyền, và thực hiện các biện pháp phòng chống.

12 tháng 4

Tệ nạn ma túy: ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đua vào cơ thể sống, có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể. Gây cho người sử dụng nó có sự lệ thuộc về tinh thần và thể chất. Nếu đã nghiện mà ngừng sử dụng thuốc sẽ bị làm cho vật vã, gây nên những phản ứng sinh lý bất lợi, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người nghiện. 

  • Một số loại ma túy: tự nhiên (thuốc phiện, cần sa, côca), chiết xuất từ thảo mộc (côcain, moocphin, heroin, mêcalin...), tổng hợp (amphetamine,...)

Tệ nạn mại dâm: mại dâm là hành vi nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định. Đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm gồm:

  • Người bán dâm,
  • Người mua dâm,
  • Người chứa mại dâm,
  • Người môi giới mại dâm.

Tệ nạn cờ bạc: là một dạng tệ nạn xã hội, mà những người mắc tệ nạn lợi dụng mọi hình thức vui chơi giải trí để sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất. Các hình thức của tệ nạn cờ bạc bao gồm:

  • Đánh bài (đánh chắn, cua cá, cây ba, tổ tôm, xóc đĩa, đỏ đen, tam cúc, tú lơ khơ...),
  • Chơi lô, đề, sòng bạc kiểu casino;
  • Cá độ bóng đá, các môn thể thao khác;
  • Chơi cờ bạc game online;
  • Chọi gà
- Các tệ nạn xã hội khác như nghiện rượu, đua xe trái phép, nghiện chơi game,... 
18 tháng 4

– Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
– Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
– Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị…
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị…

5 tháng 3 2017

Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều tệ nạn như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thường mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc.

Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu”. Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng tai đến đâu cũng mặc.
Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịu bất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình, có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối như giở tài liệu hay quay cóp…

Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung xấu đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ. Nếu thường xuyên đọc mục Kí sự pháp đình trên báo Tuổi trẻ hay theo dõi báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy có những học sinh phải đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậm chí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể như hỏi mượn một cái gì đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đưa cho chép, thậm chí có khi chỉ vì một cái nhìn. Câu trả lời lạnh tanh của một phạm nhân là học sinh đã đánh bạn đến chết trước Tòa: “Thích thì đánh” là dấu hiệu cảnh báo nạn bạo lực trong học đường cần phải được ngăn chặn và loại trừ tận gốc.


Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh thiếu niên một cách rất tình cờ. Học sinh thường bắt chước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.

Tệ nạn gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe… Đây là nguy cơ trước mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dân tộc và đất nước. Khi đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏ hoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nói tục chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là người thiếu giáo dục, vô văn hóa. Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhân cách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lười nhác, ỷ lại, đối phó, lừa mình, lừa người… tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng. Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủy hoại cuộc đời vì ông bà xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm, hết tiền thì đi vay đi mượn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vào vòng tù tội. Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng xấu tới giống nòi.


Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt các tệ nạn xã hội trong học đường. Trước hết nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn. Sau đó là có các hình thức hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh để cuốn hút và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh phải biết cách giữ mình trước sự cám dỗ ghê gớm của các tệ nạn, chọn bạn tốt để chơi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nếu tất cả học sinh chúng ta cùng đồng thanh nhất trí nói “Không” với các tệ nạn thì chắc chắn môi trường học tập sẽ trong sáng và bản thân mỗi người sẽ giữ gìn được nhân phẩm cao quý của mình, vững bước tiến tới tương lai trên con đường đúng đắn mà mình đã chọn. Nào các bạn! Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn trong học đường và ngoài xã hội để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh.
7 tháng 4 2023

ờm bạn có thể xây dựng 1 vở kịch, trong đó có 1 người vi phạm các quy định về phòng chống tệ nạn xã hội ấy 

10 tháng 2 2022

Tham khảo:

Gia đìnhNhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. - Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

-

- Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết đó là:

+ Bắt cóc trẻ em để buôn bán sang Trung Quốc

+ Bố mẹ đánh nhau rồi li hôn, con bơ vơ một mình không ai chăm sóc.

+ Đánh đập trẻ em dã man và tàn bạo.

Theo em, để hạn chế những hành vi vi phạm về quyền trẻ em, bản thân gia đình cùng như xã hội phải cùng nhau chung tay góp sức lại với nhau. Về phía gia đình, bố mẹ nên sống hòa thuận, yêu thương đùm bọc các con, chăm sóc chu đáo cho các con. Về phía xã hội phải có những việc làm lên án những việc làm vi phạm quyền trẻ em, đưa ra các hình thức xử phạt nặng đối với hành vi xâm phạm đến trẻ em, nhằm che chở và bao bọc cho trẻ em, để trẻ em được vui chơi và phát triển.

10 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em:

Gia đình có trách nhiệm bảo vệ , chăm sóc, nuôi dạy trẻ em…Xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền lợi trẻ em…

- Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết đó là:

+ Bắt cóc trẻ em để buôn bán sang Trung Quốc

+ Bố mẹ đánh nhau rồi li hôn, con bơ vơ một mình không ai chăm sóc.

+ Đánh đập trẻ em dã man và tàn bạo.

12 tháng 3 2019

undefined

7 tháng 5

Tệ nạn xã hội ảnh hưởng như thế nào dsoois với mỗi cá nhân gia đình và xã hội.Cho ví dụ?

Tham khảo:

* Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

* Quyền được chăm sóc:

- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng.

- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

* Quyền được giáo dục:

- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

2.2 Bổn phận của trẻ em:

- Trong gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo,vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ; yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em

- Trong xã hội: yêu quê hương đất nước; có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng và chấp hành pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh; tôn trọng, lễ phép với người lớn; Bảo vệ tài nguyên môi trường; không tham gia tệ nạn xã hội; chăm chỉ học tập rèn luyện đạo đức.

2.3 Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội.

- Cha mẹ (người đỡ đầu) chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em.

- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Có trách nhiệm chăm sóc giáo dục và bồi dưỡng cấc em trở thành người công dân có ích.

12 tháng 5 2022

 

Tham khảo.+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

 

+ Quyền được giáo dục, học tập và phát triển 

 

+ Quyền vui chơi, giải trí

 

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

 

- Bổn phận của trẻ em với bản thân:

+ Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.

+ Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

13 tháng 3 2022

Gia đình hoặc người bảo hộ có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển cuả trẻ.

Nhà nước và xã hội có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ.

 
13 tháng 3 2022

Gia đình: Có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và nuôi dạy trẻ. Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triện của trẻ.

Nhà nước và xã hội: Có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Chăm sóc và bồi dưỡng cho trẻ thành người có ích cho đất nước. 

Tham khảo:

 

a) Sai. Bởi vì bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

b) Đúng. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh.Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..

c) Sai. Bạo lực học đường không những gây ra tác hại về thể chất, mà còn để lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, tinh thần của người bị hại, để lại hậu quả nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

d) Sai. Bởi vì tất cả mọi người đều cần có trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường.

Tự bản thân học sinh phải nhận thức được mối nguy hiểm của bạo lực học đường và trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để tránh.Gia đình phải quan tâm đến con cái nhiều hơn. Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

Tham khảo:

 

a) Sai. Bởi vì bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

b) Đúng. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh.Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..

c) Sai. Bạo lực học đường không những gây ra tác hại về thể chất, mà còn để lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, tinh thần của người bị hại, để lại hậu quả nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

d) Sai. Bởi vì tất cả mọi người đều cần có trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường.

Tự bản thân học sinh phải nhận thức được mối nguy hiểm của bạo lực học đường và trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để tránh.Gia đình phải quan tâm đến con cái nhiều hơn. Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

25 tháng 12 2017

Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong xã hội có giai cấp biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh [1]

Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, bộ máy quan liêu, tảo hôn, ấu dâm v.v...nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.Tệ nạn là một trong những nguyên nhân chính phát sinh ra tội phạm, những đối tượng nguy hiểm cho xã hội. Các tệ nạn xã hội còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

6 tháng 11 2021

tham khảo:

Trẻ sinh non thường có vấn đề về sức khỏe. Hút thuốc có thể gây tổn hại tới sự phát triển phổi và não của em bé. Hút thuốc làm tăng nguy cơ em bé bị dị tật bẩm sinhEm bé của bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai và trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá sau khi sinh có nguy cơ cao bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

cái này cũng tương tự nha bn

6 tháng 11 2021

gây ấn tượng ko tốt, gây hại cho sức khỏe chính mình và mn xung quanh mang thiệt hại về cơ thể, mắc các bệnh về phổi,.... do vậy ở các bệnh viện ngt thường ko cho hút thuốcNo Smoking - Home | Facebook