K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn...

24 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn...

 

26 tháng 1 2018

Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn...

1 tháng 2 2018

Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn...

10 tháng 7 2019

- Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo).

    - Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh...tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

Những trước tác của Hội Tao đàn được ghi chép bằng chữ Hán trong bộ sách:

Thiên Nam dư hạ tập, Quỳnh uyển cửu ca (瓊 苑 九 歌)[16] Minh lương cẩm tú (明 良 錦 繡): Gồm 18 bài, phần đa vịnh các cửa biển từ cửa Thần Phù đến Hải Vân quan. Văn minh cổ súy (文明鼓吹): Tập thơ Lê Thánh Tông cùng các hoàng tử và triều thần viết nhân dịp về bái yết sơn lăng, viếng thăm lăng mộ hoàng tộc để tỏ lòng hiếu kính tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an. Chinh Tây kỷ hành (征西紀行): Tập thơ nhật ký theo lộ trình tiến đánh Chiêm Thành từ năm 1470 đến 1471, gồm 30 bài. Cổ Tâm bách vịnh (古心百詠): Tập thơ họa thơ vịnh sử của nhà Nho đời Minh là Tiên Tử Nghĩa. Các từ thần là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận phụng bình. Thơ đều làm theo thể ngũ ngôn tuyệt cú[17]. Châu cơ thắng thưởng (珠璣勝賞): Vần thơ châu ngọc được viết khi du ngoạn cảnh núi sông danh thắng của đất nước, như chùa Sài Sơn, núi Chiếu Bạch, động Long Quang,... gồm 20 bài. Anh hoa hiếu trị (英華孝治) Cổ kim cung từ thi tập (古今宮詞詩集) Xuân vân thi tập (春雲詩集): 1 tuyển tập các tác phẩm thơ của Lê Thánh Tông, không rõ thời điểm biên tập.

Số lượng tác phẩm thi văn của Lê Thánh Tông thực tế có thể còn nhiều hơn, nhưng còn lại đến nay chỉ có khoảng 350 bài[18].

Ngoài thơ chữ Hán, Lê Thánh Tông còn có khá nhiều thơ Nôm, tập trung chủ yếu trong Hồng Đức quốc âm thi tập (洪 德國音詩集). Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác các bài thơ Nôm của ông. Nhưng bài văn Nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (十戒孤魂國語文) có thể coi là bài văn biền ngẫu có giá trị bậc nhất của thế kỷ XV.

Trong đó, không chỉ ghi chép thơ văn, mà còn ghi chép về lý luận phê bình văn học, về lịch sử, kinh tế, quan chế, địa lý v.v...

Lê Thánh Tông là người dẫn đầu phong trào mới này, cả về nghệ thuật thể hiện, cả về tư tưởng triết học. Thánh Tông di thảo là dấu mốc quan trọng ghi nhận bước trưởng thành của truyện ký Đại Việt viết bằng chữ Hán, ra đời trước cả tập "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ (thế kỷ 16).

Lê Thánh Tông khuyến khích các quan lại và tự mình tích cực sử dụng chữ Nôm như một sự tự tôn và tự cường. Trong một bài thơ Nôm, Lê Thánh Tông tự trình bày mình:

Trống dời canh còn đọc sách

Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.

5 tháng 2 2016

Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn...

5 tháng 2 2016

Về văn học, ông là người lập nên hội Tao Đàn, có nhiều tác phẩm, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán vừa Nôm.VD: Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vị, Thiên Nam dư hạ,.........

câu hỏi là gì vậy bạn!

Lê Thánh Tông (25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ của ông được đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi là Hồng Đức Thịnh Thế, một trong bốn thời kỳ hưng thịnh nhất của triều đại phong kiến Việt Nam.

Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dân đột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 8 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ, đặt niên hiệu là Quang Thuận, sau đổi thành Hồng Đức.

Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]

Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét: "Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Bản thân nhà vua cũng là một người ưa chuộng học vấn, thích ngâm thơ, nghiên cứu và luận bàn kinh sử Nho gia. Ước tính ông có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[6]

Đối với kinh tế, Lê Thánh Tông ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, về ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[7] Nhà vua còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[8] Ông cũng cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[9]

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.

3 tháng 3 2022

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497)  hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

Trị vì: 26 tháng 6 năm 1460 –; 3 tháng 3 năm 1...

Tước hiệu: Thiên Nam Động chủ (天南洞主, 14...

Mất: 3 tháng 3, 1497 (54 tuổi); Điện Bảo Quang, ...

Sinh: 25 tháng 8, 1442; Chùa Huy Văn, Đại Việt

3 tháng 3 2022

Mình cần câu trả lời có thể giải đáp và học hỏi, không cần câu trả lời sao chép y nguyên, thậm chí còn không thèm ghi nguồn... Vậy mình hỏi ở đây làm gì?

28 tháng 9 2019

- Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

    - Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập.

    - Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Cả cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

1 tháng 4 2021

- Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

- Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

 

1 tháng 4 2021

Đề hỏi là chủ trương có hỏi nhận xét như thế nào đây em ! Chú ý nhé

17 tháng 3 2021

Câu 1 

Nguyên nhân thắng lợi:
-Được nhân dân đồng lòng ủng hộ
-Có sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu
-Có đường lối chiến thuật đúng đắn
Ý ngĩa lịch sử:
-Cuốc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh,mở ra một thời kì mới cho đất nước thời Lê Sơ

Câu 2

Trong thời kỳ Lê Thánh Tông nắm quyền, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội chứ không chỉ riêng kinh tế hay giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ này, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man.

Về quân sự, vừa lên ngôi, vua đã ra chỉ thị cho các vệ quân, phủ, trấn phải chỉnh đốn đội ngũ, dạy cho quân lính không quên võ bị. Vua cho tổ chức lại quân đội một cách hùng mạnh và tinh nhuệ hơn, tiếp tục cho thực hiện phép ngụ binh ư nông từ những đời trước, đặt ra các chế độ trưng tập, huấn luyện, chế độ cấp pháp cho quân đội.

Về luật pháp, vua Lê Thánh Tông cho hoàn thiện một bộ luật đồ sộ, tư tưởng dùng luật pháp để trị quốc đặc biệt thành công, đưa nước Đại Việt trở thành nhà nước hùng mạnh, làm kiểu mẫu cho các đời vua sau noi theo.

Về hành chính, vua Lê Thánh Tông tổ chức lại bộ máy hành chính thành 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công với những chức năng riêng. Về phân chia chính quyền các cấp, ông đã xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ dưới thời Lê Thái Tổ, đổi từ 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên. Ngoài ra, Lê Thái Tông còn chỉ thị vẽ các tập bản đồ phục vụ quản lý hành chính và việc học tập.

Về kinh tế, Lê Thánh Tông chủ trương trọng nông nghiệp, đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế. Mọi ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển rực rỡ giúp nền kinh tế Đại Việt nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

Về giáo dục, Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ông cho mở rộng xây mới nhiều nhà học, kho chứa sách; thường xuyên tổ chức thi cử lấy nhiều tiến sĩ và trạng nguyên; tích cực cải tổ giáo dục, ra những chính sách mới nhằm tránh gian lận trong thi cử.

Về văn hóa, Nho học trở nên chiếm ưu thế. Vua chú trọng đến việc biên soạn lịch sử, sách, thơ văn.

Các thành tựu trong nước và ngoại giao của Lê Thánh Tông đã giúp Đại Việt trở thành quốc gia lớn mạnh trong khu vực, được các nước láng giềng kiêng nể. Thời kỳ này thường được gọi là Hồng Đức thịnh trị, vì diễn ra trong những năm Hồng Đức.