K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2019

Ai nhanh tích cho

6 tháng 5 2019

- Người nông dân cày, cấy (năng lượng từ thức ăn)

- Các bạn HS đá bóng, học bài (năng lượng từ thức ăn)

- Chim săn mồi (năng lượng từ thức ăn)

- Máy bơm nước (năng lượng từ điện)

16 tháng 5 2019

1.D

2.Tắt khi không sử dụng

3.Có máu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

4.Không màu, không mùi, không vị

5.Thức ăn, nước uống, nơi ở, các nguồn tài nguyên thiên nhiên

6.Các chất thải

7.Mùa xuân và mùa hạ

8.Phôi; hạt, bầu nhụy

9.Than, đá, dầu mỏ, đồng, sắt, mangan, titan, kim cương, vàng

10.Ruồi:

-Nhộng

-Dòi

-Ruồi trưởng thành

Ếch:

-Trứng ếch

-Nòng nọc

-Ếch con cụt đuôi

-Ếch trưởng thành có đuôi

Bướm cải:

-Trứng

-Sâu cải

-Nhộng

-Bướm cải trưởng thành

25 tháng 10 2020

Ông bố chạy đi tìm con

Cái đồng hồ vẫn chạy tốt

Câu hok hay lắm!Trí tưởng tượng của mik giới hạn bn à!

12 tháng 4 2018

1) chó, mèo, chim,...2) Những vật nuôi này có thể có một số đặc điểm cơ thể, cấu tạo, hình thái, sinh hoạt, bản tính , bản năng sinh tồn ,... giống như động vật hoang dã, mèo thì có vuốt sắt nhọn tương tự như hổ, chó sẽ biết đánh hơi, khi cảm thấy bị đe dọa chúng sẽ phản ứng khá nhạy cảm, thậm chí là rất tiêu cực. Còn đối vs người thì chúng có một mối quan hệ khá mật thiết, quan hệ tình cảm giữa người và vật nuôi, lâu ngày sẽ tạo thành 1 khối, vượt rào cản giữa người và động vật. 3) NẾU ĐỘNG VẬT BỊ TUYỆT CHỦNG sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống cn ng rất nhiều , từ lâu động vật đã rất đa dạng. Nếu bị tuyệt chủng sẽ ko thể cân bằng đc hệ sinh thái. Động vật cung cấp cho cn người SỨC KÉO, CUNG CẤP THỰC PHẨM, Dược liệu, sản phẩm công, nông nghiệp, một số loài có tác dụng tiêu diệt các sinh vật gây bệnh, có giá trị văn hoá, giống vật nuôi, góp nhiều vai trò lớn trong việc nghiên cứu khoa học,...

12 tháng 9 2020

a.Chú chó nhà em đang gặm xương.

b.Chú mèo vui tươi chạy khắp sân.

c.Bà em đang nhóm củi.

d.Chị em đang nhăn nhó khi gặp bài toán khó.

12 tháng 9 2020

a,gặm,nhai,cắn,liếm,....

b,Vui, buồn, giận, …

c,châm, đốt, nhóm, bật,

d.,vui,buồn,mệt..

13 tháng 12 2018

mình đang cần gấp, mình xin các bạn đấy

13 tháng 12 2018

Dàn ý (gợi ý)

   + Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)

   Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

   + Thân bài:

   + Tả hình dáng của em bé:

   Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...

   + Tả hoạt động, sở thích của em bé:

    - Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

    - Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...

    - Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

    - Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

    - Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

   + Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.

Thằng Cu Tí giống như con búp bê, cả nhà em ai cũng cưng nó.

Mới vừa qua thôi nôi vài tuần nên nó còn rất bụ sữa, nước da trắng hồng. Lúc nào nó cũng mang một trái xây hình vuông trên cổ. Tay chân no tròn. Đầu chi lưa thưa một lớp tóc nhuyễn. Hai con mắt long lanh đen như hai hột nhãn. Mỗi khi nó cười để lộ cặp nướu màu hồng tươi với vài cái răng sữa mới nhú nên trông đầy vẻ thơ ngây và rất dễ thương.

Chị Ba em cứ hôn hít thằng Cu Tí luôn, vì nó là đứa con trai đầu lòng của chị. Nó vừa mới tập đi. Cứ mỗi chiều gió mát, chị thường ẵm nó ra sân rồi để đứng xuống đất. Chị lùi ra sau một khoảng, vỗ tay kêu: “Cu Tí, Cu Tí lại đây con”. Nó chập chững vài ba bước bươn tới ngã chồm vào lòng chị. Chị dang hai tay đón lấy con và vuốt ve nựng nịu nó. Thấy mọi người cười khen ngợi, thằng Cu Tí hình như lấy làm thích thú, miệng toe toét kêu ba ba.

Em bắt chước chị Ba, ẵm nó để xuống đất rồi cũng lùi lại. Nó chi lo ngước nhìn xung quanh để trông chờ được tán thưởng, đi chưa được mấy bước đã ngã lăn cù, rồi khóc oà lên. Em lật đật đền cho nó một cái bánh lạt. Nó thò tay lấy và cười rạng rỡ ngay, dù nước mắt hãy còn ướt đẫm. Thật đúng là trẻ con. Khóc đó rồi cười đó.

Nhìn thằng Cu Tí, em chợt nghĩ: có lẽ hồi nhỏ mình cũng thế. Mới biết công lao cha mẹ nuôi con từ thuở ấu thơ đến lúc khôn lớn quả thật là to tát dường nào.

“Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng..”. Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Bống. Bé đang ớ tuổi tập di, tập nói… Bống là cháu gái gọi em bằng cô.

Bé Bống có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm rất dễ thương. Bé thích mặc áo đầm. Bé có làn da trắng hồng, nõn nà, để lộ những mạch máu nhỏ li ti trên khuôn mặt. Nhìn bé, ai cũng muốn ôm bé vào lòng mà hôn lên đôi má phúng phình của em.

Đầu bé Bống hơi thon thả, nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen và xoắn tròn. Đôi mắt to đen, tròn như hai hột nhãn. Mũi bé hơi cao và cái miệng chúm chím rất đễ thương. Chân mày dài, mờ mờ cong, cùng với đôi môi đỏ hồng như có ai thoa son. Đôi cánh tay bé tròn tựa như ống chỉ đầy nguyên. Bàn tay, bàn chân năm ngón mũm mĩm xinh xinh. Em thích cầm đôi bàn tay bé vồ vào má em lúc em bế Bống.

Bé đi chưa vững vậy mà bé rất thích chạy, đôi lúc còn đòi chơi lò cò với chị. Mỗi khi mẹ đi chợ về, bé hay chạv ra đón, chân bước loạng choạng, băng xiên, hai tay vỗ mừng, cười toét miệng gọi mẹ.

Bé Phương hay hát, bạn em đến chơi cùng thường dạy bé hát. Bé hát đôi lần là nhớ được ngay. Nhìn cái miệng duyên dáng hát ca, đôi chân xinh xắn bước chưa vững, em thấy thương bé vô cũng, cứ muốn cắn vào cái miệng bé mỗi lần bé ngồi lên xe gọi “i…o, i… o”.

Bống là niềm vui của gia đình. Vắng bé một buổi là em thấy nhà vắng hẳn đi. Mỗi lần đi học về, em chạy liền đi tìm bé. Em mong bé chóng lớn để được dẫn bé cùng đến trường.

2 tháng 4 2018

Tôi đang say sưa trong giấc trưa thì bỗng meo…meo..” đó là tiếng con mèo tam thể tên Mi Mi mà nhà tôi nuôi cách đây một năm làm tôi giật mình tỉnh giấc.Tôi vuốt ve bộ áo mượt mang ba màu: trắng tuyết, đen huyền và vàng nhạt của Mi Mi. Đầu Mi Mi tròn, xinh xinh như một quả bóng nhựa của trẻ con. Các bạn có biết hai hòn bi ve màu ngọc bích kia là gì không? Đó là đôi mắt của Mi Mi đấy! Trong đêm tối, đôi mắt đó nhìn mọi vật rất rõ. Chiếc mũi của Mi Mi đo đỏ, đánh hơi chuột từ xa đấy nhé! Cái miệng nho nhỏ của nó mỗi khi kêu để lộ ra một hàm răng sắc nhọn. chân Mi Mi có móng vuốt sắc, ngoài ra còn có những miếng đệm thịt êm ái nên bước đi của Mi Mi rất nhẹ nhàng. Mỗi khi rình chuột, Mi Mi thu gọn mình lại, nép vào một chỗ. Khi con chuột tới gần chỗ mình, Mi Mi bất ngờ chồm lên dùng miếng võ gia truyền của họ nhà mèo là cắm vuốt sắc vào con chuột làm cho chuột ta kêu “chít…chít…” như có ý “chị tha cho em, em sẽ không ăn trộm nữa!”. Nhưng Mi Mi không tha mà ngoạm chặt lấy con chuột, lôi vào chỗ khuất vờn cho đến chết rồi ăn thịt. Thỉnh thoảng tôi lại chải bộ lông mềm mại của Mi Mi rồi buộc nơ cho nó hoặc cho cô nàng chén một chú cá khô.Tôi rất yêu quý Mi Mi vì không những nó đã tiêu diệt những tên trộm chuột xấu xa mà còn là một trong những người bạn thân của tôi.

Chúc bn hk tốt !

2 tháng 4 2018

MB : Gt con vật mà em thích 

TB : tả con vật đó ( ko cần quá chi tiết )

chọn một hành động và tả chi tiết 

KB : nêu tình cảm của mk vs con vật đó 

mk lm hơi sơ sài , nhưng là tự lm , nên mong mn thông cảm 

31 tháng 10 2017

Đúng rồi bạn 

k tui nha

thanks

3 tháng 11 2017

Thôi ngay cái kiểu hay lấy bài trên trạng nguyên

22 tháng 8 2017

Chương trình 4:

I. Mục đích:

1. Bày tỏ sự đồng cảm của thiếu nhi trường em trước nỗi mất mát về người và của đối với nhân dân và thiếu nhi ở các vùng vừa trải qua hoạn nạn do thiên tai gây ra.

2. Nhằm biểu hiện vẻ đẹp truyền thống đạo lí dân tộc "Lá lành đùm lá rách", "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".

3. Trên cơ sở ủng hộ, giúp đỡ nhân dân và thiếu nhi vùng bị thiên tai, việc làm này còn nhằm thể hiện tinh thần cưu mang, đoàn kết trong cộng đồng. Từ đó, nhằm động viên mọi người nơi hoạn nạn nhanh chóng khắc phục khó khăn để tiếp tục ổn định cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.

II. Phân công chuẩn bị

1. Trao đổi mục đích, ý nghĩa việc quyên góp ủng hộ đến cả lớp vào giờ sinh hoạt lớp.

2. Thống nhất về vật chất quyên góp: Bàng tiền hoặc quà (quần áo, sách vở, dụng cụ học tập…). Việc này sẽ do lớp trưởng đảm nhiệm phổ biến. Nêu rõ thời gian cùng nộp: Tiết sinh hoạt lớp vào ngày cuối tuần.

3. Lập Ban phụ trách vận động quyên góp, ủng hộ:

- Lớp trưởng : Trưởng ban.

- Lớp phó học tập : Phó ban.

- Các tổ trưởng : Thành viên.

- Tổng phụ trách chung : Chi đội trưởng.

Ban phụ trách đồng thời có trách nhiệm sau khi đã nhận tiền, quà từ vận động quyên góp thì đóng gói cẩn thận, chuyển lên nhà trường để chuyển đi theo địa chỉ cụ thể.

III. Chương trình cụ thể:

1. Thời gian thực hiện quyên góp: Tiết 1, sáng thứ 6, ngày… tháng… năm…

2. Địa điểm: Tại lớp 5A, Trường Tiểu học…

3. Thành phần:

a. Toàn thể lớp 5A, Trường Tiểu học…

b. Ban phụ trách vận động quyên góp ủng hộ.

4. Cách thức

a. Thầy (cô) chủ nhiệm, Ban phụ trách, Chi đội trưởng và lần lượt các tổ lên thực hiện hành động quyên góp ủng hộ.

- Các phần quà được xếp gọn gàng, trang trọng.

- Tiền mặt: Bỏ vào thùng quyên góp của lớp.

b. Kết thúc đợt vận động quyên góp ủng hộ.

- Trưởng ban công bố cụ thể: Số phần quà? Tổng số tiền mặt?

- Nơi nhận quyên góp ủng hộ của lớp 5A: Ban giám hiệu, Liên đội trưởng Trường Tiểu học ...

- Thời gian chuyển đến vùng bị thiên tai: ngày... tháng ... năm ...