K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

tham khảo 

Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất. Nhà văn Mác-két đã lên án chiến tranh hạt nhân bằng cách nhấn mạnh sự tương phản ghê gớm giữa chi phí cho việc duy trì, phát triển sự sống và chi phí cho việc hủy diệt sự sống trên hành tinh. Bất kì ai đọc những dòng này đều phải nghiêm túc suy ngẫm và rút ra ý nghĩa thiết thực từ những so sánh có tính mục đích rõ ràng của nhà văn. Trình độ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kết hợp cùng tình cảm chân thành và mối quan tâm sâu sắc đối với con người, cuộc sống đã thúc đẩy nhà văn G. Mác-két viết nên những dòng chữ tràn đầy nhiệt huyết, làm rung động lòng người. Qua bài viết, ta hiểu thêm về những chi phí cũng như hậu quả nặng nề của chiến tranh, từ đó thôi thúc ta có ý thức bảo vệ nền hòa bình của nhân loại. Nhà văn Mác-két với những tác phẩm, những bài viết chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn, sâu sắc đã đóng góp không nhỏ vào phong trào hòa bình trên thế giới. Nhiều năm qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ những giá trị to lớn và là động lực quan trọng để con người hành động, bảo vệ thế giới.

28 tháng 12 2021

tham khảo nha

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

28 tháng 12 2021

TK:

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.

8 tháng 8 2018

Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.

6 tháng 11 2017

Cuộc chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh,bản đồ chính trị thế giới được chia lại , nước Đức bị mất hết thuộc địa và một phần tư lãnh thổ ;Anh,Pháp,Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình. Chiến tranh gây ra thiệt hại lớn về người và của cho các nước bại trận hay thắng trận và. cả các quốc gia có liên quan.Đó là bài học lớn để cho nhân loại sau này không tái phạm.

1 tháng 1 2021

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì

+ Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa.

+ Cuộc chiến tranh này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận mà thôi (Mĩ, Anh và Pháp)

+ Cuộc chiến tranh này gây tổn hại nghiêm trọng cho nhân dân thế giới.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều nhà cửa, phố xá, nhiều công trình văn hoá bị thiêu huỷ trong chiến tranh …. Chi phí cho cuộc chiến tranh này lên tới 85 tỉ đôla.

1 tháng 1 2021

. Mở bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Tạo tình huống gặp gỡ với ông Hai. Nêu về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật một cách hợp lí, hấp dẫn.

2. Thân bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Nói đến hoàn cảnh khiến ông Hai cùng gia đình phải đi tản cư; Kể về niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai khi ông ở nơi tản cư.

- Nêu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu có người theo giặc làm Việt gian, từ đó thấy rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, yêu Tổ Quốc, yêu cách mạng của ông Hai:

- Từ sự bàng hoàng, sững sờ khi mới nghe tin ấy đến cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn bã, chán nản rồi nó trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên nặng nề khiến ông Hai vô cùng đau đớn, khổ sở.

- Sau đó là tình thế bế tắc, tuyệt vọng của ông khi ông và gia đình bị đuổi đi, sự đấu tranh nội tâm của ông giữa đi nơi khác hay trở về làng chợ Dầu khiến ông phải đau đầu. Nhưng ông quyết tâm không trở về làng, vì trở về là chống lại cách mạng, chống lại Cụ Hồ. Qua đó thấy rõ được tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn, bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai.

- Lời tâm sự của ông Hai với đứa con trai út thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắc của ông với cách mạng, với kháng chiến.

- Kể về tâm trạng vui sướng, vô bờ bến của ông Hai khi tin làng theo giặc được đính chính.

3. Kết bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:

- Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân em sau cuộc trò chuyện ấy.

20 tháng 12 2020

Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới . Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

27 tháng 2 2022

20 tiệu người tàn tật má

 

 Lịch sử ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương, tan tác thì mới cho chúng ta được một cuộc sống hào bình như ngày hôm nay. Dường như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua đó là chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối? Chiến tranh là sự xung đột quân sự trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Chiến tranh gây ra máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Chiến tranh là điều ai ai cũng không mong muốn xảy ra, nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh , không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia.  Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nó đem đén cho con người được sụ hạnh phúc, bình yên. Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác". Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rưc rỡ mãi trên thế gian

  
21 tháng 12 2018
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về cảm nhận của em về những thiệt hại mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đem lại. Là em em sẽ làm gì để thế giới không còn chiến tranh? => Hậu quả mà chiến tranh thế giới thứ hai mang lại quả thực rất là nặng nề. Hơn 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại gấp 10 lần cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước trở lại đây cộng lại. Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả chiến tranh. Cả những nước bại trận và những nước thắng trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới. Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không xảy ra nữa, những biện pháp tốt có thể góp phần ngăn chặn chiến tranh như là lên án, phê phán việc làm này, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị, giải quyết xung đột bằng đàm phán tránh đưa bạo lực ra để giải quyết mâu thuẫn