K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NK
21 tháng 1 2021

Em tham khảo dàn bài sau nhé:

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề từ cuộc sống hiện nay.

- Giới thiệu vấn đề.

II. Thân bài

- Khái quát môi trường sống hiện nay đang có rất nhiều điều đáng lo ngại về mức độ an toàn. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mà toàn nhân loại phải đối diện và tìm cách khắc phục.

1. Giải thích 

- Ô nhiễm môi trường là gì?

- Ô nhiễm môi trường bao gồm: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

2. Thực trạng ô nhiễm môi trường

a. Ô nhiễm môi trường đất:

- Nhiễm chất hóa học từ chiến tranh

- Đất bị ngập mặn, nhiễm mặn do tác động của biến đổi khí hậu.

b. Ô nhiễm môi trường nước

- Sông suối, ao hồ đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

- Nước nhiễm chì tại một số thành phố lớn.

c. Ô nhiễm không khí

- Nước ta đang là một trong những nước đứng đầu về mức độ ô nhiễm không khí.

- Không khí ô nhiễm ở cấp độ cao tại các thành phố lớn có nhiều phương tiện giao thông

3. Nguyên nhân dẫn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm

- Do việc xả rác chưa đúng quy định, ý thức của người dân chưa cao.

- Các doanh nghiệp xả thải không đúng quy trình, không có quy trình xử lý nước thải nghiêm ngặt.

- Do hậu quả của chiến tranh để lại...

4. Hậu quả

- Gây nên các vấn đề về sức khỏe: ung thư, bệnh về đường hô hấp,...

- Các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hưởng đến tầng sinh thái và thảm thực vật.

- Nước biển dâng cao, xâm chiếm đất liền.

5. Giải pháp

- Nâng cao ý thức cá nhân: vứt rác đúng nơi quy định.

- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia giao thông công cộng, giảm tải khí thải, hạn chế sử dụng bao ni lông, đồ nhựa,...

- Áp dụng khoa học công nghệ vào xử lý chất thải.

III. Kết bài

Rút ra bài học cho bản thân và liên hệ bản thân.

 

30 tháng 5 2018

A, Mở bài

– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

B, Thân bài:

-Giải thích ứng xử là gì?

>>> Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại  trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

-Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự ,…có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

+Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?

+Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

-Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

C, Kết luận

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự-

2

Bài làm

+Mở bài:

Văn hóa ứng xử là điều vô cùng quan trọng nó đã tồn tại trong xã hội hàng ngàn năm nay, nhất là ở Việt Nam một đất nước mà người ta thường nói “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” thì việc văn hóa ứng giữa con người với nhau được đặc biệt coi trọng

+ Thân bài

Văn hóa ứng xử là gì? Trước hết chúng ta cần hiểu văn hóa ứng xử chính là thái độ, lời nói, cử chỉ, ánh mắt của chính ta với người xung quanh.

– Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử là vô cùng to lớn. Ứng xử làm sao để đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, đúng thuần phong mỹ tục, đúng trong hoàn cảnh mọi lúc mọi nơi là điều vô cùng khó mà con người chúng ta luôn luôn phải tự học hỏi rất nhiều.

– Người ứng xử tốt thường là người học hỏi rất nhiều từ sách vở, cuộc sống những người xung quanh, và thường là một người khá tế nhị và khôn khéo.

– Văn hóa ứng xử không chỉ thể hiện qua lời nói, hành động, thái độ mà nó còn thể hiện ở thời trang, trang phục của bạn.

– Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người đang ngày càng thiếu đi cách ứng xử trong văn hóa đám đông. Họ có thể ngang nhiên mặc một bộ quần áo trong suốt hở hang cả những vùng nhạy cảm để đi ra đường, Hoặc có nhiều bạn học sinh mặc quần áo quá ngắn đi tới lớp học. Điều này không phù hợp với văn hóa học đường.-

Hoặc nhiều bạn mặc áo dài nữ sinh, nhưng lại nói bậy chửi tục ở chốn đông người làm xấu xí đi hình ảnh nữ sinh.

– Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người, họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành động, có rất nhiều cách chào hỏi, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, vì thế người giao tiếp cần lựa chọn tình huống giao tiếp cho phù hợp.

– Con cái cần phải chào ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà, khi về

– Ra ngoài xã hội, người bé tuổi phải chào hỏi người lớn tuổi hơn để thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp

– Đến trường học sinh chào thầy cô lễ phép thể hiện cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức

– Bạn bè trong lớp, trong trường cần có những  câu nói hoặc cử chỉ hành động đẹp mắt tránh bông đùa cợt nhả khiếm nhã nơi công cộng.

Kết luận:

-Văn hóa ứng xử là một điều vô cùng quan trọng, ứng xử lịch sự trong quá trình giao tiếp là điều mà chúng ta cần phát huy

CHÚC BẠN HỌC TỐT 

4 tháng 2 2021
 

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

2. Thân bài

a) Nêu khái niệm thuốc lá

- Sản phẩm phổ biến trong xã hội

- Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện.

b) Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội

+ Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người (đặc biệt là nam giới).

+ Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu).

+ Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển.(trong đó có Việt Nam).

+ Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi,…(người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên,…).

c) Nguyên nhân hút thuốc lá:

- Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căng thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo,…)

- Thói quen.

- Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể).

- Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài).

- Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút (chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên).

- Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể,…)

d) Tác hại của việc hút thuốc lá:

 

- Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).

- Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá).

- Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút thút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).

e) Lời khuyên:

- Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá.

- Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.

- Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá).

- Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá.

 

3. Kết bài

- Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

- Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người.

BN tham khảo nha

5 tháng 2 2021

Lập dàn ý:

1. Mở bài:

- Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó có hút thuốc lá.

2. Thân bài

- Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta vẫn hút thuốc lá.

- Biểu hiện:

Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen, ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị ám mùi.

- Nguyên nhân:

+ Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bênh tật

+ Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá

+ Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn

+ Do học đòi bắt chước, đua đòi với bạn bè

+ Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái

- Tác hại:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

+ Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.

+ Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng

+ Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể dùng số tiền đó vào việc hữu ích hơn.

+ Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi bắt chiếc hút thuốc lá không những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc lá.

- Biện pháp

+ Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.

+ Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về sau.

+ Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.

+ Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát xao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì phải ngăn chặn kịp thời.

+ Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.

c. Kết bài:

- Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, vì thế mà chúng ta hãy nói không với thuốc lá để cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

5 tháng 2 2021

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. Nêu quan điểm, nhận định về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

2. Thân bài

a) Nêu khái niệm thuốc lá

- Sản phẩm phổ biến trong xã hội

- Được làm từ nguyên liệu chứa nhiều chất độc hại, chất gây nghiện.

b) Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội

+ Hút thuốc lá trở thành thói quen của nhiều người (đặc biệt là nam giới).

 

+ Người hút thuốc lá rất nhiều và ngày càng gia tăng (có thể nêu dẫn chứng số liệu).

+ Số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày của một người hút thuốc lá rất cao ở các nước đang phát triển.(trong đó có Việt Nam).

+ Đối tượng hút thuốc lá ngày càng mở rộng ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi,…(người trưởng thành, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên,…).

c) Nguyên nhân hút thuốc lá:

- Áp lực trong công việc yêu cầu hút thuốc để giảm bớt căng thẳng (do thuốc lá có các thành phần gây kích thích thần kinh tạo cảm giác sảng khoái, tỉnh táo,…)

- Thói quen.

- Giá một số loại thuốc lá tương đối rẻ (dẫn chứng cụ thể).

- Tác hại, ảnh hưởng của thuốc lá rất chậm (chỉ bộc phát sau thời gian sử dụng lâu dài).

- Tâm lý thích khẳng định: hút theo trào lưu hoặc bị lôi kéo hút (chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên).

- Các điều luật, quy định hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá chưa hoàn thiện (tính răn đe chưa cao, biện pháp xử phạt chưa cụ thể,…)

d) Tác hại của việc hút thuốc lá:

 

- Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).

- Gây khó chịu cho những người xung quanh (hơi thở có mùi khó chịu ở những người thường xuyên hút thuốc lá).

- Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút thút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).

e) Lời khuyên:

- Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Có nhiều phương thức hữu hiệu tuyên truyền tác hại của việc hút thuốc lá.

- Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.

- Các bậc phụ huynh, người lớn nên làm gương cho giới trẻ (không hút thuốc lá trước mặt con em, hạn chế chúng tiếp xúc với thuốc lá).

- Các cơ quan nhà nước nên có những quy định và biện pháp hiệu quả để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của việc hút thuốc lá.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.

- Đưa ra thông điệp, lời nhắn nhủ cho mọi người.

9 tháng 2 2019

Bình đẳng giới là một vấn đề không quá mới lạ thế nhưng đã tồn tại và gây nên nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn thế giới đã từ rất lâu. Quan niệm về bình đẳng giới đã thấm sâu vào tư tưởng của từng dân tộc và mỗi nơi lại có một tư tưởng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay bình đẳng giới đã từng ngày thể hiện được vai trò của mình và thay đổi cách nhìn của toàn thế giới.

Bình đẳng giới là sự công bằng trong cách đối xử giữa nam và nữ, họ đều có vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội học tập rèn luyện và phát triển năng lực như nhau; có quyền như nhau trong hưởng thụ những thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội; có trách nhiệm và quyền lợi như nhau…Đó là một sự tiến bộ về nhận thức của xã hội. Sự tiến bộ ấy là hoàn toàn tích cực khi mà bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là mang đến sự công bằng cho nữ giới mà còn thay đổi cả một hệ tư tưởng về quyền con người. Xưa kia khi bình đẳng giới vẫn còn là một điều hoàn toàn xa lạ, nữ giới luôn bị coi thường và bị coi là không bằng nam giới về mọi mặt. Những người phụ nữ thời xưa thường không được đi học, họ phải ở nhà làm việc nhà và thậm chí còn có những người bị đánh đập, hành hạ, mua bán rẻ mạt và mất hết quyền công dân. Mặc dù họ có giỏi đến cỡ nào cũng vẫn bị xem thường chứ không được trọng dụng. Trọng nam khinh nữ là câu nói thể hiện rõ nhất sự bất bình đẳng giới khi xưa. Từ đó tạo nên một hệ tư tưởng phong kiến rằng phụ nữ chỉ là những người quán xuyến những việc nhỏ, những việc không cần đến sức lực chứ không hề có tài và khả năng làm việc lớn. Thế nhưng hiện nay, bình đẳng giới đã xóa tan đi hủ tục đó. Thành quả và công sức của người phụ nữ được trọng dụng, thậm chí là hơn cả nam giới trong nhiều trường hợp. Có thể chúng ta đã biết nhưng thủ tướng tài ba, những vĩ nhân nổi tiếng thế giới là phụ nữ. Hay như chính trong những trang sử hào hùng của người Việt, có biết bao người phụ nữ từ Hai Bà Trưng đến Võ Thị Sáu, họ đều là nữ giới nhưng biết bao con người trên thế giới này phải nhìn lên ngưỡng mộ và khâm phục họ.

9 tháng 2 2019

Bổ sung thêm:

Người phụ nữ dũng cảm tới mức mà chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ con cái mà ko có người đàn ông bên cạnh.

27 tháng 1 2022

Refer:

I.Mở bài:

- mở ý gián tiếp hoặc trực tiếp nha.

_ Đại dịch covid 19 là đại dịch lớn nhất trong hàng trăm năm qua

- Có những y bác sĩ ,những anh chị tình nguyện,những chiến sĩ ngày đêm ở tuyến đầu chống dịch

- Và chưa hết là những người dân có tấm lòng nhân ái giữ mùa dịch"lá lành đùm lá rách""lá rách đùm lá te tua"

=>Đó là tình thương thân thương ái trong mùa dịch covid 19.

II. Thân bài:

- Nêu dẫn chứng về tình thương thân thương ái

- Phát cơm từ thiện,siêu thị 0 đồng,cắt tóc miễn phí....

=> Nói lên sự sẻ chia trong mùa dịch

=>Người dân nước ta có tấm lòng nhân ái

=> Luôn đồng lòng.....

III.Kết bài:

- Khẳng định lại về tấm lòng thương thân thương ái .

- Cảm nghĩ của bản thân

- Khuyên mọi người nên làm theo

- Rút ra bài học 

20 tháng 3 2020

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinh
Dân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.

II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:

- Không có tinh thần học tập
- Chán nản trong học tập
- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:
- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….
- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….

3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều
- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến
- Thành tích học tập ngày càng giảm

4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc

23 tháng 4 2023

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.

 

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

 

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa...

 

Hậu quả của việc lười học vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: Ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

 

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

 

Hiện tượng lười học của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

5 tháng 1 2023

Tham khảo 

Dàn ý :

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự thấu cảm trong cuộc sống hôm nay

II. Thân bài

1. Giải thích

- Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.

 

2. Bàn luận về vấn đề

- Ý nghĩa to lớn của sự thấu cảm với cuộc sống con người và xã hội

+ Ý nghĩa với cá nhân người có khả năng thấu cảm: có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Qua đó, ta sẽ được mọi người tin cậy, yêu thương. Đó chính là chìa khoá của thành công và hạnh phúc.

+ Ý nghĩa đối với những người xung quanh: Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.

+ Ý nghĩa với xã hội: Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương.

+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.

+ Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.

+ Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.

 

+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.

- Biểu hiện của sự thấu cảm:

+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.

+ Đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.

- Bình luận mở rộng:

+ Phê phán những biểu hiện của những người chỉ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

+ Phản biện: Thấu cảm không có nghĩa là chúng ta bao che cho những hành vi xấu, ác (đạo đức, pháp luật) của người khác.

- Bài học nhận thức:

+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.

+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".

+ Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.

+ Hãy biết đặt mình vào người khác, không tùy tiện phán xét người khác.

=> Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.

III. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò to lớn của sự thấu cảm trong cuộc sống con người, mang con người đến gần nhau hơn