K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

Tết đã đến rồi nhỉ, một năm mới cũng đã đến và chào tạm biệt năm cũ, chia tay với những nỗi buồn và đón chào những niềm vui mới. Ngày Tết quả thật rất tuyệt vời.Người người về bên gia đình cùng đón Tết đến, có những người vì công việc mà ko về đc chắc họ buồn lắm. Riêng em , những ngày Tết ấy rất ấm cúng và hạnh phúc biết bao. Được người lớn lì xì , đc xúng xính trong những bọ áo váy mới, được đi chơi, đi chúc Tết, đi thăm họ hàng, ông bà, hay đi chùa....Ôi thật là vui!Tết đến nên mọi người ai ai cũng đều tất bật chuẩn bị.Mọi thứ như bận rộn cả lên. Ấy thế thôi nhưng thật là rất vui và hạnh phúc, đón giao thừa cùng mọi người hay cùng nấu bánh chưng thật là ý nghĩa biết bao.Cái Tết quê em là thế, thật sự truyền thống thế thôi nhưng chứa biết bao nhiêu tình thương tình yêu và cả những niềm vui và hạnh phúc.Có lẽ dù có đi đâu xa nhưng trong em cái Tết ở quê nhà vẫn thật sự tuyệt nhất!

TICK CHO MIK NHA!!

18 tháng 2 2016

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.

  Ngày Tết quê em rất vui và ấm cúng. Từ gần một tuần trước đó, không khí năm mới đã rộn ràng khắp nơi. Mọi người tranh thủ thời gian dọn dẹp, giặt giũ nhà cửa cho thật sạch sẽ. Cỏ dại, lá khô ven đường cũng được quét sạch. Các khu chợ đông vui, tấp nập hẳn lên. Nào hoa, nào bánh, nào mứt, nào áo quần… đủ màu sắc, kiểu dáng làm hoa mắt người xem. Đến hai chín Tết, nhà nhà bắt đầu gói bánh chưng. Suốt đêm hôm đấy, nhà nào cũng đỏ lửa, tiếng nói tiếng cười ồn ã. Khi đúng những ngày Tết, mọi người xúng xính trong áo quần mới, mặt mày tươi vui. Mọi người bỏ qua những mệt nhọc, trăn trở của năm cũ để hồ hởi chúc nhau sự may mắn, thành công cho năm mới. Bầu không khí ấy khiến cho ngày Tết ở quê em thật tuyệt vời!

24 tháng 2 2016

em dành thiện  cảm cho cô em gái kiều phương hơn. Vì kiều phương  có tài năng vẽ tuyệt vời và đặc biệt. cô bé rất yêu gia đình và nhất là người anh trai của cô. phương còn có tấm lòng nhân hậu, vị tha. mặc dù biết anh trai đã càng ngày xa lánh mik hơn nhưng kiều phương vẫn muốn cùng anh đi nhận giải. chính từ tấm long đó cô đã giúp anh trai mik nhận ra đc khuyết điểm của bản thân. em rất yêu nhân vật này

leuleu

1 tháng 3 2017

nhân vật mà gây thiện cảm cho em trong câu chuyện bức tranh của em gái tôi là nhân vật kiều phương .Vì Kiều phương là một cô bé có tài năng hội họa , dể thương , đáng yêu . Cô có tính tình vui vẻ , lạc quan . Tuy cô luôn bị anh trai mắng nhưng kiều phương luôn vui vẻ

14 tháng 3 2021

Cảnh "Vượt thác" trích từ chương XI truyện dài "Quê nội" của nhà văn Võ Quảng. Con sông được nói đến là sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân làng Hòa Phước chủ trương xây trường học cho con em mình. Dượng Hương Thư được cắt cử đưa thuyền lên Dùi Chiêng mua gỗ đem về xây trường học. Đoàn đi Dùi Chiêng có bốn người: Dượng Hương Thư, chú Hai Quân và hai thiếu niên là Cù Lao và Cục. Cảnh vượt thác Cổ Cò được miêu tả và cảm nhận qua cảm xúc và tâm hồn của Cục. Đây là lần đầu tiên trong đời chú, một chuyến lên rừng, vượt thác đầy háo hức và thú vị. Chất thơ trên trang văn Võ Quảng dào dạt qua cảnh "Vượt thác" này.

1.   Cảnh xuất phát rất gợi. Thuyền trưởng – dượng Hương "nhổ sào" khi “gió nồm vừa thổi”. Hình ảnh cánh buồm rất đẹp, đầy khí thế: "Cánh buồm nhỏ căng phồng". Đó là cảnh "buồm căng gió lộng".Con thuyền được nhân hóa "đang nhớ núi rừng" nên "rẽsóng lướt bon bon", như nóng ruột "phải lướt cho nhanh để về cho kịp". Đó cũng là tâm trạng háo hức của chú bé Cục trong cuộc "viễn du" này.

2.   Con thuyền ngược dòng, cảnh sắc thiên nhiên nối tiếp xuất hiện. "Ngã ba sông chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến những làng xa tít". Tác giả không nói đến chân trời, đến màu xanh, đến mênh mông của dòng sông mà ta vẫn cảm nhận được. Một miền quê trù phú trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa hiện ra gợi lên sự ấm no thanh bình. Tâm hồn mỗi chúng ta bâng khuâng liên tưởng. Một câu cổ thi: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu…" (Chinh phụ ngâm). Một cảnh sắc làng quê bên hữu ngạn sông Đuống: "Xanh xanh bãi mía bờ dâu…" (Hoàng Cầm). Hoặc là ngã ba con sông Thâm, quê hương nhà thơ Huy Cận thuộc Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh:

"Tới ngã ba sông, nước bốn bề,

 

Nửa chiều gà lạ gáy bên đê.          

Làng xa lặng lẽ sau tre trúc;

Bến cũ thuyền em sắp ghé về…".

Gợi mở liên tưởng là một nét đẹp trong câu văn xuôi của Võ Quảng. Do đó, chất thơ từ cảnh vật, từ tâm hồn đồng hiện. Bé Cục nhìn thấy bao la cảnh lạ. Những con thuyền xuôi dòng "chất đầy cam tươi, dây mây, dầu rái". Có những thuyền "chở mít, chở quế". Con sông Thu Bồn là mạch máu, là nguồn sống xứ Quảng. Vì chở đầy, chở nặng lâm thổ sản, nên "thuyền nào cũng xuôi chậm chậm". Một cuộc sống ấm no, một miền rừng hào phóng… Càng ngược dòng sông, cảnh sắc sông núi càng đầy sức sống, hữu tình nên thơ. Vườn tược tốt tươi "um tùm". Những chòm cổ thụ "dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước". Cổ thụ được nhân hóa gợi tả vẻ đẹp hùng vĩ, thâm nghiêm của chốn đại ngàn rừng thiêng, rừng thẳm. Gần 200 năm về trước, một nữ sĩ tài ba đã viết:

 

"Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng lờ".

(Bà Huyện Thanh Quan)

Đã sắp đến chân thác rồi. Lòng sông như thắt lại. Tầm mắt người đi thuyền bị thu hẹp dần. "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngay trước mặt". Đó là lúc dượng Hương, chú Hai Quân, bé Cù Lao, bé Cục đã đưa con thuyềnngược dòng Thu Bồn đến Phường Rạnh. Mọi người, nhất là bé Cục đã "Đi một đoạn đàng học một sàng khôn", đã nhìn thấy bao cảnh lạ của quê hương.

3. Phần tiếp theo nói về cảnh vượt thác cổ Cò. Cuộc vượt thác thực sự là một cuộc chiến đấu căng thẳng, dữ dội. Vốn nhiều kinh nghiệm vượt thác băng ghềnh, vị thuyền trưởng “sai nấu cơm ăn để được chắc bụng”,phải chuẩn bị vì "nước còn to", "phải chống liền tay không phút hở". Vũ khí là con thuyền và ba chiếc sào tre đầu bịt sắt. Dòng thác thật đáng sợ: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn". "Chảy dứt đuôi rắn" là cách nói so sánh của dân gian gợi tả dòng thác phóng từ cao xuống, nước chảy mạnh và xiết, cuồn cuộn như xoắn lại, như đứt tung ra. Dượng Hương Thư là người chỉ huy cuộc vượt thác trông thật đẹp, vẻ đẹp oai phong, gân guốc, mạnh mẽ. Người thì "đánh trần". Động tác rất nhanh và mạnh: "co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc!".Tư thế rất dẻo dai cường tráng: "ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại,…". Chiếc sào "conglại". Dượng Hương Thư đã "giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước". Giữa dòng thác "nước bị cản văng bọt tứ tung", ba thủy thủ đã chèo chống cật lực, mà có lúc "thuyền vùng vằng chực trụtxuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước".Con thuyền được nhân hóa để cực tả cuộc vượt thác vô cùng gian truân, vất vả, cả ba tay chèo rất thiện nghệ, phối hợp nhịp nhàng: "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt". “Nhanh như cắt” là thành ngữ gợi tả sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ, sắc bén; những con sào lao xuống, phóng xuống, rút lên liên tục rất nhanh và dứt khoát. Dượng Hương Thư được đặc tả qua hàng loạt chi tiết như những nét khắc, nét tạc: Các bắp thịt thì "cuồn cuộn", hàm răng thì "cắn chặt", quai hàm thì "bạnh ra", cặp mắt thì "nảy lửa",… Đó là hình ảnh một vị thuyền trưởng rất dũng mãnh, quyết đoán và tài ba, không chịu lùi bước trước dòng thác mạnh, đã làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên. Trong sinh hoạt đời thường, dượng Hương hiền lành, khiêm tốn: "nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai nói cũng vâng vâng dạ dạ". Cảnh vượt thác đã phát lộ thêm một nét đẹp tính cách của dượng. Tác giả "Quê nội" đã sử dụng hai hình ảnh so sánh thoát sáo: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc”, "như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ"để ca ngợi vẻ đẹp của một con người chân chính trong lao động. Và đó là cảm nghĩ, lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ của bé Cục đối với Dượng Hương Thư thân thiết của mình. Trong "Quê nội", nhà văn Võ Quảng hai lần tả cảnh vượt thác băng ghềnh, cả hai lần đều ấn tượng. Sau nửa thế kỉ, đọc trang văn của Võ Quảng, tuổi thơ gần xa cảm thấy mình đang cùng Cù Lao và Cục ngược sông Thu Bồn, vượt thác, thăm thú sông núi đại ngàn xứ Quảng. Ta thấy, tác giả sống hồn nhiên, sống hết mình với tuổi thơ, với trang văn của mình.

    

Vượt qua thác Cổ Cò thì chiều tối. Một ngày vượt thác vất vả đã dần trôi qua. Chú Hai "vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi". Dòng sông Thu Bồn ở vùng Trung Phước "cứ nhảy quanh co dọc những núi cao sừng sững". Sông nhưhẹp lại. Nước sông cuồn cuộn, không chảy băng băng mà là "nhảy quanh co", như đang múa lượn. Một lần nữa, tác giả lại nói về cổ thụ tạo nên một so sánh – liên tưởng thú vị: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Rừng xanh như đang vẫy gọi. Chốn đại ngàn với núi cao, thác hiểm không còn màu sắc huyền bí mà trở nên thân thiết, gắn bó với con người miền xuôi. Qua thác Cổ Cò là đến Trung Phước, cảnh quan lại mở ra, trải dài trải rộng. Câu văn cũng nhẹ nhàng thanh thoát: "Qua nhiêu lớp núi, đồng ruộng lại mở ra"… phải dừng chân để nghỉ ngơi: "Đã đến Trung Phước". Câu văn rút ngắn lại còn bốn chữ đầy gợi cảm. Đoàn lữ hành tạm dừng chân trên đường đi lấy gỗ.

Tuổi thơ chúng ta, ai đã được một lần nhìn thấy thác, ai đã một lần được vượt thác? Đọc trang văn "Vượt thác", ta cảm thấy mình đang cùng Cù Lao và Cục,… vượt thác trên sông Thu Bồn hơn nửa thế kỉ trước. Đó là cái tài và cái tâm của Võ Quảng – nhà văn, nhà thơ thân thiết của tuổi thơ chúng ta. "Vượt thác" là trang hồi kí trữ tình đầy chất thơ. Chất thơ của vẻ đẹp hùng vĩ và hữu tình sông núi xứ Quảng mà trước đây cụ Phan Bội Châu từng ca ngợi là "địa linh nhân kiệt". Chất thơ trong tâm hồn và chí khí con người: dũng cảm, phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, yêu thiên nhiên,… Chất thơ thấm sâu vào từng câu văn, giọng văn: trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên thơ mộng. Cổ nhân có nói: “Thi phú dục lệ” (Thơ phú phải đẹp). "Vượt thác" là một trang văn đẹp trong giai phẩm "Quê nội". Ta cảm thấy yêu thêm sông Thu Bồn, yêu thêm cuộc sống, yêu thêm chú Cục và Cù Lao, yêu thêm đất Quảng…

Tình yêu ấy làm ta lớn lên cùng trang văn "Quê nội" của Võ Quảng.

Bọn mk ko phải dân chuyên văn mà bọn mk là anh hùng COPY ;-;

 

  “Quê hương là gì hở mẹ
 Mà cô giáo dạy phải yêu
 Quê hương là gì hở mẹ
 Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”
  - Đỗ Trung Quân-


Vâng, chẳng biết từ khi nào mà hai tiếng “Quê hương” dã đi sâu vào tiềm thức và trái tim của mỗi chúng ta như một lẽ tự nhiên vốn có. Phải chăng sự đánh thức tâm hồn ấy bắt nguồn từ câu hát ru nhẹ nhàng của bà, của mẹ hay từ chính những trang sách mang bóng dáng tuổi thơ. “Quê nội” là một truyện ngắn như thế, sinh dộng mà cũng thật gần gũi, tha thiết. Võ Quảng – nhà văn nổi tiếng cùng những sáng tác cho thiếu nhi đã gửi vào tác phẩm những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và Cách mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị.

“Quê nội” ra đời năm 1974, không lâu sau đó, nó đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam và bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn. Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam – một tỉnh miền Trung nước ta. Đồng hành cùng truyện ngắn là hai nhân vật chính với cái tên giản dị, mộc mạc đó là hai chú bé Cục và Cù Lao cùng với một số nhân vật khác như chú Năm Mùi, dượng Hương Thư, chú Hai Quân. Ở đây, các sự kiện nhỏ đặt liền nhau, khăng khít nhau tạo nên câu chuyện. Câu chuyện bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám, sau ngày Tuyên ngôn độc lập đất nước năm 1945, một thời kì mà mãi đến nay vẫn để lại nhiều dấu tích trong nền văn học Việt Nam.

Giống như một chuyến tàu ngược về quá khứ của hơn 40 năm về trước, tác phẩm phản ánh tâm trạng phấn khởi có phần hơi ngây thơ của dân làng, lòng tin của họ vào tương lai đất nước, mặc dù chính họ là những con người phải gánh chịu bao nỗi đau xót nảy sinh từ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Trong truyện, người Pháp hiện lên là kẻ áp bức, là những kẻ thù. Tác giả không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng ở đây trong mọi thể hiện đều có mức độ. Vì lẽ đó, có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở - chú Năm Mùi. Chú đấu tranh cho Cách mạng và chú hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của chú không phải những châm ngôn từ sách vở, chú cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp chú còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người.

Ở Việt Nam, Võ Quảng được công nhận là một trong những nhà văn ưu tú viết cho thiếu nhi. Mặc dù thời đó, sự khan hiếm về giấy đã hạn chế gay gắt số lượng bản in nhưng các tác phẩm của ông vẫn được tái bản nhiều lần và tiêu thụ một cách nhanh chóng. Bản dịch bằng tiếng Pháp của “Quê nội” khá đáng tiếc là chưa thể truyền đạt hết cái hay mà ngôn ngữ địa phương được tác giả sử dụng rất có tình cảm. Điều đó cho thấy sự may mắn của bạn đọc Việt khi có thể cảm nhận, thấm nhuần được những thông điệp tốt đẹp trong tác phẩm. Đó là một niềm tin về ngày mai tươi sáng của dân tộc, là vẻ đẹp bình dị tự nhiên của mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió với những con người bình dị, chân chất và hơn cả trong họ là tình yêu quê hương chân thành, tha thiết mà tác giả gửi gắm trọn vẹn vào từng câu chữ. Đọc “Quê nội” để cùng lắng đọng những cảm xúc, những dư vị ngọt ngào.

Thư viện Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành trân trọng gửi đến bạn đọc tác phẩm “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng. Nhớ nhé bạn, mã ĐV13/ 0394 sẽ đưa ta về những năm tháng đầy gian khó của tuổi thơ thế hệ ông, bà chúng ta trong sự đồng cảm và tình yêu quê hương. Một cuốn sách đáng để đọc và đáng để nhớ …

Như nhận xét của nhà văn “Đất rừng Phương Nam” – Đoàn Giỏi:

“ …Xã Hòa Phước của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng… Một nơi tôi chưa hề tới, hiện ra trong tôi thành một nỗi nhớ. Tôi như gặp lại – nói như người xưa – một quê hương tiền kiếp …”

Bạn tham khảo nha: 

Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẵn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cày cấy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu trở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương

5 tháng 1 2023

Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẵn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cày cấy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu trở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương

12 tháng 2 2018

Những ngày cuối năm trời vẫn lạnh, như thể mùa đông chưa đủ dài để cái lạnh kịp thấm vào da thịt, như thể mùa xuân vẫn cần lạnh se sắt để người ta chẳng chần chừ, ái ngại mà gần nhau. Bất giác lại giật mình, nhẩm tính tới lui chỉ còn vài ngày nữa là Tết.

Những ngày giáp Tết bỗng trở nên tấp nập xôn xao từ đường quê ra ngõ phố. Mai vàng đã bắt đầu hé nụ. Những cây đào từ miền Bắc dần dà cũng quen với khí hậu miền Trung nên sắp nở bung. Những chậu quất, những nụ tầm xuân đầy màu sắc trải dải từ mọi con đường. Phố bỗng rực rỡ khi khoác màu áo đủ đầy hương sắc mùa xuân.

Những ngày giáp Tết
 

Bỗng dưng, thấy ấm áp vì năm nay mình thôi làm người xa xứ, đỡ phải chộn rộn, nao lòng mà khấp khởi ngày về. Cũng chẳng lấn cấn để tiếc nuối khi nghĩ ngày trở lại. Thành phố lộng lẫy tươi vui đó nhưng mãi mãi là chốn xa lạ chẳng dành cho mình. Bình yên biết bao khi được đứng ở quê nhà nhìn mùa xuân đủng đỉnh ghé qua.

Bạn bảo đón Tết nghèo nghèo, thiếu thiếu ở quê vẫn vui hơn Tết đủ đầy, đông vui ở thành phố. Thành phố chật chội nên người ta cũng tiếc với nhau cả một lời thăm hỏi. Ở quê, ra đường đã nghe tiếng hỏi han, xách cái giỏ biết đi chợ vẫn đon đả hỏi thăm đi đâu. Người ta hỏi không phải để biết mà hỏi để kéo nhau lại gần. Thế nên, dầu đi đâu, ai cũng muốn quay về quê nhà trước đêm giao thừa là vậy. Ở đó có những người ta thương, có kỷ niệm, có máu mủ ruột rà.

Cuối năm, bao cơ quan đoàn thể tổ chức liên hoan tổng kết, rượu bia và hát hò rôm rả. Người vui kẻ buồn vì thưởng Tết, những lời hoan ca chúc tụng làm xôm tụ cả một góc phố. Sự no đủ, thiếu thốn, giàu sang, thấp hèn bắt đầu thể hiện qua mấy ngày này.

Bác làm công việc chở hàng cho tiệm nội thất. Cuối năm, người ta mua sắm nhiều lắm nên bác mừng vui vì kiếm thêm thu nhập. Người bác nhỏ thó, lọt thỏm sau khối hàng lớn. Mỗi ngày, bác gò lưng chở không biết bao nhiêu bộ bàn ghế đẹp đẽ mà cứ nhớ đến cái ghế khập khiễng ở nhà mình. Mới hay, Tết đâu hẳn công bằng với hết thảy mọi người, còn đó bao nhiêu gương mặt nhàu nhĩ, lo toan chất chồng bởi mưu sinh.

Đi chợ, gặp đúng buổi liên hoan của các tiểu thương, mấy cô bán cá, bán rau hàng ngày lên ca hát, nhảy múa vui như hội. Chợ chia làm đôi, nửa ăn tất niên trước, nửa ăn tất niên sau để còn buôn bán phục vụ mọi người. Thường ngày, chợ lam lũ, chật chội là thế, nay cũng khoác áo mới, sạch sẽ đẹp đẽ hơn nhiều.

Xóm lục đục cúng tất niên. Nghe ba và mấy chú trong xóm rủ rỉ bao chuyện vui buồn năm qua. Ờ thì hàng xóm láng giềng, những xích mích tủn mủn bỏ qua hết, lại bắt tay nhau, mỉm cười thân ái mà đón Tết. Tết đến, ai cũng cần bao dung và rộng lượng hơn.

Anh họ mua cho dì một chiếc máy giặt để những ngày lạnh đỡ vất vả, cũng là sắm sửa Tết. Nghe cái máy ấy đáng giá mấy tạ thóc mà dì hốt hoảng, xót xa vì tiếc của. Người quê là thế, mua cái gì cũng quy ra thành lúa, thành ruộng khoai, ruộng cải, thành đàn heo trong chuồng.

Giáp Tết năm nay, cánh đồng chỉ vừa gieo sạ. Mỗi lần ngang qua, lại thấy lòng nao nao khó tả khi bắt gặp những đôi chân lấm bùn dầm mình trong lạnh buốt, những bàn tay vàng sậm vì nước phèn đặc quánh. Có người du xuân về, vội vã thay bộ áo quần đẹp đẽ để lặn lội ra thăm ruộng lúa. Vất vả theo chân suốt cả năm trời.

Những ngày giáp Tết, mấy mẹ con tỉ mẩn ngồi cắt gọt đủ thứ củ quả để làm mứt. Ngồi bên bếp lửa canh nồi mứt, khói làm mắt cay xè nhưng lại vui vì thấy có không khí Tết hơn hẳn. Mấy cô em gái chờ nắng, thấy nắng yếu ớt mà reo vui. Lục đục đem mấy bộ bàn ghế ra sân, chùi rửa rồi đánh véc ni thơm láng. Nghe người này người kia vào chỉ trỏ khen ngợi, đứa nào đứa nấy vui hẳn, cắm cúi hăm hở làm.

Đưa ông táo về trời xong, mẹ bắt đầu lúi húi trong bếp làm mâm cỗ cúng tất niên. Độ này, nhà nào cũng cúng tất niên, quay qua nhà cậu đến nhà dì, sáng nhà chú chiều nhà bác. Cứ lần lượt ghé thăm nhau như thế, thì Tết về là để những cuộc sum vầy thêm vui.

Ngẩn ngơ, lại thấy mình chông chênh với những cảm xúc cũ mới. Thật thà tổng kết những thành quả một năm qua và lên kế hoạch cho năm tới. Khép lại đủ đầy những nỗi niềm cũ kỹ cần buông bỏ và trọn vẹn đón những cảm xúc bình an. Vừa hay, Tết đã về ngang ngõ.

25 tháng 10 2016

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.

Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sấu lắng. Tài thơ Lí Bạch là “tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc”. Hay như nhận xét của Hồ Ưng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành thơ, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo.Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.Tình yêu quê hương đã thành máu, thành hồn. Nó được thể hiện qua những cung bậc của tình cảm. Nỗi nhớ quê hương qua sự khơi gợi của ánh trăng dội về mãnh liệt. Tình yêu quê hương với cả một bức tranh chan chứa ánh trăng làm nền bay cao mãi, xa mãi, ngân vang mãi khúc nhạc lòng của chàng trai trẻ ngày nào trên núi Nga Mi. Câu thơ cuối khép lại nhưng tình nhưng ý còn chưa dứt. Dù chỉ trong hai mươi chữ, nhưng cuối cùng ấn tượng đậm nét trong ta về Lý Bạch là một con người luôn gắn bó với cố hương.Quả thật Lý Bạch với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt được nâng cánh bằng những cảm hứng lãng mạn tuyệt vời. Tĩnh dạ tứ đã hâm nóng những mạch cảm xúc trong ta, ta yêu quý trân trọng và hoà cùng những dòng thơ Lý Bạch chính là làm cho giá trị đích thực của thi ca chuyển tải thế giới nội tâm con người sống mãi với thời gian. Lý Bạch đã góp phần làm cho diện mạo thơ Đường thêm phong phú.
 
25 tháng 10 2016

em cam on cjhihi

Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

10 tháng 12 2021

thêm tham khảo vào đi bạn!

6 tháng 1 2022

Tham khảo nhé:

 

Biển đảo quê hương là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời khỏi Tổ quốc như một phần máu thịt của mỗi người con đất Việt. Trong lịch sử phát triển dân tộc, biển đảo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa biển, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang và xác lập chủ quyền và an ninh biển quốc gia. Biển đảo là nhà của rất nhiều ngư dân, những người phải đi mây về gió, chống chọi với bão tố. Đây cũng là nguồn lợi du lịch của những thành phố biển nổi tiếng. Với một hệ sinh thái biển đặc sắc, Việt Nam tự hào là một điểm đến kỳ thú đối với bạn bè năm châu.