K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

 

 

Cảm nóng

Cảm lạnh

Biểu hiện

Cảm giác nóng bừng, môi khô, mồ hôi nhiều, đau đầu, chóng mặt, da ửng đỏ, tim đập nhanh, buồn nôn,…

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, hắt xì, sưng hạch bạch huyết, đau đầu,…

Nguyên nhân

Do ở dưới trời nắng quá lâu; không uống đủ nước khi trời nắng nóng;…

Do ở trong môi trường lạnh quá lâu; do thời tiết thay đổi đột ngột, do virus gây bệnh ở đường hô hấp;…

Cách phòng chống

Nên che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy, hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng,…

Cần vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lí 2 – 4 lần/ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,…

 
5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Hoạt động có vai trò chống nóng cho cơ thể: trồng cây xanh, chống nóng cho nhà ở, sử dụng quạt, luyện tập thể dục thể thao, sử dụng điều hòa hai chiều.

- Hoạt động có vai trò chống lạnh cho cơ thể: mặc áo ấm, luyện tập thể dục, thể thao, sử dụng điều hòa hai chiều.

Hệ sinh dục nữ

Hệ sinh dục nam

Cơ quan

Chức năng

Cơ quan

Chức năng

Buồng trứng

- Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.

Ống dẫn tinh

Vận chuyển tinh trùng đến túi tinh.

Âm đạo

- Có tuyến tiết ra chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

- Tiếp nhận tinh trùng.

- Là đường ra của trẻ sơ sinh.

Tuyến tiền liệt

Tiết dịch màu trắng hòa lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch.

Ống dẫn trứng

- Đón trứng.

- Là nơi diễn ra sự thụ tinh.

- Vận chuyển trứng hoặc hợp tử xuống tử cung.

Tuyến hành

Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng.

Tử cung

- Tiếp nhận trứng hoặc hợp tử.

- Nuôi dưỡng phôi thai.

Túi tinh

Dự trữ tinh trùng, tiết một ít dịch.

Âm hộ

- Bảo vệ cơ quan sinh dục.

Tinh hoàn

Sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam.

 

Mào tinh hoàn

Nơi tinh trùng phát triển toàn diện.

Dương vật

Có niệu đại

Hệ cơ quan

Cơ quan

Chức năng

Một số bệnh thường gặp

Cách bảo vệ

Hệ vận động

Cơ, xương, khớp

Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển

loãng xương, viêm khớp, còi xương, bong gân,…

duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối

Bổ sung Vitamin và chất khoáng thiết yếu

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao

Vận động vừa sức đúng cách

Đi đứng ngồi đúng tư thế

Điều chỉnh cân nặng phù hợp

Tắm nắng

Hệ tiêu hóa

Ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài

Ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, giun sán, sâu răng, táo bón, viêm dạ dày, …

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ

Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp

Hệ tuần hoàn căng thẳng nghỉ ngơi hợp lý ý

tim và hệ mạch

Vận chuyển các chất dinh dưỡng, khí oxygen, hormone,… đến các tế bào và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài

thiếu máu, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,…

Có cơ chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ, tăng cường sử dụng rau xanh cho quả

Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia

Luyện tập thể dục thể thao vừa sức

Kiểm soát cân nặng tránh lo âu

Hệ hô hấp  

Đường dẫn khí (Mũi, Họng, thanh quản, khí quản phế quản) và hai lá phổi

giúp cơ thể lấy lại khí Oxygen từ môi trường và thải ra khí carbon dioxide ra ngoài cơ thể

viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen, suyễn, cúm,…

Vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất hợp lý

Không hút thuốc lá

Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp

Giảm tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

Đeo khẩu trang chống bụi tiêm vaccine phòng bệnh.

Hệ bài tiết

Phổi, thận, da, gan

lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường

viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,…

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn nhiều muối

Rèn luyện thể dục thể thao phù hợp

Không nhịn tiểu, giữ gìn vệ sinh hệ bài tiết

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Khám sức khỏe định kỳ

Không tự ý dùng thuốc

Hệ thần kinh

Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh

Thu thập các kích thích từ môi trường điều khiển điều hòa các hoạt động của các cơ quan giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường

Tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm,  parkinson, Alzheimer,…

Thực hiện chế độ dinh dưỡng lối sống lành mạnh

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Đảm bảo giấc ngủ

Không sử dụng chất kích thích

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Hệ nội tiết

các tuyến nội tiết tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy tuyến trên thận, tuyến sinh dục,…

điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc tiết ra một số hoóc môn tác động đến cơ quan nhất định

đái tháo đường, bướu cổ, lùn và khổng lồ, vô sinh

Thực hiện chế độ dinh dưỡng lối sống lành mạnh Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Đảm bảo giấc ngủ

Không sử dụng chất kích thích

Không tự ý dùng thuốc

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe

Hệ sinh dục

ở nam: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật,..

ở nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,…

giúp cơ thể sinh sản duy trì nòi giống

Bệnh lậu, sùi mào gà, viêm gan B, HIV/AIDS, giang mai

Nâng cao sức khỏe vệ sinh cá nhân cơ quan sinh dục đúng cách cách

Tập luyện thể dục thể thao hợp lý chế độ dinh dưỡng hợp lý

Tìm hiểu thông tin sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy

Thái hành vi đúng mực với người khác giới, giúp đỡ của tiến bộ

Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website nội dung không phù hợp

 Học sinh tham khảo nội dung trong bảng trên để vẽ sơ đồ

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ví dụ và thành phần của các hệ sinh thái:

Các kiểu hệ sinh thái

Ví dụ

Môi trường sống

Quần xã sinh vật

Hệ sinh thái rừng

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Môi trường trên cạn, môi trường trong đất, môi trường sinh vật.

Cây chuối hột, cây lim xanh, cây sấu, dương xỉ, kiến, chim sẻ, giun đất, chuột, con vắt,…

Hệ sinh thái biển và ven biển

Hệ sinh thái rạn san hô

Môi trường dưới nước, môi trường sinh vật.

San hô, hải quỳ, cá hề, tôm hùm, ốc hương, bạch tuộc, mực, sán lá gan, sán dây,…

Hệ sinh thái nông nghiệp

Hệ sinh thái đồng ruộng

Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật.

Lúa, cỏ, cua đồng, tép, ốc bươu vàng, ếch, bọ rùa, ốc sên, chuột, sâu đục thân, rệp,…

24 tháng 7 2023

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:

Nguyên nhân ô nhiễm

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm

Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp

- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách.

- Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn ra môi trường.

- Áp dụng các chế tài xử lí với các xí nghiệp, công ty, nhà máy không tuân thủ quy định xử lí rác thải sinh hoạt, công nghiệp.

Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật

- Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học.

- Sử dụng các loài thiên địch.

Ô nhiễm phóng xạ

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử.

- Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường.

Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh

- Để rác đúng nơi quy định.

- Xử lí rác thải đúng cách.

- Vệ sinh nơi ở và môi trường sống.

- Sử dụng các thuốc ức chế khi cần thiết.

24 tháng 7 2023

chế tài là gì ạ

24 tháng 7 2023
 Thành phần của máu  Đặc điểm cấu tạo  Chức năng 
 Huyết tương  Gồm nước, chất dinh dưỡng và chất hòa tan khác  Vận chuyển các chất
 Tiểu cầu  Không nhân Tham gia vào quá trình đông máu 
 Bạch cầu  Có nhân, không màu Tham gia bảo vệ cơ thể 
 Hồng cầu  Hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏTham gia vận chuyển chất khí (O2, CO2)
5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp: Không khí bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi mịn, vi sinh vật, virus hoặc các chất có hại,… xâm nhập vào đường dẫn khí và phổi là nguyên nhân chính dẫn dến các bệnh về phổi và đường hô hấp.

- Các biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:

+ Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

+ Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

+ Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

+ Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.

+ Tiêm vaccine phòng bệnh.

+ Có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.

+ Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

+ ….

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét:

+ Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn để tăng sự tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi,...

+ Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại, co cơ chân lông để giảm sự tỏa nhiệt, nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run),…

- Lợi ích của những phản ứng trên: Những phản ứng trên giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, giúp cho thân nhiệt được duy trì ổn định quanh mức bình thường đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Ý 1.

Ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt: Việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi đi ra ngoài. Nhờ đó, nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn vào phổi hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.

Ý 2: 

Phải dùng tay ấn vào lồng ngực trong phương pháp ấn lồng ngực vì: Khi dùng tay ấn vào lồng ngực sẽ tạo ra lực ép tác động gián tiếp vào tim và phổi, giúp khôi phục tuần hoàn và cử động hô hấp.