K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2018

1 : Đất giữ chim đi.

2 : Đừng tưởng tượng nữa

3 : Vì thang máy chỉ đến tầng 35

4 : Tiền

5 : Chữ a

1: đất xấu chim bay

2: thôi khỏi tượng tượng

3. vì thang máy chỉ đến tầng 35

4. tiền

5. chữ a

11 tháng 12 2019

chửi nó 

(mk chat riêng vs bn thui)

11 tháng 12 2019

chửi nó

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp).

4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).

1
22 tháng 8 2016

1“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.

Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”.

 2Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha.

 

 

Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc – sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.

 3(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.  (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!

 

– Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”.

– Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”.

 4Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”.

 

Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy!

Hãy kể lại câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn bằng lời kể của chị CốcĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp,...
Đọc tiếp

Hãy kể lại câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn bằng lời kể của chị Cốc

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay trẻ lên ba, da xanh ánh, hang chân choi choi như muốn bơi.”

(Thi Sảnh)

a)    a Có những sự vật nào được miêu tả? Câu nào nói lên nội dung của đoạn văn?

 

b)    bTôm cá được miêu tả trong đoạn văn có những đặc điểm gì?

c)     cPhát hiện biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn và vho biết tác dụng của nó?

d)    dNhững đặc điểm của tôm cá cùng với các biện pháp tu từ cho thấy điều gì trong tài quan sát, miêu tả của tác giả?

1
22 tháng 11 2023

1Phân tích các phép liên kết trong đoạn văn sau:

Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi. (Thi Sảnh)
+Phân tích các pháp liên kết trong đoạn văn 
-pháp lập 
-pháp nối
-Pháp thế 
-Pháp liên tưởng

2. Phân tích cacs kiểu câu trong đoạn văn sau:Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy nhưng Mị không bước ra đường chơi mà Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng. Mị muốn đi chơi. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay (Tô Hoài)

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:“… Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“… Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến …” (Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh – Ngữ văn 6, tập 2)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
b. Trong đoạn trích, người anh đã bộc lộ thái độ chưa tốt đối với em gái của mình? Em hãy viết một lời khuyên có ý nghĩa cho người anh trai này để anh ấy thay đổi.

1
22 tháng 2 2018

a biểu cảm

b Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ.

mình xin gửi cho bạn tin tinTôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà...
Đọc tiếp

mình xin gửi cho bạn tin tin

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với một khuôn mặt nặng trĩu. Thế rồi một người chẳng quen biết gì trên xe điện mỉm cười với tôi, và theo phản xạ, tôi cũng cười đáp lại. Đột nhiên, mọi mệt nhọc trong tôi dường như tan biến.
Có một câu chuyện của Saint Exupéry mà tình cờ tôi đọc được. Những người say mê văn học không xa lạ gì với tác giả cuốn Hoàng tử bé. Ông đã từng là phi công tham gia chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm tháng này, ông đã viết ra Nụ cười. Tôi không biết đây là một tự truyện hay là một truyện hư cấu, song tôi tin rằng nó có thật. Trong truyện, Saint Exupéry là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông nghĩ rằng nay mai mình cũng sẽ bị xử bắn như những người khác. Ông viết:
" Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi co giật và rút từ túi ra một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song, tôi nhìn thấy người cai tù. Anh ta không thấy tôi, nên tôi đành gọi:
- Xin lỗi, anh có lửa không ?
Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt của anh nhìn vào mắt tôi. Ngay lập tức, tôi mỉm cười. Tôi chẳng hiểu tại sao mình làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười.
Lúc này, dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang kẻ hở giữa ngay tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, song do tôi cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại. Anh bật diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây, trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ la một con người.
-Anh có con không?- Anh ta hỏi tôi.
- Có - Tôi đáp, và lôi từ túi ra chiếc bóp có tấm hình gia đình mình. Đoạn anh ta cũng lôi từ túi ra tấm hình của những đứa con và bắt đầu kể những ước mơ của anh đối với chúng.
Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết rằng mình sắp chết và chẳng bao giờ gặp lại người thân. Anh ta cũng khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh mở khóa và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lẵng lẽ đưa tôi ra khỏi thành phố, thả tôi ra rồi quay trở về.
Thế đó, cuộc sống của tôi đả được cứu rỗi nhờ một nụ cười."
Từ khi đọc được câu chuyện này, tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi vỏ bọc mà chúng ta tạo ra để bảo vệ mình, bảo bệ phẩm giá và vị thế, bên dưới những điều này còn có một cái thật qúy giá mà tôi gọi là tâm hồn.
Tôi tin rằng nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta không còn gì phải sợ hãi hay căm thù nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với người khác qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép mầu nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau. Mẹ Theresa đã cảm nhận điều này trong cuộc sống và bà đưa ra một lời khuyên chân thành:" Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ bạn, với chồng bạn, với con cái bạn và với mọi người - dù đó là ai, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau."

Tặng bạn đấy

2
8 tháng 11 2016

hay và rất có ý nghĩa

9 tháng 11 2016

bạn nào ?

ĐỀ  SỐ 2: PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)       Đọc kĩ đoạn  trích dưới và trả lời các câu hỏi :[…] Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm...
Đọc tiếp

ĐỀ  SỐ 2: 
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
       Đọc kĩ đoạn  trích dưới và trả lời các câu hỏi :
[…] Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm ma[1] ngoài nghĩa địa và con sẽ bị phồng tay, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân dẫm nát cây ra và được một loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng áo lên mười một con thiên nga và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng đây mới là điều cấm nặng nề nhất là từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con không được nói một câu. Nếu con chỉ nói một tiếng thôi thì tiếng nói đó sẽ là nhát dao đâm xuyên tim các anh con”.
Nàng bừng tỉnh và bắt đầu làm việc ngay để giải thoát cho các anh nàng.
Qua hai ngày làm việc cật lực, hai bàn tay nàng bị phồng cả lên, đau đớn vô cùng. Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.
                                               (Trích “Bầy thiên nga” – An-đéc-xen)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0.5)
Câu 2: Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (0.5)
Câu 2: Mục đích cô bé Li-dơ dệt những chiếc áo dài tay từ sợi cây tầm ma là gì? ? (0.5)
Câu 3: Hãy chỉ ra  một cụm danh từ trong câu văn : “Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.” ? (0.5)
Câu 4: Từ việc làm của cô bé Li-dơ, em rút ra cho mình bài học gì về tình cảm anh em trong gia đình. (1đ)
II. Viết (7.0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm) Từ việc làm của cô bé Li-dơ, em trình bày ý nghĩa về tình cảm anh em trong gia đình.
Câu 2. (5,0 điểm) Kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em cùng với bạn bè.

0
ĐỀ  SỐ 2: PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)       Đọc kĩ đoạn  trích dưới và trả lời các câu hỏi :[…] Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm...
Đọc tiếp

ĐỀ  SỐ 2: 
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
       Đọc kĩ đoạn  trích dưới và trả lời các câu hỏi :
[…] Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm ma[1] ngoài nghĩa địa và con sẽ bị phồng tay, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân dẫm nát cây ra và được một loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng áo lên mười một con thiên nga và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng đây mới là điều cấm nặng nề nhất là từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con không được nói một câu. Nếu con chỉ nói một tiếng thôi thì tiếng nói đó sẽ là nhát dao đâm xuyên tim các anh con”.
Nàng bừng tỉnh và bắt đầu làm việc ngay để giải thoát cho các anh nàng.
Qua hai ngày làm việc cật lực, hai bàn tay nàng bị phồng cả lên, đau đớn vô cùng. Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.
                                               (Trích “Bầy thiên nga” – An-đéc-xen)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0.5)
Câu 2: Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (0.5)
Câu 2: Mục đích cô bé Li-dơ dệt những chiếc áo dài tay từ sợi cây tầm ma là gì? ? (0.5)
Câu 3: Hãy chỉ ra  một cụm danh từ trong câu văn : “Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.” ? (0.5)
Câu 4: Từ việc làm của cô bé Li-dơ, em rút ra cho mình bài học gì về tình cảm anh em trong gia đình. (1đ)
II. Viết (7.0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm) Từ việc làm của cô bé Li-dơ, em trình bày ý nghĩa về tình cảm anh em trong gia đình.
Câu 2. (5,0 điểm) Kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em cùng với bạn bè.

0
Bài viếtKiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương. Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa...
Đọc tiếp

Bài viết

Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương.

 Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.

Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.

Thế rồi bímật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".

Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mèo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.

Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

5

?????????????????

17 tháng 2 2016

Bạn viết văn cảm nhận về người anh đấy à