K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2022

Tham khảo

Nội dung chính: Tiếng vọng từ rừng và sự thức tỉnh về thái độ, hành vi mà người mẹ muốn gửi đến con để giúp con tốt hơn mỗi ngày

29 tháng 3 2022

Tham khảo

Từ thuở lọt lòng cho đến trưởng thành, mỗi chúng ta được nuôi dưỡng bằng cậu chuyện của bà và mẹ. Những câu chuyện ấy không chỉ làm ta thích thú, mà còn tưới mát tâm hồn trẻ thơ, từ đó gieo trồng hạt giống tương lai. “Cô bé bán diêm” gieo tình yêu thương. “Thánh Gióng” gieo lòng yêu nước và dũng cảm. “Bó hoa tặng mẹ” gieo lòng hiếu thảo… Và hôm nay, ta bắt gặp câu chuyện “Tiếng vọng rừng sâu”, kể về những lần cậu bé hét to vào rừng sâu và được rừng vọng lại. Vậy, câu chuyện có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng nhau bàn bạc để rút ra bài học quý báu cho cuộc sống…

Với tất cả nỗi bực tức, cậu bé đã hét to “tôi ghét người” và rừng đã vọng lại “tôi ghét người”, cậu bé hoảng sợ. Nhưng khi cậu hét lên “tôi yêu người” với tất cả tình yêu thương, rừng đã trìu mến đáp lại. Có lẽ cậu bé không hiểu vì sao lại như thế vì cậu còn quá nhỏ. Nhưng trong tâm hồn non nớt ấy bắt đầu ươm mầm khái niệm trao đi và nhận lại...

Con ong cho mật, hoa cho hương, chim cho tiếng hót, con người cho nhau tình yêu và cao hơn nữa là đức hy sinh. Khi yêu, con người sẵn sàng hy sinh tất cả mà không đòi hỏi gì. Cụ Bơ-men (Chiếc lá cuối cùng – O Henri) hy sinh mạng sống của mình để cho Giôn-xi được sống. Nàng Xtefchia (Con hủi) hy sinh mạng sống, tuổi xuân cho tình yêu được sống. Điều gì đã thúc đẩy họ hành động như vậy? Với Xtefchia là dành cho người nàng yêu Valđemar. Còn với cụ Bơ-men, Giôn-xi chỉ là người cùng nghề họa sĩ, sống cùng căn hộ, không thân thiết. Nhưng vì thương yêu cô gái trẻ tội nghiệp, một mình cụ đã chống chọi giữa đêm khuya mưa bão vẽ nên chiếc lá để cho trái tim Giôn-xi được đập mạnh mẽ. Đổi lại, trái tim cụ Bơmen đã ngừng đập. Cả cuộc đời mình, cụ chỉ mong có một tác phẩm để đời, chính chiếc lá cuối cùng đã giúp cụ toại nguyện.

Cậu bé trong câu chuyện không cần đợi tiếng vọng của rừng bởi vì trong tâm hồn cậu đang có mưa. Mưa tưới mát đất tâm hồn, làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Cậu bé đã nhận lại tất cả, nhận làn gió mát cuốn trôi bao giận hờn, bực tức; nhận tiếng chim reo vui đón chào hạnh phúc… Như vậy, “cho” đã trở thành khát vọng sống mãnh liệt, là hành động thôi thúc... Bởi vì “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” – Tố Hữu...

Tôi sẽ chọn cách sống cống hiến. Tôi cống hiến tài năng và sức trẻ để gây dựng đất nước, kinh nghiệm cho lớp trẻ mai sau… Để rồi khi nhắm mắt xuôi tay, tôi sẽ mỉm cười hài lòng trong khi mọi người khóc.

Người ta nói “cho và nhận” chứ không nói “nhận và cho”. Bởi vì sống thì cứ “cho” đi, đừng mong “nhận” lại. Nếu ai “cho” đi để mong “nhận” lại thì đó chỉ là sự “trao đổi”, không phải là san sẻ yêu thương...

Cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn, con người hàng ngày vẫn làm việc, lao động và “cho” – “nhận”. Hy vọng rằng, mọi người cứ “cho” đi mà không chờ “nhận” lại. Bởi vì khi “cho” là “nhận”. Thời gian rồi cũng sẽ qua mau, có những thứ sẽ phai mờ nhưng hãy tin tôi, điều gì đã “cho” sẽ mãi trường tồn như câu chuyện “tiếng vọng của rừng”. Bởi vì nó đã được khắc sâu trong tim, chảy trong huyết mạch để nhắc nhở nhau rằng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”...
 

29 tháng 3 2022

Ngắn gọn đc ko bạn?

 

21 tháng 3 2020

 Người đời đã từng nói: “Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay giữ được hương thơm”. Vậy phải chăng hạnh phúc là ước mơ, cũng là mục tiêu của tất cả mọi người? Nhưng những người khôn ngoan luôn hiểu rằng, hạnh phúc chỉ đến khi họ biết cho đi. Ta sẽ được nhận lại thậm chí nhiều hơn khi biết san sẻ nó. Và qua câu chuyện ngắn Tiếng vọng rừng sâu, ta lại như thấm nhuần đạo lí này hơn. Chỉ qua hình tượng một cậu bé ngỗ ngược, nghịch ngợm đã buột miệng hét lớn: “Tôi ghét người” và ngay sau đó, cậu phải đón nhận những tiếng vọng lại, thậm chí còn to và nhiều hơn trước, ta như cảm nhận rằng: một lời bất cẩn có thể khiến cho chính ta và những người xung quanh bị tổn thương. Cậu nói cậu ghét người, vậy là “người” cũng ghét cậu, cậu cho đi bao nhiêu thì sẽ nhận lại bấy nhiêu. Chính sự vô tình của cậu bé đã khiến bản thân phải hoảng hốt, phải buồn bã khi nhận lấy cái giá của mình. Cậu tủi thân khi biết rằng có người ghét bỏ mình, nhưng lại chẳng thể ngẫm ra cảm giác của người khác khi cậu nói cậu ghét họ. Trái lại, khi cậu bé đã được học cách nói lời yêu thương, biết trao đi sự chân thành thì dường như niềm vui cậu nhận lại đã tăng lên gấp bội. Khi cậu nói “Tôi yêu người”, vậy là khi đó khu rừng vọng lại những tiếng nói văng vẳng “Tôi yêu người”… như thể có ai đã đáp trả tình cảm của cậu, đã yêu mến cậu. Cảm giác đó chẳng phải thật hạnh phúc hay sao? Vậy đó, trong cuộc sống, nếu ta không biết trao đi điều gì, thì thứ duy nhất ta giữ lại được chỉ là bản thân ta, không ai tin ta, không ai yêu ta, cuộc sống sẽ dần ruồng rẫy ta bởi sự ích kỉ đó. Vậy thì, hãy bắt đầu học cách cho đi vô điều kiện, cho đi mà không hi vọng; như vậy thì hạnh phúc sẽ đến khi ta ít ngờ đến nhất, giống như cậu bé trong câu chuyện vậy! Và tất nhiên, ý nghĩa của truyện không chỉ có thế, hãy thử nghĩ mà xem nếu như người mẹ phó mặc cho sai lầm của cậu bé, để cho cậu phải tự đi tìm câu trả lời mà không dạy cho cậu biết, vậy thì sẽ thế nào? Cậu sẽ chẳng thể nhận ra những điều phải trái, sống thế nào để có hạnh phúc. Từ đó mà ta nhận ra rằng, tình mẹ thật lớn lao! Người mẹ luôn là nơi mà đứa con có thể trở về khi cảm thấy buồn bã hay tủi thân; là người đã dẫn dắt cho những đứa con đi trên con đường đúng đắn từ thuở còn ấu thơ. Câu nói cuối truyện của người mẹ đã là một nút thắt sắc sảo, nó tạo nên điểm mấu chốt và là bài học đi sâu vào lòng người đọc: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con..Sở dĩ sự tồn tại về giá trị của việc cho và nhận không chỉ có trong câu chuyện này. Thậm chí nó còn có mặt ở nhiều điều rất đời thường trong cuộc sống kia. Hãy lấy ví dụ từ một chú chó, tại sao loài vật này lại được mệnh danh là “bạn thân của loài người”. Bởi một lẽ thường tình, loài chó thường trao đi sự trung thành với người chủ của mình một cách vô điều kiện; nó yêu thương con người bằng tất cả trái tim; nó nhìn con người bằng cặp mắt trìu mến và sẵn sàng bảo vệ họ. Vậy là món quà chúng nhận được chính là sự tin tưởng, sự trân trọng và lòng yêu thương vô hạn. Giống như câu chuyện trên, đây cũng chính là chân lí của “cho – nhận”. Cuộc sống sẽ hoang phí khi bạn dành hết thời gian cho bản thân mình, hãy đặt mình ở vị trí của những người xung quanh và vui lòng cho đi như khi bạn sẵn sàng nhận về…

                                                                      “Nếu là con chim, chiếc lá

                                                          Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.

                                                                     Lẽ nào vay mà không có trả

                                                            Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ”

                                                                                    (Tố Hữu – Một khúc ca)

Đôi khi ta có thật nhiều niềm vui, những hạnh phúc và những thứ đáng để trân trọng vậy mà chúng ta không biết. Cứ lặng lẽ làm nó qua đi, phai đi nhưng rồi một ngày khi đã nhận ra rồi thì bạn hãy yêu thương nhiều hơn. Ban-dắc đã nói: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”. Người mẹ lúc nào cũng yêu thương, san sẻ với con, tha thứ cho con dù con có làm gì đi chăng nữa. Những câu chuyện “Quà tặng cuộc sống” luôn đem đến cho ta những bài học sâu sắc, những bức thông điệp về tình yêu, tình bạn, tình mẫu tử, phụ tử,… nhưng quan trọng hơn hết là nó định hướng cho ta cách sống và biết cách yêu thương người khác. Câu chuyện Tiếng vọng rừng sâu là một câu chuyện có ý nghĩa rất lớn về tình mẫu tử mà trong đó điều làm chúng ta suy nghĩ nhiều nhất là sự cho di và nhận lại. Như người mẹ đã nói: đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta”. Trong câu chuyện, cậu bé đã giận đến nỗi phải hét lên rằng: “Tôi ghét người” vậy mà người mẹ vẫn khoan dung, tha thứ. Hơn nữa còn ân cần chỉ bảo cho con. Ta hiểu rằng mẹ là vô cùng quan trọng đối với con, là người dìu dắt và đưa con đến với những con đường tràn ngập nắng và hoa. Mẹ đã định hướng cho con, đã bên con cho dù thế nào đi chăng nữa. Và quả thật đúng là “Trái tim người là một vực sâu thăm thẳm và ở dưới đấy ta luôn tìm thấy sự thứ tha”. Từ đó, ta thấy được ý nghĩa của người mẹ, và bài học sâu sắc về tình mẫu tử… Hay như chi tiết cậu bé hét lên câu gì, rừng sâu chỉ vọng lại câu đó, thậm chí còn to hơn và người mẹ đã giải thích rằng đấy là sự cho đi nhận lại, quy luật của cuộc sống chúng ta. Đúng vậy! Đôi khi, bạn thường cảm thấy rằng cuộc đời thật bất công, bạn đã cho đi quá nhiều mà không nhận lại được bao nhiêu… Nhưng vấn đề thật đơn giản. Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được. Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không hề có sự bất công nào, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi và điều quan trọng là bạn hãy mở rộng tấm lòng mình để đón nhận nó. Khi bạn cho đi những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Nếu bạn càng tính toán sự cho đi thì lại càng dồn nén, khi ấy vừa không vui mà vừa phải cho đi. Vì vậy, hãy cứ yêu thương, yêu thương thật nhiều để một ngày hạnh phúc sẽ đến với bạn.. Cuộc sống là như thế đó, đôi khi người ta chấp nhận cho đi điều quý giá nhất, nhưng rồi họ chẳng nhận lại được như mong muốn. Nhưng bạn nên nhớ, trong tình yêu không có sự trông mong được nhận lại, bởi tình yêu luôn luôn là một điều luật không công bằng của trái tim, không có định nghĩa và lí lẽ. Hãy cứ cho đi vì như vậy là bạn đã tự yêu thương lấy chính bản thân mình. Hãy cảm nhận những hạnh phúc vô hình mà cuộc sống ban tặng cho bạn, để mỗi ngày là một niềm vui và để được người khác yêu thương bạn một cách đúng nghĩa.

23 tháng 9 2021

BN THAM KHẢO:

 Ý nghĩa chính của văn bản thầy bói xem voi là:

-Chế giễu cách xem voi và phán voi của các thầy.

-Cho ta biết:muốn hiểu biết sự vật,sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

23 tháng 9 2021

Nội dung chính: 

Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo voi như cái chổi sể… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

Tóm tắt các ý chính:

- Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào.

- Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chận bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể.

- Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.

NG
7 tháng 12 2023

- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỉ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. 

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kẻ xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

- Cô bé bán diêm (An-đéc-xen): số phận của cô bé đáng thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiện tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ.

- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với Bác.

- Lượm (Tố Hữu): hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

- Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp): gấu con xấu hổ về đôi chân kiềng của mình nhưng sau khi nghe lời mẹ, cậu trở nên tự tin hơn, không hề xấu hổ mà vô cùng tự hào

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo- Trần Nghị Du): Nêu lên những lí do mà chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

- Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí.

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà.

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật "tôi" không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ họ lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

- Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn): cậu bé bắt được một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần - người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình.

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Theo Nguyệt Cát): Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? (Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22.

- Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" (Theo khoahoc.tv): Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem, lát khoai tây chiên).

26 tháng 7 2018

Chủ đề gia đình nói về j ? Nói về 1 lỗi sai , về 1 buổi họp sum vầy của gđ ,...

30 tháng 7 2018

@Kiều Nga 2k6: Chủ đề gia đình chứ thích kể về gì thì kể ạ

27 tháng 2 2022

1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Trong bài thơ trên, có các câu 6 - 8 xen kẽ với nhau. Về vần, tiếng thứ 6 của câu 6 (Phu) bắt vần với tiếng thứ 6 của câu 8 (cù), tiếng thứ 8 của câu 8 (Xanh) bắt vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo (anh). Về thanh điệu: các tiếng thứ 6, 8 trong các câu thơ là thanh bằng, các tiếng thứ 4 là thanh trắc. Về nhịp: các câu thơ ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/2/2/2).

2. Nội dung chính của bài thơ: bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của Bình Định, bài thơ như lời mời gọi bạn đọc đến khám phá thiên nhiên và văn hóa, đặc sản của nơi đây.

3. Cụm từ: về Bình Định cùng anh. Đó là cụm động từ. Cụm từ ấy do động từ "về" làm thành phần trung tâm.

4. (HS trình bày thành bài văn. Lưu ý về nội dung: viết về vùng đất Bình Định, hình thức: 3-5 câu)

18 tháng 3 2022

đang thi hả sau mà gấp vậy bạn

18 tháng 3 2022

tui cong ko biết bài chú chim sâu là bài j sao giúp