K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
20 tháng 9 2023

- Trong thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, tuy nhiên đến thời kì Phục hưng, Giáo hội lại đàn áp những tư tưởng tiến bộ. Vì thế, giai cấp tư sản muốn “cải cách” lại tổ chức giáo hội.

- Các nhà cải cách đã phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, dẫn đến sự phân chia đạo Ki-tô thành hai giáo phái là Thiên Chúa Giáo và Tân giáo. Phong trảo Cải cách tôn giáo đã tác động thuận lợi đến sự phát triển kinh tế của giai cấp tư sản.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

loading...

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn:

 (ảnh 1)

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã lần lượt trải qua:

+ Nhà Đường (618 - 907).

+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 - 960).

+ Nhà Tống (960 - 1279).

+ Nhà Nguyên (1271 - 1368).

+ Nhà Minh (1368 - 1644).

+ Nhà Thanh (1644 - 1911).

- Dưới thời Đường, chế độ phong kiến của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

- Thời Minh, Thanh kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, nhiều đô thị được phát triển,…

NG
20 tháng 9 2023

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, văn hóa Trung Quốc tiếp tục phát triển và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực như: Tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa.

- Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của văn minh nhân loại.

NG
20 tháng 9 2023

* Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á

- Thế kỉ X, lịch sử khu vực được mở đầu bằng sự kiện nhà nước độc lập thống nhất của người Việt ra đời.

- Các vương quốc ra đời trước thế kỉ X bước vào thời kì thống nhất và phát triển

- Thế kỉ XIII đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+ Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên, bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ

+ Xuất hiện các quốc gia nói tiếng Thái như Su-khô-thay, A-út-thay-a…

- Đầu thế kỉ XV, vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập, trở thành vương quốc phát triển nhất Đông Nam Á

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là thời kì phát triển thịnh vượng của khu vực

* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu về văn hóa trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc

19 tháng 1 2023

Điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII).

- Từ thế kỉ I đến thế kỉ V vương quốc Phù Nam phát triển rực rỡ, là trung tâm kết nối văn hóa và giao thương với các nước ngoài khu vực

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai quản (trên danh nghĩa) của nước Vương quốc Chân Lạp; dân cư thưa thớt

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

loading...

NG
20 tháng 9 2023

- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương trều Hồi giáo, lấy Đê-li làm kinh đô.

- Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng

+ Kinh tế: nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính, thương mại phát triển mạnh mẽ.

+ Văn hóa – xã hội: Tầng lớp Bà La Môn vẫn được xem là đẳng cấp cao nhất, nhưng thực quyền thuộc về những người Hồi giáo.

NG
19 tháng 9 2023

- Tên 6 châu lục trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.

- Một số cuộc phát kiến địa lí lớn:

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng).

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498).

+ Năm 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới.

- Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:

+ Về kinh tế: các cuộc đại phát kiến địa lí đã tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới; thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cùa thương nghiệp và công nghiệp.

+ Về văn hóa: các cuộc đại phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết mới về những con đường, vùng đất, dân tộc mới… từ đó sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc được tăng cường, mở rộng.

+ Các cuộc phát kiến địa lí cũng dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.