K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tóm tắt lại truyền thuyết Nàng HanTRUYỀN THUYẾT NÀNG HANNỮ TƯỚNG ANH HÙNG CỦA NGƯỜI THÁIChuyện truyền thuyết Nàng Han từ thời xưa của dân tộc Thái kể về nữ tướnganh hùng ,trong lúc bản mường bị giặc ngoại xâm cướp phá,có người phụ nữ trẻ mặc giả trai đến kêu gọi thanh niên trai trẻ đi đánh đuổi giặc ra khỏi bản mường.Truyền thuyết như vậy nên nhiều bản mường người Thái có đền thờ...
Đọc tiếp

Tóm tắt lại truyền thuyết Nàng Han

TRUYỀN THUYẾT NÀNG HAN
NỮ TƯỚNG ANH HÙNG CỦA NGƯỜI THÁI

Chuyện truyền thuyết Nàng Han từ thời xưa của dân tộc Thái kể về nữ tướng
anh hùng ,trong lúc bản mường bị giặc ngoại xâm cướp phá,có người phụ nữ trẻ mặc giả trai đến kêu gọi thanh niên trai trẻ đi đánh đuổi giặc ra khỏi bản mường.Truyền thuyết như vậy nên nhiều bản mường người Thái có đền thờ và lễ hội Nàng Han,như địa danh có thật dưới đây.

 

Bờ sông Nậm Na ở đầu bản Chiềng Nưa,xã Chăn Nưa,huyện Sìn Hồ,tỉnh Lai Châu có bãi cát mịn tên gọi là Đon Tướng ( bãi cát tướng quân ) phía đầu nguồn có mỏm đá nhô ra bờ sông,nơi đây ngày xưa có đền thờ Nàng Han.Ngày rằm tháng giêng hằng năm lễ hội cúng tế Nàng Han được tổ chức tại đây .

Truyện kể rằng : Ngày xửa ngày xưa bản mường phía Bắc đang sống yên vui thanh bình thì bị giặc ngoại sâm tràn xuống cướp bóc. Bọn giặc hunh ác, đi đến đâu là khói lửa ngút trời,chúng đốt phá nhà cửa,chém giết dân lành,người già trẻ nhỏ cũng không tha,tiếng kêu khóc oán hận thấu tận trời xanh .Các tù trưởng tổ chức quân lính chống cự nhưng thế giặc mạnh không thắng được bọn chúng,các bản mường lần lượt thất thủ rơi vào tay giặc. Trong tình cảnh bản mường ngàn cân treo sợi tóc.

Một hôm bỗng xuất hiện một chàng trai trẻ,khôi ngô tuấn tú mặt hồng hào tươi như bông hoa,mặc áo giáp.Không ai biết người từ phương nào đến,cũng không biết họ tên là gì. Chàng trai kêu gọi những thanh niên trai trẻ chưa lập gia đình vào quân lính để chống giặc cứu bản mường.Chàng huấn luyện cho họ biết sử dụng cung nỏ,gươm giáo cũng như cách sung pha trận mạc giáp mặt với quân thù.Tất cả đều bầu chàng trai làm tướng và gọi chàng là anh tướng.
Khi quân lính đã được huấn luyện thành thạo,anh tướng chọn được ngày lành đã tập trung quân lính tại Đon Tướng , anh tướng lệnh cho mổ trâu trắng tế thần trời thần đất,thần núi thần sông và khao quân sĩ cơm thịt no say trước khi ra trận. Rồi anh tướng cưỡi ngựa dẫn đầu đưa quân ra trận đánh giặc,có câu thơ làm chứng :
“ Tắm nước Nàng Han lội chỗ sâu
Đánh giặc Nàng Han dẫn đầu”.(1)
Anh tướng xông vào chém giết bọn giặc như vào chỗ không người,không mũi tên,gươm giáo nào đụng được đến người vị tướng trẻ.Anh tướng cùng quân lính dũng mãnh kéo đến bản nào là bọn giặc thua chạy tan tác.Bọn chúng run rẩy,kêu khóc giẫm đạp lên nhau bỏ chạy về mường chúng ở phương Bắc.
Đánh đuổi bọn giặc ác ra khỏi bản mường,quân lính kéo về trước sự vui mừng chào đón của dân các bản mường.Anh tướng dẫn quân về tập trung ở bãi cát tướng quân,rồi lệnh cho mọi người xuống sông Nậm Na tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị dự liên hoan mừng chiến thắng.Khi đó anh tướng cũng lấm lem bụi đất lẫn máu quân địch,nên đã trèo qua mỏm đá chắn phía đầu nguồn Đon Tướng sang tắm ở vũng có tên gọi là Nghe Van Hung ,nơi này khuất ở Đon Tướng nhìn sang không thấy.Anh tướng tắm rửa sạch sẽ,bỏ lại quần áo,giáp trụ bên bờ sông rồi biến mất cũng đột ngột như lúc anh đến vậy.


Dân chúng và quân lính chờ lâu quá không thấy anh tướng quay về nên đã kéo nhau đi tìm.Người đâu không thấy ,chỉ thấy quần áo,đồ đạc bỏ lại ở bờ sông, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy quần áo lót của tướng quân là đồ của con gái! Xem xét kỹ mọi người mới vỡ lẽ,thì ra anh tướng trẻ tuổi dũng mãnh của họ là người con gái xinh đẹp,mặc giả trai để chiêu mộ binh sĩ và cầm quân đánh giặc(2),họ mới đặt tên cho anh tướng là: Nàng Han.
(Nàng là chỉ người con gái danh giá xinh đẹp. Han là từ chỉ những người gan dạ dũng cảm)

 

 

 

Một số hình ảnh trong Lễ hội gội đầu để tưởng nhớ Nàng Han và Lê hội đua thuyền truyền thống Quỳnh Nhai

Không tìm thấy người,quần áo thì bỏ lại ở bờ sông nên có người cho là Nàng Han đã lâm nạn ở dưới sông rồi.Có người cho rằng Nàng Han là nàng thuồng luồng(3) lên giúp dẹp giặc,giặc tan nàng trở về thủy cung ở dưới sông rồi. Có người lại nói,Nàng Han là nàng tiên trên mường trời xuống giúp dân Thái đánh giặc, đánh đuổi hết giặc, bản mường bình yên nàng bay lên mường trời rồi. Không biết ai đúng ai sai,nhưng chiến công của Nàng Han giúp dân đánh đuổi giặc ác là có thật nên các tù trưởng đã thông báo cho các bản, mường người Thái ở gần bờ sông lập đền thờ cúng Nàng Han,cầu khấn Nàng phù hộ:
“Bản, mường bình yên
Muôn dân mạnh khỏe
Trẻ nhỏ sinh sôi
Người già thượng thọ
Mùa màng tốt tươi
Thóc lúa ngập đồng
Cá đầy sông suối”.(4)
Chính vì thế nhiều bản,mường người Thái mới có đền thờ Nàng Han.Còn tại địa điểm trên,nơi mỏm đá chắn Đon Tướng với vũng nước Nàng Han tắm người ta dựng đền thờ để cúng tế lễ hội Nàng Han hàng năm.Trước đây vào chiều mười lăm tết đều có tổ chức lễ cúng tế long trọng và độc đáo.Nhưng về sau đã bị bãi bỏ,hiện nay đã thất truyền.
Địa danh này hiện nay cũng không còn nữa vì đã chìm sâu dưới đáy lòng hồ thủy điện Sơn La rồi.

Chú thích:

1+4) Trích trong lời cúng tế Nàng Han.
2) Mặc giả trai: Ngày xưa việc nhà binh trận mạc là đều tối kỵ đối với đàn bà con gái.Vì thế Nàng Han mới phải mặc giả con trai,nếu người ta biết là con gái thì sẽ không có ai đi theo.
3) Nàng thuồng luồng: Những con vật linh thiêng đối với người Thái không có trong tứ linh ( Long,li,quy,phượng ) Mà là con thuồng luồng ngự dưới lòng sông.Có truyện thơ “Nàng É Khạy” chữ Thái cổ tả chi tiết về thuồng luồng.

 

0
14 tháng 11 2018

a)đàn bà,trẻ em,vợ

b)trong 1 số trường hợp nhất định phải dùng từ mượn

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.

Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.

[...]

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.”

(Trích truyền thuyết: “Con Rồng, cháu Tiên”)

Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? 

ai làm đúng mình tick cho mình đang cần gấp

0
 CON RỒNG CHÁU TIÊN(Truyền thuyết)        Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại...
Đọc tiếp

 

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

        Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

        Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

       Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

      Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

      - Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

     Lạc Long Quân nói:

     - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

        Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.

        Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

       Cũng bởi sự tích mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Chú thích:

   (*) Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

   Trong sáu truyền thuyết ở sách này, bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Nhưng truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Truyện thứ năm - Sự tích Hồ Gươm - là truyền thuyết về thời Hậu Lê. So với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết về thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn.

   Truyền thuyết Việt Nam có mỗi quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về thời các vua Hùng, là những thần thoại đã được lịch sử hóa.

(1) Ngư Tinh: con cá sống lâu năm thành yêu quái; Hồ Tinh: con cáo sống lâu năm thành yêu quá; Mộc Tinh: cây sống lâu năm thành yêu quá.

(2) Thủy cung: cung điện dưới nước.

(3) Thần Nông: nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cấy.

(4) Khôi ngô: sáng sủa, thông minh.

(5) Tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

(6) Đóng đô: lập kinh đô.

(7) Phong Châu: tên gọi vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn Phú Thọ, mà Việt Trì và Bạch Hạc là trung tâm.​

Bài 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là?

A, Nhân vật là thần thánh hoặc là người.

B, Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

C, Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

D, Nhân vật và hành động của nhân vật không có sắc màu thần thánh.

CHỌN CÂU ?

 

 

1
25 tháng 1 2019

Bài 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là? 

Trả lời : C, Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

Họccccccccc tốtkkkkkkkkkk

KB nữa nha

Theo yêu cầu của bạn tên là nguyễn phương anh, mik có đề môn sử của lớp 6 nà (vì môn sinh mai mình mới thi nên không có nha bạn) Câu 1: (4,0 điểm)Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ ?Câu 2: (4,0 điểm)Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào? Hiện nay ở địa phương em (tỉnh mà bạn đang sống) có những làng ngề thủ công truyền thống nào được...
Đọc tiếp

Theo yêu cầu của bạn tên là nguyễn phương anh, mik có đề môn sử của lớp 6 nà (vì môn sinh mai mình mới thi nên không có nha bạn)

 Câu 1: (4,0 điểm)

Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ ?

Câu 2: (4,0 điểm)

Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào? Hiện nay ở địa phương em (tỉnh mà bạn đang sống) có những làng ngề thủ công truyền thống nào được duy trì và phát triển từ thuật luyện kim?

câu 3: (2,0 điểm)

Trong SGK Lịch sử lớp 6 (trang 37) có câu danh ngôn sau:

" Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Em hãy cho biết câu danh ngôn đó là của ai và em hiểu như thế nào về câu danh ngôn trên?

(mình không chắc là trùng 100% nhưng ở tỉnh mình trường nào cũng đề như vậy hết á)

1
20 tháng 12 2018

Thanks bạn nhé

I. VĂN BẢN:Câu 1: Liệt kê các truyện truyền thuyết, cổ tích mà em đã được học? Viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật (tự chọn) mà em yêu thích nhất?Câu 2: Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết:a. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể? b. Từ cái chết của ếch đã khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống? Câu...
Đọc tiếp

I. VĂN BẢN:

Câu 1: Liệt kê các truyện truyền thuyết, cổ tích mà em đã được học? Viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật (tự chọn) mà em yêu thích nhất?

Câu 2: Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết:

a. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể? b. Từ cái chết của ếch đã khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống? Câu 3: Tóm tắt văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” và cho biết: a. Truyện có những nhân vật nào?

b. Y đức của Thái y lệnh được bộc lộ qua tình huống nào?

c. Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất? Vì sao?

II. TIẾNG VIỆT:

Câu 1: Hãy giải thích nghĩa của từ

a. ghẻ lạnh, kinh ngạc, nao núng

b. Nghĩa của những từ trên được giải thích bằng cách nào?

Câu 2: Trong các từ sau đây từ nào là từ thuần việt, từ nào là từ mượn?

ông, bà, cô, cậu, khôi ngô, tỉnh, huyện, phố, sách, vở, táo, lê, ghi đông, phanh, sút, gôn, giang sơn, thuỷ cung, tập quán, cai quản, pê đan, thái tử, gia tài, sính lễ, tráng sĩ.

Câu 3: Tìm số từ, lượng từ có trong đoạn trích dưới đây: Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phaỉ cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

III. TẬP LÀM VĂN: Viết đoạn văn (từ 10 -15 dòng) miêu tả quang cảnh thiên nhiên nơi em đang sống.

3
16 tháng 3 2020

I-Văn bản

Câu 1

a) -TRUYỀN THUYẾT: Con rồng cháu tiên, Banh chưng bánh dày,thánh Gióng,Sơn tinh thủy tinh, sự tích hồ Gươm

-Cổ Tích:Sọ Dừa, Thạch Sanh, em bé thông minh, cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng

b)  Thánh Gióng là người anh hùng được nhân dân tôn thờ, trân trọng và yêu quý. Gióng bất tử và là biểu tượng của đất nước văn lang. gióng không màng đến của cải vật chất và danh vọng. Giặc tan, Gióng bay thẳng về trời. thánh gióng là hình ảnh đẹp đẽ va kì lạ. thánh Gióng được thần thánh hóa nhằm thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta. Gióng đến từ nhân dân,được nhân dân nuôi dưỡng và vì nhaan dân mà đánh giặc.Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Bên cạnh đó, qua hình ảnh Thánh Gióng, chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ được tư tưởng và văn hóa tryền thống của dân tộc ta từ thủa xa xưa.

Câu 2

a)

- Vì nó sống lâu năm dưới đáy giếng nhìn thế giới bên ngoài qua miêngj giếng nên nó tưởng bầu trời bằng chiếc vung

- xung quanh toàn những con vật nhỏ bé hơn nó

-Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật xung quanh sợ nó

=>Hoàn cảnh sống nhỏ bé, hạn chế, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn chủ quan

b) - môi trường sống hạn hẹp , tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới bên ngoài

- sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết

-  từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo và sẽ phải trả cái giá đắt

Câu 3 Tóm tắt: 

 Ông Phạm Bân có nghề gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự Trần Anh Vương, ông đem của cải mua thuốc thang, trữ thóc để chữa cho người nghèo nên mọi người ai cũng quý trọng ông. Một hôm có người dân nghèo tới xin ông chữa gấp, đang lúc đó thì sứ thần Trần Anh Vương triệu ông vào khám cho quý nhân bị sốt, nhưng ông đã từ chối và đi chữa cho người đàn bà nguy kịch. Sau đó, ông tới gặp vương bày tỏ lòng thành, vương từ quở trách sang khen ngợi ông “là bậc lương y”. Về sau, con cháy ông đều làm quan lương y, được người đời ngợi khen.

a) truyện có: Thái y Phạm Bân, Vua trần Anh Vương, Người dân nghèo, quan trung sứ

b)+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ

     + Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.

     + Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.

     + Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y

→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng

c)- Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua mà không sợ quở trách

II- TIẾNG VIỆT

-ghẻ lạnh( Động từ):tỏ ra lạnh nhạt đối với người lẽ ra là thân thiết, gần gũi

-kinh ngạc( động từ):hết sức ngạc nhiên, sửng sốt trước điều hoàn toàn không ngờ

- nao núng( động từ) bắt đầu thay lung lay không còn vững vàng tinh thần

b)Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

Câu 2

Từ thuần Việt: ông, bà ,cô , cậu, phố, sách, vở, táo, lê

từ mươn: các từ còn lại

Câu 3

số từ: mười tám, một

lượng từ: các, những, mấy vạn

III- TLV

 

17 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nhiều

Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nên trong bài tập 2?a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thứ để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về...
Đọc tiếp

Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nên trong bài tập 2?

a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thứ để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
(Thánh Gióng)

 

b) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

 

c) Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua cánh đồng làng kia, chợt thấy bên về đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng […]

(Em bé thông minh)

1
21 tháng 4 2018

Trong các câu a, b, c dưới đều là những câu trần thuật nhưng nó còn có tác dụng kể, tả về nhân vật.

  - Các nhân vật phụ được giới thiệu trước, sau đó mới nói đến nhân vật chính.

   + Các nhân vật chính: Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, em bé thông minh.

   + Các nhân vật phụ: hai vợ chồng ông lão sinh ra cậu bé làng Gióng, Hùng Vương và Mị Nương, Viên quan đi tìm người tài giỏi.

1. Dựa vào lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó? Đánh giá công lao của Hai...
Đọc tiếp

1. Dựa vào lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu: “ Trưng Trắc, Trưng Nhị là phụ nữ, hô một tiếng mà các quận ở Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương”.Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét đó? Đánh giá công lao của Hai Bà Trưng?

2. Có câu ca dao sau:

Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng

Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân

Câu ca dao trên nói đến cuộc khởi nghĩa chống quân đô hộ nào? Do ai lãnh đạo? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa này? Cuộc khởi nghĩa có dành thắng lợi không ? Vì sao ?

 

0
BT 1. Tìm từ hán Việt tương ứng với từ thuần Việt :    - Đàn bà :    - Trẻ con :    - Sông dài :    - Vợ :    - Mưa gió :    - Tốt bụng :BT 2.Tìm từ hán Việt có trong đoạn cuối của truyện '' Con Rồng cháu Tiên " : Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua , lấy hiệu là Hùng Vương , đóng đô ở đất Phong Châu , đặt tên nước là Văn Lang . Triều đình có tướng văn , tướng võ ; con trai...
Đọc tiếp

BT 1. Tìm từ hán Việt tương ứng với từ thuần Việt :

    - Đàn bà :

    - Trẻ con :

    - Sông dài :

    - Vợ :

    - Mưa gió :

    - Tốt bụng :

BT 2.Tìm từ hán Việt có trong đoạn cuối của truyện '' Con Rồng cháu Tiên " :

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua , lấy hiệu là Hùng Vương , đóng đô ở đất Phong Châu , đặt tên nước là Văn Lang . Triều đình có tướng văn , tướng võ ; con trai vua gọi là lang , con gái vua gọi là mị nương ; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng , mười mấy đời truyền nối ngôi vua điều lấy hiệu là Hùng Vương , không hề thay đổi . 

Cũng bởi sự tích này về sau , người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình , thường xưng là con Rồng cháu Tiên .

     Giúp mk với mn ơi !

0