K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2017

cảm nhận về bài phò giá vè kinh

Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc.

Cảm nhận của em ve bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường.Các vua thời Trần cho xây ở quê một hành cùng gọi là cung thiên trường để thi thoảng có dịp về nghỉ ngơi.Mỗi dịp về đó nhà vua thường lưu lại,nay còn dữ được vài bài trong đó bài thơ Buổi chều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là một trong những bài thơ ấy.

18 tháng 10 2017

cảm nhận về bài Sông núi nước nam

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

15 tháng 10 2017

Thượng tướng Trần Quang Khải là anh hùng – thi sĩ lỗi lạc của đời Trần. Ông lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến lần thứ 1 (1285) và lần thứ 3 (1288) đánh thắng giặc Nguyên Mông. Ông là tác giả tập thơ “Lạc đạo” bằng chữ Hán, hiện chỉ còn lại 11 bài.

Mùa hè năm 1285, quân ta đánh thắng giòn giã trên phòng tuyến sồng Hồng, Thoát Hoan đại bại, thành Thăng Long được giải phóng. Trên đường cùng đại quân rước xa giá vua trở lại Kinh thành, Trần Quang Khải viết bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt “Tụng giá hoàn kinh sư” này. Đây là bài thơ dịch:

“Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.
Hai câu thơ đầu cấu trúc bình đối, nhắc lại hai chiến công liên tiếp vang dội của quân ta: trận Hàm Tử quan và trận Chương Dương độ. Hàng vận giặc bị bắt sống và bị giết. Ô Mã Nhi thoát chết, chạy trốn ra biển. Toa Đô bị chém cụt đầu. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, khí giới và lương thảo của giặc. Hai chữ “đoạt sáo” và “cầm Hồ" đứng đầu câu thơ gợi tả hai cú đánh sấm sét vô còng mạnh mẽ và liên tiếp giáng xuống dầu quân xâm lược. Lần đầu tiên trong thơ ca dân tộc, Trần Quang Khải đã đưa địa danh lịch sử vào thơ để ca ngợi “hào khí Đông A", ca ngợi chí khí anh hùng của Đại Việt. Thượng tướng Trần Quang Khải, tướng quân Trần Nhật Duật đã chỉ huy hai trận đánh lớn này. Câu thơ hàm sức, cảm xức đồn nén, khí văn hùng tráng mạnh mẽ biểu thị tinh thần “Sát Thát” của tướng sĩ và niềm tự hào vô cùng to lớn của nhân dân ta thời Trần:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan”

(Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù)

Trèn đà chiến thắng, quân ta quét sạch giặc Nguyên – Mông ra khỏi Kinh thành Thăng Long. Ngày 6 tháng 6 năm Ât Dậu, tức là ngày 9 tháng 7 năm 1285, Thượng tướng Trần Quang Khải cùng đoàn quân thắng trận rước xa giá vua Trần trở lại Kinh thành trong cảnh hoang tàn đổ nát.

Từ âm điệu anh hùng ca, giọng thơ trở nên tâm tình trong hai câu cuối. Trước đống tro tàn của quê hương đất nước, một nhiệm vụ mới rất nặng nề được đặt ra cho mọi người:

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san”

(Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu)

Từ vua đến vương hầu, từ tướng sĩ đến toàn dân, ai cũng phải "tu trí lực", đồng lòng gắng sức đem tài năng, công sức, của cải để tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm cho giang san ta, đất nước ta được độc lập, thái bình bền vững đến muôn đời, mãi mãi. Nghĩa vụ công dân được đặt ra một cách nghiêm trang, nhẹ nhàng và thấm thía. Câu thơ không có chủ ngữ (chủ ngữ ẩn), nhưng ai cũng cảm thấy mình đang được nhà thơ nhắc đến. Ngòi bút của tác giả rất thâm hậu. Tư tưởng “tu trí lực” mà Trần Quang Khải nêu lên từ thế kỉ 13 thế mà hơn 700 năm sau, mỗi công dân Việt Nam vẫn thấy mới mẻ, lay động.

“Tụng giá hoàn kinh Sư” mang ý nghĩa và giá trị lịch sử như một kí sự chiến trường của thời đại anh hùng ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông, đồng thời nêu lên sự nghiệp tái thiết, phục hưng đất nước. Câu thơ “Vạn cổ thừ giang san" biểu thị cao độ niềm tin tưởng mãnh liệt vào tiền đồ tươi sáng của đất nước và dân tộc. Hàm súc, anh hùng ca, trữ tình là vẻ đẹp “Tụng giá hoàn kỉnh sư” những vần thơ “sâu xa lý thú” làm rung động hồn người.

16 tháng 10 2017

fgdhgg

10 tháng 10 2019

   Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tướng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải : 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức.

Non nước ấy ngàn thu.

(Trần Trọng Kim dịch)

Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.



 

10 tháng 10 2019

chúc bạn học tốt

I, nội dung ôn tập1.cổng trường mở ra2.mẹ tôi3.cuộc chia tay của những con búp bê4.sông núi nước nam5.phò giá về kinh6.bài ca côn sơn7.bánh trôi nước8.qua đèo ngang9.bạn đến chơi nhà 10.xa ngắm thác núi lư11.cảm nghĩ về đêm thanh tĩnh12.ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêII, luyện tập1,ôn tậpôn: cổng trường mở ra,cuộc ct của những con búp bê,sông núi nước năm,qua đèo ngangnếu tên tác...
Đọc tiếp

I, nội dung ôn tập

1.cổng trường mở ra

2.mẹ tôi

3.cuộc chia tay của những con búp bê

4.sông núi nước nam

5.phò giá về kinh

6.bài ca côn sơn

7.bánh trôi nước

8.qua đèo ngang

9.bạn đến chơi nhà 

10.xa ngắm thác núi lư

11.cảm nghĩ về đêm thanh tĩnh

12.ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

II, luyện tập

1,ôn tập

ôn: cổng trường mở ra,cuộc ct của những con búp bê,sông núi nước năm,qua đèo ngang

nếu tên tác giả,thể loại,hoàn cản sáng tác nội dung,nghệ thuật

2. qua đèo ngang,bánh trôi nước,sông núi nước nam,
-mỗi bài thơ viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nêu các cảm nhận về

+ nêu cảm nhận về bài thơ

+Nêu cảm nhận về tâm trạng củ tác giả trong bài thơ qua đèo ngang

+Nêu cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong bài bánh trôi nước

 

2
8 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

tôi mong các bn ko làm như vậy

4 tháng 2 2018

Dài wá

11 tháng 10 2017

Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi. Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó. Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục! Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông. Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

11 tháng 10 2017

     Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải (1241-1294), con trai thứ ba của vua Trần Thánh Tông, không những là một danh tuớng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ đã in dấu ấn trong văn chương dân tộc.

Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải : 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức.

Non nước ấy ngàn thu.

(Trần Trọng Kim dịch)

Dường như sự xúc động quá lớn về niềm vui chiến thắng khiến nhà thơ không nói được nhiều. Bao nhiêu cảm xúc, suy tư dồn nên cả lại vào bốn dòng ngũ ngôn tứ tuyệt gân guốc, chắc nịch.

Hai câu mở đầu nóng bỏng hơi thở chiến trận và đậm chất anh hùng ca:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Chương Dương và Hàm Tử là hai chiến thắng lẫy lừng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Đối với quân dân nhà Trần lúc đó, chỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.

Tác giả không tả lại cảnh khói lửa binh đao, cũng không tả lại cảnh quyết chiến của quân ta, mà chỉ kể lại theo cách liệt kê sự kiện, nhưng vẫn làm sống dậy cả một không khí trận mạc hào hùng bởi tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí, và cả tiếng thét tiến công vang dội. Sức gợi cảm của cách nói giản dị mà cương quyết, rắn rỏi là ở đó.

Nên như mạch cảm xúc của hai câu đầu hướng về chiến trận, về hào quang chiến thắng, thì ở hai câu sau, mạch cảm xúc lại mở ra một hướng khác:

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!

Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.

Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến mu.

1 tháng 12 2021

Dùng Google đi

1 tháng 12 2021

cậu ơi, tớ search mà chẳng ra

27 tháng 10 2021

Tham Khảo!

 Trong các bài thơ trung đại đã học em thich nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơi đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước.
 

9 tháng 12 2016

cổng trường mở ra:

1. nghệ thuật

+lựa chọn hình thức tự bậc bạch như những dingf nhật lí của người mẹ nói với con

+sử dụng ngôn ngữ biểu cảm

2. nội dung

+những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con

+tâm trạng của người mẹ trước ngày đầu tiên con đi học

+vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội
mẹ tôi:

1. nghệ thuật

+sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

+lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh

+lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. nội dung

+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình

+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người

cuộc chia tay của những con búp bê:
1. nghệ thuật:

+xây dựng được tình huống tâm lí

+lựa chịn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật

+khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ

+lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc

2. nội dung

+là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ . Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc

nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ: sông núi nước nam và phò giá về kinh:

1. nội dung

+khẳng định chủ quyền dân tộc độc lập của nước Nam

+răn đe những kẻ thù

2. nghệ thuật

+được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc, bố cục chặt chẽ

+giọng thơ hào sả, mạnh mẽ, hình thức diễn đạt khô thúc và ngắn gọn. Đó chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam bằng thơ

2 tháng 11 2016

minh chi biet gt nd va nt tu truyen cong truong mo ra tro di thoi

1/cong truong mo ra

-nt

+sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn xúc tích de tuyên bố nen doc lap cua dat nuoc

+don nen cam xuc trong minh nghieng ve nghi luan va trinh bay y kien

+lua chon ngon ngu gop phan the hien giong tho dong dac,hung hon ,danh thep

-nd

+the hien niem tin vao suc manh chinh nghia cua dan toc ta

+bai tho co the xem la ban tuyen ngon doc lap dau tien cua dan toc ta

2/cuoc chia tay cua nhung con bup be

-nt

+lựa chọn chi tiết chọn lọc cho ta thấy được tình cảm vô cùng sâu nặng ,thắm thiết của hai anh em thành và thúy ,nói đâu mà 2 anh em phải chịu là nỗi đau không đáng có

3/pho gia ve kinh

-nt

+su dung the tho ngu ngon tu tuyet duong luat co dong ham suc de the hien niemtu hao cua dan toc+co nhip tho phu hop voi viec tai hien lai nhung chien thang don dap cua nhan dan ta va viec bay to suy nghi cua tac gia

+su dung hinh thuc dien dat co duc , don nen cam suc vao ben trong tu tuong

-nd

+hao khi chien thang va khat vong ve mot dat nuoc thai binh thinh tri cua dan toc ta o thoi nha tran

4/banh troi nuoc

-nt

+van dung dieu luyen nhung quy tac cua tho duong luat

+sd ngon ngu cua tho binh di gan gui voi loi an tieng noi hang ngay voi thanh ngu va mo tiep dan gian

+sang tao trong viec xay dung hinh anh nhieu tang y nghia

-nd

+bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm ứng nhân đạo trong văn học viết viet nam duoi thoi phong kien ca ngoi ve dep pham chat cua nguoi phu nu dong thoi the hien long cam thuong sau sac doi voi than phan cua ho