K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2022

Tham khảo ạ : 

Vào sinh nhật 12 tuổi, cậu được mẹ tặng 1 chiếc áo mới kiểu quân phục cậu hằng mơ ước. Cậu mừng rơn muốn đến lớp để ra oai với các bạn. Khi bị bạn bè giễu cợt, cậu đã cắt nát chiếc áo trước mặt mẹ, rồi chạy biến...Mẹ cậu mất,cậu rất ân hận. Một hôm, cậu tham gia 1 buổi trình diễn thời trang, thấy người mẫu mặc chiếc áo giống chiếc áo năm xưa mẹ tặng làm cậu nhớ đến mẹ. Cuối cùng,1 nhà thiết kế bậc thầy nói:" thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật.

1 tháng 10 2022

Vào sinh nhật tuổi 12 , sáng tinh mơ cậu được mẹ gọi dậy tặng một chiếc áo mới mà cậu hằng mơ ước . Cậu mừng rơn , vội ăn sáng rồi nhanh đến lớp muốn ra oai với các bạn . Nhưng khi bạn bè nhìn thấy hàng cúc áo của cậu bị lệch thành chữ V thì họ cười òa lên , giễu cợt khiến cậu nổi giận . Khi về đến nhà , cậu cắt nát chiếc áo chiếc mặt mẹ , rồi chạy biến . Sau đó , mẹ cậu làm vc ít nghỉ tay rồi qua đời . Sau này cậu trở nên thành .  đạt . Một hôm , khi tham gia 1 cuộc trình diễn thời trang , cậu bỗng nhận ra chiếc áo năm xưa . Cậu chạy vù lên sân khấu và òa khóc thống khổ , cậu kể lại mọi chuyện . Cuối cùng , một nhà thiết kế bậc thầy nói : " Thực ra , tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật ".

( Hơi dài )

12 tháng 1 2022

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".

Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!

Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!

Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên):

Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế...

Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vững vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!

ib CTV nhỉ:)?

13 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

4 tháng 4 2022

bạn tham khảo link này nha:https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=558107&q=Vi%E1%BA%BFt%20m%E1%BB%99t%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20v%C4%83n%20ng%E1%BA%AFn%20ch%E1%BB%A9ng%20minh%20%C3%BD%20ki%E1%BA%BFn%20sau%3A%20%20%E2%80%8B%22Ch%E1%BB%89%20qua%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%AB%20%C4%91%E1%BB%93ng%20ngh%C4%A9a%20%2Ctr%C3%A1i%20ngh%C4%A9a%20c%C5%A9ng%20%C4%91%E1%BB%A7%20ch%E1%BB%A9ng%20t%E1%BB%8F%20r%E1%BA%B1ng%20Ti%E1%BA%BFng%20Vi%E1%BB%87t%20ch%C3%BAng%20ta%20r%E1%BA%A5t%20gi%C3%A0u%20%C4%91%E1%BA%B9p.%22

 

4 tháng 4 2022

làm hộ mình cái mai mình cần rồi

 

Bạn tham khảo ở đây nhé:

https://dafulbrightteachers.org/ke-ve-ki-niem-dang-nho-ngay-khai-truong-dau-tien/

7 tháng 9 2021

đâu ra thế

31 tháng 10 2021

tham khảo:

a)

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

b) Anh em nào phải người xa
ca dao là tiếng nói của tình cảm.mặc dù trong cuộc đời con người có rất nhiều thứ tình cảm; tình cảm với quê hương đất nước,tình cảm bạn bè, tình cảm lứa đôi....nhưng có lẽ tình cảm thiêng liêng nhất vẫn là tìn h cảm gia đình. chính vì vậy lời nhắc nhở chân tình về tình cảm anh em trong bài ca dao sâu luôn luôn được người việt nam chúng ta ghi nhớ:
anh em nào phải người xa
cùng chùng bác mẹ,một nhà cùng thân
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
đây là bài ca dao được làm theo thể lục bát truyền thống-thể thơ phù hợp nhất cho việc bộ lộc tình cảm của nhân dân ta. trong tình cảm gia đình ngoài tình cảm của cha mẹ đói với con cái ,của con cháu đói với ông bà,thì tình cảm anh em ruốt thịt là thứ tình cảm gần gũi gắn bó vô cùng.nói với anh em là nói đến những con người sinh ra từ từ cùng một cha mẹ sống dưới cùng một mái nhà ,hưởng tình yêu thương và sự chăm sóc như nhau.anh em tuy hai mà một chung niềm vui nổi buồn , chung khổ đau sung sướng. điều dơn giản đó được bài ca dao khẳng định bằng sự đối lập giữa anh em ruột thịt với người xa:
anh em nào phải người xa
cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
tinh anh e ột thịt cũng như tình cảm giữa cha với mẹ giữa ông với bà thiêng liêng và đặt biệt ở chổ con người sinh rađã mang trong mình thứ tinh cảm ấy. nó tự nhiên, dể hiểu như chúng ta cần phải ăn, cần phải uống, cần phải hít thở khí trời và uống nước đẻ sống . nếu tình cảm lứa đôi là tình cảm phải được xây dựng, được bắt đầu từ hai con người xa lạ và hoàn toàn có thể chấm dức thì tình cảm anh em là thứ tình cảm sẵn có, vô điều kện và ràng buộc con người bởi huyết thông. từ cùng chung một nhà đã nhấn mạnh sự thật hiển nhiên đã được công nhận đó mà cogn mang sức nặng của một chân lí:
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
tay và chân tuy hai bộ phận khác nhau nhưng lại cùng tồn tại trên một cơ thể con người . nếu mất đi một trong hai bộ phận ấy cơ thể con người sẽ hoạt động rất khó khăn. so sánh tình cảm anh em ruột thịt gắn bó gần gũi như tay chân câu ca dao giúp chúng ta dể cảm dể hiểu dể hình dung hơn tình cảm thiêng liêng cao quí. và sự so sánh ví von ấy chúng ta thấy được sự tinh tế của ông cha ta sưa nếu như tình cảm của cha mẹ được đặt với núi non trời biển thì tinh cảm anh em được cụ thể hóa bằng hình ảnh hết sức thân quen là chân và tay vì vậy đã là anh em phải yêu thương,giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và trước hết phải hòa thuận. hòa thuận vì mục đích đầu tiên là để cho bố mẹ được vui lòng.chính sự là nền tảng để cho tình anh em thêm thắm thiết bền chặt,là nguồn đọng viên,ngồn hạnh phúc của cha mẹ, gia đinh.có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình, nhất là tình anh em.dễ hiểu,dễ thuộc, những lời khuyên răn giản dị đã đi vào lòng người tự nhiên ngoạt ngào như lời ru của mẹ. những câu ca dao đã nuôi dưỡng bao nhiêu tâm hồn cảu biết bao nhiêu thế hệ người việt và mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý báu trên bước đường đời

31 tháng 10 2021

thank

21 tháng 12 2020

mong mấy bạn giúp mik nhaeoeo