K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2022

refer

Giữ lời hứa là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Giữ lời hứa là khi đã hứa điều gì, ta phải chắc chắn thực hiện lời hứa đó. Việc giữ lời hứa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Việc giữ lời hứa sẽ giúp chúng ta an yên trong lòng, đồng thời sẽ nhận được sự yêu quý, tin tưởng và tôn trọng từ mọi người. Không ai muốn trao cơ hội cho một kẻ thường xuyên thất hứa như cha ông ta đã đúc kết “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Giữ lời hứa vừa thể hiện sự tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Đức tính tốt đẹp này là yếu tố quan trọng làm nên nhân cách con người. Bác Hồ chính là một tấm gương tiêu biểu về việc giữ lời hứa. Hồi sống và làm việc tại Pác Bó, Cao Bằng, Bác Hồ từng hứa tặng chiếc vòng bạc cho một em bé thường hay quấn quýt bên Bác. Hai năm sau, khi Bác quay lại, chẳng còn ai nhớ tới câu chuyện chiếc vòng bạc ấy nữa. Bỗng Bác mở túi và trao tặng cho em bé năm xưa một chiếc vòng bạc. Câu chuyện của Bác là tấm gương sáng để ta học cách giữ chữ tín dù là với ai, dù là việc gì. Vậy mà vẫn có những cá nhân sống không biết giữ lời hứa, vô tình để trôi tuột rất nhiều cơ hội vàng cho bản thân. Lời nói thì dễ dàng nói ra những không thể thu lại, bởi vậy, nếu không chắc chắn điều gì, ta không nên hứa hẹn. Có những lời hứa ta chỉ coi là vu vơ xong nó có thể là niềm tin to lớn với người khác. Một khi ta thất hứa, ta sẽ khiến đối phương hụt hẫng và thất vọng. Chúng ta cần có trách nhiệm với những lời mình đã hứa. Có như vậy, ta mới là người đáng tin cậy.

10 tháng 5 2022

Tham khảo
Giữ lời hứa tưởng chừng như là 1 việc đơn giản nhưng lại có ý nghĩa lớn lao đối với con người. Đó là việc có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa. Tại sao lại như vậy? Bởi mỗi lời nói ra đều phản ánh phần nào đó tính cách của con người. Nếu con người nói ra mà không thực hiện được sẽ là 1 người nói dối, hão huyền, làm mất niềm tin của người khác. Ngược lại nếu nói được, làm được sẽ tạo cho người đối diện những ấn tượng tốt đẹp. Người biết giữ lời hứa là người có chữ tín, đáng tin cậy, rất đáng để người khác ủy thác trách nhiệm.Niềm tin bao giờ cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng trong mọi công việc, đặc biệt là ở 1 công việc mới. Và để xây dựng niềm tin, một trong những cách tốt nhất là giữ lấy lời hứa của chính mình. Biết giữ lời hứa là 1 nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Nó thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác, đồng thời cũng thể hiện chính bản thân mình là người có lòng tự trọng. Như vậy, lời hứa có thể nói ra 1 cách rất dễ dàng, hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé: 

1. Giải thích "xin lỗi, cảm ơn”

* Cảm ơn là gì?

- “Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình.

* Xin lỗi là gì?

- “Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn

* Cảm ơn

- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn

- Biết ơn thầy cô giáo

- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình

* Xin lỗi

- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình

- Có những hành động sửa lỗi.

3. Thực trạng

- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn

- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

4. Nguyên nhân

- Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lối sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.

5. Hậu quả

- Hành động này tạo ra những con người chai lì, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.

- Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài:

- Nêu ý nghĩa của "cảm ơn và xin lỗi”

- Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

- Dù đây chỉ là một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn góp phần hình thành nhân cách con người và ấn tượng với những người xung quanh

25 tháng 3 2022

Tham khảo

Quả thực, mỗi chúng ta như một vòng tròn bị khuyết mà cuộc sống thì luôn dung nạp những yếu tố đối nghịch nhau. Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” chính là “can đảm”. Người can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn thử thách của bản thân, dám đối diện với chính mình... Nếu bất ngờ được hỏi về những tấm gương tiêu biểu của lòng can đảm, tôi chẳng ngần ngại gì mà sẽ trả lời ngay: người con gái anh hùng Võ Thị Sáu đứng trước họng súng quân địch mà vẫn cất cao tiếng hát, chú bé loắt choắt chạy như bay dưới làn đạn quân thù để đưa mật thư cho kháng chiến... Nói tóm lại, can đảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người và người can đảm là người đáng khâm phục. Khi ta có lòng can đảm, nghĩa là ta đã nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng giúp ta có sức mạnh vượt qua những cánh cửa chứa đựng khó khăn, thử thách. Cần phê phán những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùn bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động. Và sau cùng, mỗi chúng ta phải học cách dám đương đầu với những thử thách và hơn cả là can đảm trong trận chiến với chính mình. Đừng quên xếp “can đảm” vào trong chiếc túi hành trang của mình, bạn nhé!

24 tháng 9 2021

Tham khảo ạ !!

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo mẹ lên rừng, nửa xuống biển cùng cha. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

24 tháng 9 2021

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo mẹ lên rừng, nửa xuống biển cùng cha. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

27 tháng 4 2022

Tham khảo:

Tuổi trẻ không những có trách nhiệm với bản thân mình, với tương lai đất nước mà còn có cả trách nhiệm đối với gia đình. Tuổi trẻ ngày nay chính là những người đang làm con, làm cháu trong gia đình. Chúng ta đã được sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc, những sự ân cần, hỏi han của cha mẹ, của ông bà. Vì vậy trước hết chúng ta phải có trách nhiệm đối với cha mẹ, với ông bà, với những người lớn tuổi trong gia đình. Đó là làm tròn bổn phận của chính mình, phải có sự yêu thương, chăm sóc, kính trọng đối với những người lớn tuổi trong gia đình. Trong đó, có trách nhiệm mà dân tộc ta luôn đề cao, ấy chính là làm tròn chữ hiếu "Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Tuổi trẻ, con cái trong gia đình phải hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ mỗi khi ốm đau, bệnh tật, hỏi han sức khỏe thường xuyên, không nên vô tâm với chính cha mẹ, ong bà của mình. Đôi khi có những người nghĩ rằng bố mẹ chăm sóc chúng ta chính là lẽ đương nhiên vì vậy không cần phải có trách nhiệm gì với bố mẹ. Đó là những suy nghĩ sai lệch, trái với đạo đức. Một trách nhiệm nữa ấy chính là góp phần xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Không nên vì những điều nhỏ nhặt mà phải xảy ra bất hòa trong cuộc sống gia đình. Ý thức được trách nhiệm của bản thân mình với gia đình chính là tiền đề cho trách nhiệm với quê hương, đất nước.