K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2022

Từ xa xưa,dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp và nó đã từng xuất hiện trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!

29 tháng 10 2021

tham khảo

 

Học trực tuyến đã rất quen thuộc đối với học sinh, sinh viên hiện nay. Hình thức học trực tuyến qua các phần mềm Zoom, FCC, Teams… đã ra đời khi tình hình dịch bệnh COvid 19 ngày một căng thẳng và giáo viên, học sinh không thể đến trường học tập một  cách trực tiếp. Hình thức này cũng có cho nó những cái lợi, cái hại riêng. Học trực tuyến giúp duy trì quá trình học dù tình hình dịch bênh căng thẳng. Giáo viên, học sinh vẫn sẽ đều đặn trong công việc học tập của mình. Nó rất tiện lợi cho sinh hoạt cũng như tiện, chủ động mặt thời gian, sức khỏe. Song việc học trực tuyến đã khiến nhiều học sinh lơ là vì không được bảo ban kĩ càng như gặp mặt trực tiếp trên lớp. Vấn đề đường truyền, kĩ năng công nghệ thông tin cũng làm cho rất nhiều giáo viên, học sinh lúng túng. Cũng có không ít trường hợp bất ngờ phát sinh trong quá trình học khi phụ huynh kè kè bên con nhỏ. Dù lợi hay hại thì nó vẫn luôn phải tồn tại vì học trực tuyến đang là biện pháp tối ưu nhất duy trì việc học ổn định trong chương trình. Và biết đâu, chính qua học trực tuyến, mỗi người lại có thể có thêm cho mình những kĩ năng về công nghệ và cũng như biết trân trọng, biết nhớ thầy cô, bạn bè, trường lớp hơn! Màn hình máy tính, điện thoại của học trực tuyến chắc chắn sẽ không thể nào thay thế những lời giảng trực tiếp, những cuộc trò chuyện rôm rả của chúng ta ngày nào đúng không? 

      
29 tháng 10 2021

e cảm ơn ạ 

 

27 tháng 1 2022

Mượn luôn câu chủ đề nhé !!
Bài Làm 

Trong cơn đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có rất nhiều người có những biểu hiện xa lánh, thậm chí là kỳ thị những người từ vùng dịch về hoặc người có tiếp xúc với người bệnh,thậm chí đôi khi họ còn miệt thị những người vùng dịch .....Vì sao vậy ? Họ sợ rằng những người đó sẽ lây bệnh cho mình , họ sợ rằng thực tế là ta đang sống chung với dịch bệnh . Trong suốt năm 2019 đến giờ dịch bệnh đã gieo rắc xuống toàn thế giới nhiều điều mà chúng ta không thể lường trước được .Tính đến đầu tháng 6/2020, hơn 7 triệu người được xác nhận mắc Covid-19, hơn 406.000 người tử vong . Covid bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc . Tuy chúng ta  thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất.. Nhưng dường như những cố gắng đó là không đủ .Để phòng chống Covid thì đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những trách nhiệm của mỗi công dân. Và thế hệ trẻ - “mùa xuân của đất nước”, là những người tiên phong trong công cuộc ấy hiện nay. Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức rõ ràng về độc lập chủ quyền của đất nước. Trong thời đại công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa ngày một mạnh mẽ thì việc bảo vệ truyền thống của dân tộc trên nhiều bình diện càng cần được quan tâm. Là những con người giàu sức trẻ, nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, các bạn trẻ có rất nhiều cách để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những sản phẩm nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ sĩ trẻ kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Thị hiếu công chúng cũng ngày càng mặn mà với những sản phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu văn hóa dân gian. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết tận dụng thế mạnh về ngoại ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế những nét đẹp về con người, cảnh quan, ẩm thực Việt. Ta có thể kể đến Vàng Thị Dế - cô gái người Mông đã lan tỏa vẻ đẹp của vải lanh đến với đồng bào cả nước và bạn bè thế giới. Vải lanh vốn được dệt thủ công từ cây lanh, là sản vật của đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi xuống Thủ đô học Đại học, Dế đã chăm chỉ tìm tòi, tự lập website và fanpage về vải lanh của riêng mình. Tấm vải quý giá nay không chỉ xuất hiện trên trang phục của người phông mà còn được thiết kế thành túi, khăn, áo,… rất dễ ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự sáng tạo hài hòa giữa truyền thống và hiện đại này đã thu hút người mua. Từ đó, Dế đã giúp nhiều gia đình Mông tăng thêm thu nhập. Nét đẹp núi rừng Việt Nam cũng được đi xa hơn, được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận những người trẻ có tư tưởng sính ngoại, coi thường văn hóa truyền thống. Hoặc, có những người lại có quan điểm sai lệch về bảo tồn văn hóa, cố thủ sự lạc hậu. Đây đều là những hiện tượng cần loại trừ. Hai tiếng “Bản sắc” chính là chìa khóa để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là dấu “vân tay” nhận diện mỗi chúng ta. Chính vì vậy, hãy sử dụng tài năng, sức trẻ và mọi cơ hội để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hiến ngàn đời.