K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2022

refer

Bốn phía ở làng quê em đều trồng nhiều cây gạo. Cây gạo như thật quen thuộc với tất cả người dân làng em và đặc biệt với lũ trẻ chúng em thường thường hay tụ tập để có thể chơi đùa dưới tán lá râm mát của cây.

Tháng ba, gạo ra hoa. Nụ gạo to bằng cái chén uống rượu của các cụ, màu đỏ nâu, đỏ sẫm. Nụ hoa có cái cuống to bằng chiếc đũa, dài độ đốt ngón tay. Hoa gạo nở xoè to hơn cái chén tống, có nhiều cánh, màu đỏ hồng, đỏ tươi. Tháng tư, trong nắng hè chói chang, cây gạo làng em nở hoa như thắp muôn nghìn ngọn lửa cháy rừng rực giữa trời xanh. Sớm sớm, chiều chiều, có hàng trăm con chim kéo đến: chim cu gáy, chim sáo sậu, sáo đen, chim sâu, chim vành khuyên, chim quạ.. Chúng hát, chúng chuyện trò râm ran, chúng bay lượn. Tưởng như bầy chim trời kéo về dự hội hoa gạo.

Gạo nở hoa rồi kết thành trái. Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy, trái gạo chín nở xoè ra nhiều múi. Bông gạo trắng tinh mang theo hạt gạo, được gió đưa đi khắp mọi chân trời. Bông gạo bay lơ lửng như những chiếc khăn voan tuyệt đẹp.

Cây gạo là một trong những vẻ đẹp của quê em. Năm nay, gạo nở hoa đỏ rực, báo tin một vụ chiêm bội thu.

24 tháng 3 2022

Tham khảo
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

28 tháng 2 2018

Bài làm

Trước cổng trường em có một cây cổ thụ rất to, tán cây xòe ra che mát một gốc trời. Đó là cây phượng vĩ.

Gốc phượng không biết đã có tự bao giờ. Em chỉ biết, ngày đầu tiên theo chân mẹ đến trường là em đã thấy nó đứng sừng sững ngay trước cổng với dáng uy nghi, trông giống như một bác bảo vệ chăm chỉ, lúc nào cũng tập trung canh gác cổng trường một cách khẩn trương. Gốc phượng sần sùi, ước chừng cả hai bạn học sinh ôm mới giáp. Từ mặt đất đổ lên ngọn khoảng hai mét, thân cây phân ra thành nhiều cành, nhánh. Lá phượng hao hao giống lá me nhưng to hơn một chút có một màu xanh lặc lìa, trông mát mắt, chen chút với nhau tạo thành một tán lá rộng lớn giống như một cây dù thiên nhiên khổng lồ, che mát cả một góc sân, trước cổng trường. Dưới gốc phượng này, không biết đã qua bao nhiêu ngày, bao nhiêu lần chúng em đứng chờ mẹ đónvà nô đùa với nhau mà không sợ bị nắng...Nhưng lúc em thích nhất, cũng là lúc em buồn nhất là khi tiếng ve ngân nga rãi rác khắp sân trường. Em có cảm giác, cây phượng từ từ trở mình cho ra những chùm hoa đỏ thắm lác đác trên cây. Lúc này cũng là lúc chúng em miệt mài học tập để chuẩn bị cho kì thì cuối học kì. Vừa thi xong thì tiếng ve cũng rộ lên giòn giã liên hồi, thật kỳ diệu cây dù thiên nhiên ấy như được khoác trên mình một màu đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ. Lúc đó cũng là lúc chúng em tạm chia tay gốc phượng, mái trường để nghỉ hè.

Ôi! Tuyệt làm sao gốc cổ thụ trước cổng trường. Mai này lớn lên buộc phải rời xa. Chắc chắn, gốc phượng, sân trường sẽ là một kỉ niệm khó phai trong đời học sinh của chúng em. Em ước mong sao, năm hay mười năm nữa có dịp được trở lại trường, gốc phượng ấy vẫn luôn xanh tươi và phát triển tốt hơn bây giờ, để chúng em có một chút ít kỉ niệm ôn lại thời thơ ấu.

28 tháng 2 2018

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

Tả cây cổ thụ(cây tràm)

Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.

Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...

Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên

Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.

Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...

Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.

Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.

cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.

Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.

Bạn kai  là lựa chọn của bn^_^

16 tháng 3 2018

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

25 tháng 3 2018

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

25 tháng 3 2018

Nắng xuân reo vui, ửng hồng đất trời. Lúa con gái xanh mượt đồng quê. Gió nhẹ lướt qua, sóng lúa nhấp nhô như tấm thảm nhung căng tận đến chân trời. Cánh cò trắng phau in trên nền xanh của bầu trời và đồng lúa. Muôn ngàn cánh chim én đưa thoi, ngọn lúa như xoè bàn tay vẫy chào. Bầy chim hiền lành đến bắt sâu, mải miết bay trên sóng lúa. Trên đường đi đến trường, lúa con gái dâng hương phả vào tâm hồn em. Em khẽ hát lên. Em cảm thấy sung sướng khi nghe lúa reo, lúa hát...
 

á à ko dùng văn mẫu nhưng lại lấy bài văn của người khác để biến bài của người khác thành bài của mình trứ j bt r ko ngu

11 tháng 2 2019

Quê hương! Hai tiếng gọi đó mới thân quen làm sao! Quê hương đối với mỗi người có thể là hình ảnh cây đa, bến nước, con đò,…Nhưng đối với em, quê hương là hình ảnh cây gạo ở đầu làng.

Mỗi mùa xuân về, cây gạo lại trút bỏ chiếc áo màu nâu xám của mình để thay vào đó là chiếc áo màu xanh non mơn mởn tràn trề sức sống. Mới ngày nào, trên thân cây chỉ trơ trụi toàn những cành mà giờ đây đã được phủ một màu xanh đẹp mắt. Cây gạo mùa xuân thu hút họ hàng nhà chim về đây mở hội. Biết bao nhiêu là chim từ chim sáo, chim cu gáy,..đến rộn vang cả một góc trời. Nhưng có lẽ cây gạo đẹp nhất vào thời điểm tháng 2, tháng ba là lúc hoa gạo nở. Những bông hoa gạo như những đốm lửa nhỏ bập bùng trên các tán lá màu xanh ngọc mới đẹp làm sao! Từ xa nhìn lại cây gạo cứ như một ngọn đuốc khổng lồ đang rực cháy, mỗi khi cơn gió nhẹ thổi qua, một vài bông hoa gạo lìa cành, chao đảo như khiêu vũ trên không trung rồi đáp xuống mặt đất. vforum.vn

Hè về, tán lá gạo lại càng tỏa bóng mát che kín cả một khoảng trời, lũ trẻ con trong xóm em thích nhất là được ngồi dưới gốc cây này mà trò chuyện, mà hóng mát. Làn gió mát thổi qua làm những tán cây rung rinh trông mới vui mắt làm sao. Trong tiếng ve của mùa hè, em cảm thấy nằm dưới gốc cây sao mà mát mẻ và yên bình đến thế.

Hè qua đi, thu đến. Ánh nắng ngọt ngào của mùa thu in bóng trên cây cổ thụ, làm cho em có cảm giác thật yên bình. Vào những buổi sáng khi mà mặt trời còn chưa ló dạng, một màn sương mỏng bao xung quanh cây gạo tạo nên vẻ đẹp mờ ảo cho cây gạo. Những buổi chiều mùa thu, em rất thích ngồi dưới gốc cây để ngắm nhìn bầu trời cao rộng và nghĩ đến những ước mơ của mình hoặc chỉ đơn giản là lơ đãng ngước lên đếm những bông hoa gạo như những chú bướm lửa trên thân cây.

Rồi mùa đông lạnh giá cũng tràn về sau khi mùa thu qua đi. Cây gạo bây giờ chỉ còn trơ trụi những cành khẳng khiu chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông giá rét. Cây vẫn đứng đó như muốn thách thức với trời đất, ẩn sâu trong những cành trơ trụi kia là những dòng nhựa sống đang cuồn cuộn chảy, chỉ chờ mùa xuân ấm áp về là lại bật ra những chồi non tràn trề sức sống.

Em rất yêu cây gạo này. Nó không chỉ là người bạn thân thiết của em mà còn là hình ảnh tượng trưng của quê hương yêu dấu

11 tháng 2 2019

Đầu làng em có một cây cổ thụ rất lớn, không biết có tự thuở nào! Chỉ biết theo lời kể của bà nội em thì cái cây đã có từ khi bà chuyển tới đây sống cùng bố mẹ. Hồi em còn rất nhỏ thường hay nhầm lẫn đây là cây si, bây giờ khi đã lớn hơn một chút em đã biết đây là cây đa.

Mỗi lần chúng em từ trường đi bộ về nhà đều ghé qua gốc cây vui đùa rồi mới về. Thân cây to lớn năm đứa trẻ ôm cũng chưa đủ, vỏ cây sần sùi, tán cây rất rộng. Cây đa chính không chỉ là điểm hẹn tụ tập của những đứa trẻ trong làng, mà còn là nơi người dân nghỉ ngơi hóng mát kể những câu chuyện cho nhau nghe sau ngày dài mệt mỏi. Dù thời tiết có khắc nghiệt đến thế nào thì cây đa vẫn đó sừng sững như một người anh hùng bảo vệ ngôi làng. Không chỉ có vậy cây đa còn là nơi chim chóc hay làm tổ, là nhà của những loài động vật nhỏ bé. Chúng em thường hay làm sẵn những chiếc tổ rất ngộ ngĩnh rồi để lên những cành đa, rồi ngày ngày theo dõi xem tổ của đứa nào sẽ được chim tìm tới đầu tiên. Có rất nhiều các trò chơi như vặt những chiếc lá đa rồi tạo thành những con trâu cho ngó nghẹ nhau, hay nhặt những chiếc là vàng đã rụng xâu thành một chiếc vòng lớn đội lên đầu,.. có rất nhiều kỉ niệm của tuổi thơ em gắn liền với cây cổ thụ này.

Cây đa đã chứng kiến em lớn lên từng ngày, cùng người dân trong làng trải qua rất nhiều các sự kiện lớn nhỏ. Những tán cây ngày càng vươn rộng theo thời gian, như một vị thần bảo vệ ngôi làng bé nhỏ của em.

Tưởng gốc bàng chẳng có gì lạ lẫm với chúng em nhưng nó cũng có những nét đặc biệt. Gốc bàng đại lão ở sân trường to hơn hai vòng tay chúng em, chỗ lồi chỗ lõm, da xù xì, đen nhẻm. Từ những chỗ lồi của gốc bàng, rễ cây nổi lên, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Không biết bạn học sinh nào nghịch ngợm đã khắc lên gốc bàng mấy hình ngôi sao, một tên lớp 4A niên khoá nào không rõ. Làm cây đau và thành sẹo như thế là không tốt. Chúng em đều thích và yêu cây bàng. Chúng em quét lá, nhặt rác và vui chơi dưới gốc bàng, không làm cây trầy sứt, gãy cành. Vững chãi đỡ mấy tầng lá xòe rộng che mát sân trường, gốc bàng thì thầm cùng học sinh bài ca bóng mát yêu thương không dứt.

Tưởng gốc bàng chẳng có gì lạ lẫm với chúng em nhưng nó cũng có những nét đặc biệt. Gốc bàng đại lão ở sân trường to hơn hai vòng tay chúng em, chỗ lồi chỗ lõm, da xù xì, đen nhẻm. Từ những chỗ lồi của gốc bàng, rễ cây nổi lên, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Không biết bạn học sinh nào nghịch ngợm đã khắc lên gốc bàng mấy hình ngôi sao, một tên lớp 4A niên khoá nào không rõ. Làm cây đau và thành sẹo như thế là không tốt. Chúng em đều thích và yêu cây bàng. Chúng em quét lá, nhặt rác và vui chơi dưới gốc bàng, không làm cây trầy sứt, gãy cành. Vững chãi đỡ mấy tầng lá xòe rộng che mát sân trường, gốc bàng thì thầm cùng học sinh bài ca bóng mát yêu thương không dứt.

Học tốt

3 tháng 3 2018

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

hok tốt~

3 tháng 3 2018

Bài làm : Trong các cây cổ thụ, có lẽ cây đa là cây gắn bó thân thiết với dân làng em nhất. Vừa vào cổng làng được một đoạn, mọi người sẽ thấy cây đa sừng sững ven đường tỏa bóng mát một khoảng đường rộng. Một màu xanh biếc trên nền xanh da trời thật mát mẽ làm sao !

Dưới gốc đa là quán nước nhỏ. Trời nắng chang chang thế này làm mồ hôi ướt đẫm.Hễ ai đi đường mà vào quán làm cốc nước thì còn gì sướng bằng. Cây đa to đến chục người ôm. Rễ cây nổi như cồn trên mặt đất. Rễ phụ từ trên tán cây xõa cả xuống đất. Cây đa như một ông thần bên đường. Chim chóc không biết từ đâu tụ họp hót véo von rất nhộn nhịp trong vòm cây. Đám con nít nô đùa chạy giỡn dưới gốc đa.

Mấy cái lá đa còn non màu xanh dày. Khi lớn hơn một tí thì làm đồ chơi cho chúng em. Sừng trâu, sừng ngé bằng lá đa. Thân đa gần gũi có vài vết tích của chiến tranh để lại. Nó đã chứng kiến bao lớp người ra quân chiến trận, bao trận tác chiến oách liệt của dân làng em. Cây đa còn là nơi đầu tiên được treo cờ tự do, độc lập của quê nghèo.

Cây đa luôn gợi nhắc về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Dường như nó là hình ảnh đại diện cho nhân dân miền Bắc từ bao đời nay." Cây đa, giếng nước đầu đình" là nét văn hóa rất đỗi thân quen. Là cây cổ thụ không biết được bao nhiêu tuổi nhưng cây đa xứng đáng được vinh quang, công nhân và bảo tồn. Chúng em nên quét rác dưới gốc đa và làm những việc cần thiết để bảo vệ cây đa quê hương.

21 tháng 3 2019

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

21 tháng 3 2019

cây cổ thụ rất to có lá có cành có thân có rễ . em đéo thích nó

22 tháng 10 2021

TL*

Khung cảnh mà em yêu thích nhất ở quê hương chính là con sông chảy qua cuối làng. Không ai biết con sông ấy tên là gì, nhưng người dân trong làng thường quen mà gọi là “cái sông”. Hai bên bờ sông được người dân đắp đá, xây kè thành từng bậc thang cho tiện đi lại và sinh hoạt. Lúc nào, dòng sông cũng đông vui và náo nhiệt. Bởi, ngay bên bờ sông, là nơi họp chợ của các mẹ, các chị. Tiếng người mua, kẻ bán rộn ràng cả một khúc sông quê. Đến chiều, khi chợ tàn, thì nơi đây là thiên đường cho những đứa trẻ. Chúng tha hồ ngụp lặn trong dòng nước mát rượi. Và khi mặt trời sắp lặn, lại rộn rã các bà, các mẹ đem đồ ra bờ sông giặt. Cứ thế, dòng sông dịu dàng mà làm bạn, gắn kết thân mật với cuộc sống của làng em.

22 tháng 10 2021

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 2

Quê hương em nổi tiếng khắp nơi với khu chợ nổi trên sông. Vốn bởi nơi đây có rất nhiều kênh rạch. Người dân di chuyển chủ yếu bằng thuyền, bằng ghe. Vậy nên, mới thành những buổi họp chợ trên mặt nước. Mới đầu, là để phục vụ người dân, sau nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng hấp dẫn bà con tứ xứ đến xem. Trên mặt nước dập dềnh, những chiếc thuyền lớn có bé có tè tựu với đủ thứ mặt hàng thơm ngon, hấp dẫn. Có những chiếc thuyền đơn sơ, mộc mạc như người dân nơi đây. Cũng có những chiếc thuyền được trang trí cầu kì, sặc sỡ để thu hút khách du lịch. Nhưng điểm chung của tất cả những gian hàng di động ấy, chính là tấm lòng đôn hậu, chân chất của người bán hàng. Cả buổi chợ nơi đây lúc nào cũng rộn rã và vui tươi, xáo xào âm thanh người mua kẻ bán. Tất cả cứ lênh đênh, dập dềnh, thật là thú vị

Từ trên sân thượng nhà em, có thể nhìn thẳng ra dòng sông lớn chảy qua ngôi làng. Gọi là sông, nhưng nó lớn và rộng lắm. Những buổi sớm mờ sương, bờ bên kia ảo mộng như là cõi tiên. Nước trên sông lúc nào cũng đong đầy và chảy mãi. Mặt sông gợn sóng lăn tăn trong những buổi gió nhẹ dặt dìu. Hai bên bờ sông, khung cảnh khá hoang sơ và vắng vẻ. Do xung quanh là ruộng lúa, ruộng hoa của người nông dân. Cả vùng trời xanh ấy, chẳng mấy khi được đông vui trừ mùa thu hoạch. Lúc mà khúc sông này vui nhất, chính là vào những buổi chiều muộn, khi những đoàn thuyền chở hàng hóa đi ngang qua. Tiếng còi tàu xé nước lao ngang qua khiến cả vùng trời náo động. Chim chóc trong các vòm cây cũng phải chạy đi. Hôm nào, em cũng lên sân thượng để chờ mong được ngắm nhìn khoảnh khắc tuyệt vời ấy. Thế nhưng, tất cả cũng chỉ là thoáng qua trong phút chốc. Chiếc tàu lướt qua nhanh chóng, chỉ để lại chút dư âm của tiếng vọng trong không khí, cùng những vệt khói trắng lòa xòa trong sương chiều mà thôi.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 4

Bến sông quê hương lúc chiều về.
Chiều về là lúc bến sông quê tôi tấp nập nhất.

Đoàn thuyền chở các bà, các chị từ chợ huyện, chợ tỉnh về cập bến. Các bà các chị được đàn con ùa ra đón. Con lớn đỡ cho mẹ gánh hàng. Con nhỏ vòi mẹ chia quà. Tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhau. Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa. Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân trời mới có chút bình lặng.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 5

Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 6

Dưới chân Tháp Bà Ponaga, dòng sông Cái hiền hoà chảy ra biển. Hai bên bờ sông, nhà cửa lô nhô. Lác đác, vài cụm dừa mọc choài ra sông, tàu lá lao xao trong gió. Giữa sông, cù lao Hải Đảo rợp bóng dừa như một ốc đảo xanh lục giữa làn nước xanh lam. Cầu Bóng bắc qua sông nườm nượp xe cộ. Dưới chân cầu, nơi con sông đổ ra biển là cầu Cá. Thuyền đi biển sơn hai màu xanh đỏ, đậu san sát gần một mỏm đá nối lên như hòn non bộ. Vài chiếc tàu máy chạy trên sông. Tiếng còi ô tô gay gắt lẫn tiếng ghe máy chạy ì ầm làm dòng sông ồn ã lên. Nắng trưa bàng bạc lên dòng sông, mặt nước sông như dát một thứ ánh kim xanh biếc màu trời. Con sông, cửa biển và bến thuyền gắn bó bao đời là một trong những cảnh đẹp của thành phố Nha Trang được nhiều người biết đến.

Tham khảo: Văn mẫu lớp 5: Tả cảnh buổi chiều trên dòng sông quê em

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 7

Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước. Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 8

Những buổi sáng đẹp trời, nhất lại là những ngày phiên chợ, dòng sông mới nhộn nhịp làm sao! Quê em chợ huyện họp một tháng bốn phiên vào chủ nhật hàng tuần. Những ngày đó, dòng sông là một ngày hội. Ngay từ sáng sớm, khi mặt trời chỉ mới ló lên sau rặng tre phía xa thì từng đoàn thuyền đã đưa các bà, các chị lên chợ huyện, cách làng em chừng nửa tiếng đi đò. Những ngày nghỉ học, em được chị hai cho đi theo. Thuyền đi trong sương sớm, ngồi trên thuyền, các bà các chị không ngớt lời trò chuyện. Dòng sông vang lên tiếng người cười nói. Từng đoàn thuyền đánh cá dong buồm thả lưới trăng xóa cả dòng sông. Những tiếng hò, tiêng hát vang lên như gọi mặt trời thức dậy. Những ngày không đi chợ cùng chị, em lại cùng các bạn đi cào hến, dậm trai ở ven sông. Những bữa được nhiều, em lại mang cho cu Tít hàng xóm, thằng bé không may bị bại liệt hai chân sau một trận sốt ác tính. Mặt trời lên, dòng sông trở lại cảnh tĩnh yên của đồng quê. Nước trôi, cuốn theo những cụm bèo lục bình. Bình yên, phẳng lặng như cuộc sống thanh thản chốn làng quê.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 9

Quê hương em nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa. Mỗi sớm mai, mặt sông phẳng lặng như gương. Dòng sông giống hệt dải lụa mềm mại trải dài tít tắp. Thấp thoáng trong sương mù, từng đoàn thuyền đang từ từ rời bến. Phóng tầm mắt ra xa, hai bên bờ sông, những bãi ngô, rặng tre xanh mờ mờ. Từ trên đê nhìn xuống, những dãy thuyền chài neo đậu san sát, đang nổi ánh lửa ban mai. Chỗ bến đò, tiếng cười nói xôn xao, tiếng mái chèo khua nước ven sông, người lên bến, xuống thuyền nhộn nhịp như mắc cửi. Mặt trời đã lên. Ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh làm cho dòng sông rạng rỡ giống như người thiếu nữ đầy sức sống. Sông Đuống quê em đẹp như một bức tranh. Dòng sông là người bạn thân thiết gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 10

Dọc theo hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh tươi đang rì rào trong gió. Nước sông đang lững lò' đưa dòng về biển cả. Thỉnh thoảng, những chiếc lá trôi theo dòng nước như những con thuyền bé nhỏ đang dập dềnh trên sóng nước mênh mông. Xa xa, sau khúc quanh co của dòng sông, những con thuyền đang kéo lưới, tiếng gõ cộc cộc vào mạn thuyền, tiếng cá quẫy tùng tăng, tiếng nói cười ríu rít,... Tất cả đã làm cho dòng sông quê em trở nên nhộn nhịp đến lạ thường. Dòng sông quê em đã gắn bó với bao người dân ở đây rất thân thương. Sông gắn bó với tuổi thơ của em. Em yêu sông nhiều lắm.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 11

Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.

Đoạn văn tả cảnh sông nước - Mẫu 12

Mảnh đất đồng bằng bắc bộ có con sông Hồng đỏ nằng phù sa bồi đắp tự ngàn năm trước. Con sông cứ tự nhiên gắn liền với cảm hứng nghệ thuật và chẳng thể tách rời cuộc sống lam lũ và bao nhọc nhằn của người nông dân. Dòng sông như con người vậy. Đôi khi trầm lặng ánh chiếu sự bình yên của xóm làng với nhịp nước lặng lờ trôi. Có khi vào mùa nước lũ, sông gồng mình lên như sóng nước cuồn cuộn. Nước đục ngầu như da mặt ai lúc cáu gắt, bẩn tính. Con đê lúc này cũng phải chống lưng ngăn những cuộn sóng dữ dội. Sông Hồng thay đổi tính các đến khó lường người dân quê em vẫn luôn nhớ về nơi cố hương hay trái gió giở trời ấy. Dòng sông mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc tựa những con người Việt Nam. Dù đi đâu, dòng sông vẫn nhẹ trôi màu vĩnh cửu của thời gian,nguồn nước ngọt ngào nuôi dưỡng mảnh kí ức của em.

đấy cho mi nhớ vote