K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và cũng là câu chuyện khiến em thích thú nhất. Câu chuyện về người con gái nhân cách, đẹp người đẹp nết nhưng bạc mệnh. Ước mơ của em đó là một lần được gặp nhân vật Vũ Nương để tâm sự với cô về cuộc đời đầy bể dâu trầm luân của nàng. Và hôm nay giấc mơ của em đã thành sự thật. Em đã được gặp người phụ nữ đó trong một giấc mơ tuyệt đẹp để nghe nàng kể về cuộc đời đầy bi ai của mình.

Đó là một giấc mơ vô cùng chân thực. Em đã gặp được nàng Vũ Nương trong câu chuyện bằng xương bằng thịt thực sự chứ không phải mơ hồ qua con chữ nữa. Lúc đó em thấy mình như đi lạc vào một thủy cung, xung quanh chỉ toàn những cung điện nguy nga đồ sộ. Bỗng thấy có một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp nhưng ánh mắt hiện lên vẻ u buồn, sầu bi.

Em tiến lại gần nàng và quan sát “ồ người con gái này sao quen vậy? Liệu có phải là người mà mình đã biết không?”. NGhĩ vậy em mạnh dạn tiến lên bắt chuyện : “Chào chị chị có phải là Vũ Nương không?” – Đáp lại em là cái nhìn đầy nghi hoặc của nàng, rồi nàng lẳng lặng gật đầu. Em cũng đáp lại : “Em đã được đọc câu chuyện “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ nói về cuộc đời của chị và em rất mong được một lần lắng nghe chị kể về mình”. Vũ Nương đưa mắt nhìn em rồi trầm ngâm “Em thực sự muốn nghe câu chuyện của ta sao?” – vâng ạ! Em đáp lại.

Đến lúc này em mới kịp chiêm ngưỡng hết khuôn mặt chị. Đó phải nói là một người con gái vô cùng xinh đẹp mới chỉ ngoài 20 tuổi ở nàng hiện lên vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhưng cũng ẩn chứa sâu trong đôi mắt là sự buồn rầu, và đầy suy tư.

Vũ Nương tiến về phía chiếc bàn đá và ngồi xuống em cũng lặng lẽ theo sau. Rồi nàng thong thả kể:

Cuộc đời của ta là một câu chuyện rất dài và đầy u buồn. Ta sinh ra trong một gia đình nghèo bố mẹ làm nông nghiệp. Lớn lên ta có chút dung mạo hơn người nên được Trương Sinh con trai một gia đình hào phú giàu có để ý. Sau đó ta theo chàng về làm vợ. Năm đó binh lửa chiến tranh khắp nơi trai tráng phải tòng quân ra chiến trường. Ta gạt nước mắt tiễn chồng ra trận khi đang mang trong mình giọt máu của hai người.

Ta chẳng có mơ ước gì cao sang chồng được chiến công lẫy lừng hay gì hết chỉ mong hết chiến tranh chàng về đoàn tụ với gia đình với mẹ con ta là vui mừng lắm rồi.  Nói rồi nàng khẽ gạt giọt nước mắt trên khóe mi. Ôi sao thấy Vũ Nương thật vô cùng nhỏ bé, nàng cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé có một khao khát vô cùng thực tế đó là ước mơ về một mái nhà với vợ chồng, con cái đầy đủ.

Nói rồi nàng tiếp tục câu chuyện : Sau khi Trương Sinh đi tòng quân mẹ chồng ta ở nhà vì khóc thương con mà sinh bệnh dẫu ta có chạy chữa trăm ngàn phương thuốc, khấn bái bao nơi cửa phật cũng không thuyên giảm. Rồi một thời gian bệnh nặng bà qua đời. Trước lúc nhắm mắt bà còn dặn ta “Con đối xử tốt với mẹ chồng con quyết không phụ con”.  Mẹ chồng mất một tay ta vừa chăm con nhỏ lại vừa lo ma chay cúng lễ đầy đủ chu toàn, Một lòng cầu mong ngày sum họp gia đình.

Con trai ta là đứa bé ba tuổi tên Đản. Thằng bé cũng giống như bao đứa trẻ khác mới tập nói nên thấy con nhà người khác gọi tiếng cha về cũng hỏi ta cha nó đâu. Mỗi đêm ru con ngủ ta thường chỉ bóng mình trên vách và thì thầm với nó “Cha Đản về kìa”. Thằng bé cười khúc khích. Nhìn con trẻ lòng ta càng chua xót,  càng mong binh lửa mau tan để chồng về đoàn tụ .

Thế nhưng cái ước mơ đó quá xa xỉ với ta. 3 năm sau TRương Sinh trở về từ chiến trận. Mừng mừng tủi tủi ta những tưởng từ đây cuộc đời ta sẽ vui vẻ hạnh phúc bên chồng con thế nhưng nó cũng là sự khởi nguồn cho mọi bi kịch đau thương.

Trong một lần dỗ con trai, dưới ánh đèn dầu thằng bé ngây ngô chỉ vào cái bóng mình trên vách và nói với cha nó là “Cha Đản lại về kìa”. Trương Sinh tức giận không nói nên lời gặng hỏi thì thằng bé ngây ngô đáp: “Tối nào cũng thấy cha nó về”. Trương Sinh không hỏi han mà thẳng thừng trách móc ta vô tình, quên nghĩa. Quá đau buồn ta liền trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử để rửa hết nỗi oan.

Tuy ta thương xót con, giận chồng nhưng ta không biết làm sao để chàng tin mình. Mặc dù sau đó chính cái bóng trên tường đã minh oan cho ta, Trương Sinh cũng lập đàn giải oan cho ta thế nhưng suốt những ngày tháng sống dưới thủy cung ta vẫn không nguôi thương nhớ chồng con. Nói rồi Vũ Nương bật khóc nức nở. Còn em chỉ biết lặng lẽ nhìn người con gái bạc mệnh chịu tiếng đời.

Trước khi từ biệt Vũ Nương quay sang nói với em rằng : “ Ta cảm ơn em đã đồng cảm và thấu hiểu cho kiếp người của ta. Ta không trách ai cả chỉ trách mình phận mỏng không giữ nổi hạnh phúc gia đình”. Rồi nàng biến mất.

Lúc ấy cũng là lúc tiếng chuông báo thức vang lên em chợt tỉnh giấc mộng và cũng chuẩn bị cho kịp giờ đi học. Nhưng câu chuyện của Vũ Nương vẫn còn ám ảnh em mãi. Vũ Nương một người con gái tài hoa nhưng mệnh bạc. Tuy kiếp đời ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ và một người mẹ. Thế nhưng nàng chịu tiếng oan của cuộc đời. Trương Sinh chỉ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng còn nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh đã đẩy cuộc đời nàng vào bi kịch.

( Đây là phần dàn bài của mình nên bạn chỉ nên tham khảo thôi nha 🤗 )

Gợi ý:

1. Tổng: Khai triển câu chủ đề thành mở đoạn: Trong tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

2. Phân tích:

* Nêu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Vũ Nương.

* Đi vào phân tích:

- Trước hết, trong cuộc sống hàng ngày: biết Trương Sinh hay ghen, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép và không từng để gia đình xảy ra thất hòa.

- Khi tiễn chồng đi lính:

   + Vũ Nương ân cần rót rượu dặn dò đằm thắm yêu thương.

   + Nàng tha thiết bày tỏ nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình.

   + Nàng luôn xót thương khi chồng phải dấn thân vào nơi trận mạc hiểm nguy.

   + Nàng cảm thông trước những gian truân, vất vả mà chồng phải chịu đựng.

   + Nàng coi trồng hơn mọi thứ vinh hoa phú quý. Đối với nàng, áo gấm phong hầu không có nghĩa lý gì khi phải đánh đổi bằng những khó khăn vất vả mà chồng phải trải qua.

   + Nàng chỉ thiết tha mong ngày chồng trở về mang theo hai chữ bình yên.

- Trong những ngày Trương Sinh đi lính:

  + VN ko nguôi nhớ thương ngóng chờ chồng, nỗi buồn nhớ cứ kéo dài theo năm tháng.

  + Ko thiết đến việc trang điểm, làm đẹp " tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng ".

  + Đỉnh cao của nỗi nhớ chồng trong lòng VN là nang thường chỉ bóng mình lên tường và bảo với con đó là cha nó => Hành động ấy trước hết xuất phát từ nỗi nhớ chồng da diết, nàng làm vậy để vơi đi nỗi khắc khoải luôn nhớ chồng luôn thấy hình bóng chồng bên mình, khẳng định vợ chồng như hình với bóng. Ngoài ra nó còn thể hiện khao khát vợ chồng sum họp để có cuộc sống gia đình đoàn tụ => VN là người phụ nữ đức hạnh, là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa kia.

- Khi Trương Sinh đi lính trở về và nghi ngờ VN ko chung thủy: Nàng đã tìm mọi cách để minh oan cho bản thân.

  + Nói lên thân phận mình " thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu ".

  + Nói lên tình nghĩa vợ chồng " sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh ".

  + Tìm cách phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình " cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ". Lòng thủy chung cửa VN được thể hiện ở 3 năm Trương Sinh đi lính là 3 năm VN giữ gìn trinh tiết " ngõ liễu tường hoa chưa hề bén ngót ".

  + Cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình.

  + Nói lên nỗi đau đớn tuyệt vọng khi ko hiểu vì sao lại bọ đối xử bất công, không có quyền được bảo vệ hạnh phúc.

( Ở đây bạn có thể dùng câu cảm thán: Chao ôi, tình cảnh của VN mới đáng thương làm sao ! ).

=> Nàng vô cùng đau đớn khi chồng ko tin tưởng lại còn chà đạp lên sự trong sạch và lòng thủy chung của mình, nàng đã hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng ko thành.

- Khi sống dưới thủy cung:

  + Dù VN rất giận Trương Sinh nhưng nàng đã ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc đến chàng và nói sẽ có ngày trở về.

- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan: Nàng trở về và dường như nàng đã tha thứ cho lỗi lầm của chồng.

* Nêu nghệ thuật ( đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật ).

3. Hợp: Khai triển câu chủ đề thành câu kết.

26 tháng 8 2016

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

  • Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
  • Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.
  • Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

  • Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.
  • Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.
  • Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.
  • Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.
  • Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.
  • Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.
  • Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

  • Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .
  • Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.
  • Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
10 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.

3 tháng 7 2023

Vũ Nương, nhân vật chính trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, là một biểu tượng của sự đau khổ và hy sinh trong cuộc sống. Bi kịch của Vũ Nương được phản ánh qua nhiều khía cạnh. Đầu tiên, Vũ Nương là một người phụ nữ bị đánh đổi và bị bóc lột quyền tự do. Cô bị ép buộc vào cuộc hôn nhân không mong muốn với một người đàn ông giàu có nhưng vô tình và lạnh lùng. Thứ hai, Vũ Nương phải chịu đựng sự cô đơn và bất hạnh khi bị chồng bỏ rơi sau khi sinh con. Cô phải sống trong cảnh nghèo khó và bị xã hội coi thường. Cuối cùng, bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện qua tình yêu không đáp lại của người đàn ông mà cô yêu. Mặc dù đã dành cả cuộc đời để chờ đợi, Vũ Nương không bao giờ nhận được tình yêu và sự chấp nhận từ người đó. Tất cả những bi kịch này khiến Vũ Nương trở thành một nhân vật đáng thương và đáng khâm phục, mang lại cho độc giả sự xúc động và suy ngẫm về cuộc sống.

3 tháng 7 2023

Gợi ý cho em đoạn văn:

Vũ Nương không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Người xưa ta hay có câu: ''Hồng nhan bạc phận'', VN cũng không tránh khỏi những bi kịch đau buồn. Sau khi đi lính trở về, Trương Sinh vì nghe lời của bé Đản nói rằng cứ tối đến bố nó lại đến mà không tìm hiểu đầu đuôi ngọn ngành câu chuyện mà sinh lòng ghen tuông, nghi ngờ vợ mình, đuổi vợ mình đi. Tuy VN đã hết lời thanh minh, giải thích, họ hàng làng xóm bênh vực nhưng TS 1 mực không nghe. Để chứng minh cho sự trong sạch của mình, nàng đã gieo mình trên sông để bảo toàn khí tiết. Sau này khi hiểu ra mọi chuyện, TS đã hối hận vì không tin vợ nhưng đã muộn. TS lập đàn giải oan cho VN bên sông nhưng nàng không thể trở về được nữa. Sau cùng, tuy rằng nàng đã được rửa oan nhưng nàng không thể trở về dương gian được, cái kết vừa có hậu vừa không có hậu. VN là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ: xinh đẹp, đảm đang nhưng đoản mệnh.

_mingnguyet.hoc24_