K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2022

Tham khảo ạ : 

Vào sinh nhật 12 tuổi, cậu được mẹ tặng 1 chiếc áo mới kiểu quân phục cậu hằng mơ ước. Cậu mừng rơn muốn đến lớp để ra oai với các bạn. Khi bị bạn bè giễu cợt, cậu đã cắt nát chiếc áo trước mặt mẹ, rồi chạy biến...Mẹ cậu mất,cậu rất ân hận. Một hôm, cậu tham gia 1 buổi trình diễn thời trang, thấy người mẫu mặc chiếc áo giống chiếc áo năm xưa mẹ tặng làm cậu nhớ đến mẹ. Cuối cùng,1 nhà thiết kế bậc thầy nói:" thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật.

1 tháng 10 2022

Vào sinh nhật tuổi 12 , sáng tinh mơ cậu được mẹ gọi dậy tặng một chiếc áo mới mà cậu hằng mơ ước . Cậu mừng rơn , vội ăn sáng rồi nhanh đến lớp muốn ra oai với các bạn . Nhưng khi bạn bè nhìn thấy hàng cúc áo của cậu bị lệch thành chữ V thì họ cười òa lên , giễu cợt khiến cậu nổi giận . Khi về đến nhà , cậu cắt nát chiếc áo chiếc mặt mẹ , rồi chạy biến . Sau đó , mẹ cậu làm vc ít nghỉ tay rồi qua đời . Sau này cậu trở nên thành .  đạt . Một hôm , khi tham gia 1 cuộc trình diễn thời trang , cậu bỗng nhận ra chiếc áo năm xưa . Cậu chạy vù lên sân khấu và òa khóc thống khổ , cậu kể lại mọi chuyện . Cuối cùng , một nhà thiết kế bậc thầy nói : " Thực ra , tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật ".

( Hơi dài )

4 tháng 3 2016

Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.

4 tháng 3 2016

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao – Bắc – Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô… Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường để giành thắng lợi. Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại nơi trú quân. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Riêng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôimắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng. Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đông lửa và lặng lẽ nhìn Bác – người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con. Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng in bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ: - Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không? Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ: - Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai đánh giặc! Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi. Thời gian vẫn âm thầm trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng: - Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khỏe ạ!
Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi: Cháu đừng bận tâm! Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng, tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng! Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc. Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng,của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêmrực sáng.

 

16 tháng 5 2021

1) Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. (2) Trương Sinh là con nhà khá giả, ít học, lại có tính đa nghi. (3) Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương phải đi lính. (4) Ít lâu sau, Vũ Nương sinh con và đặt tên là Đản. (5) Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương hết lòng thuốc thang, chăm sóc mà bà không qua khỏi. (6) Khi Trương Sinh trở về, bé Đản một mực không nhận chàng là cha mà một mực nói cha Đản buổi tối mới đến. (7) Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng nhiếc, đánh đập và đuổi nàng đi. (8)Vũ Nương oan ức nên gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. (9) Một đêm, bé Đản chỉ bóng Trương Sinh và bảo đó là cha Đản. (10) Bấy giờ, Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn. (11) Vũ Nương trẫm mình nhưng được các nàng tiên dưới thủy cung cứu, cho hầu hạ ở cung điện của Linh Phi. (12) Một lần, Linh Phi mở tiệc đãi Phan Lang (trả ơn cứu mạng), nhân đó, Phan Lang nhận ra và trò chuyện cùng Vũ Nương. (13) Trương Sinh làm theo lời dặn của Phan Lang, quả nhiên, Vũ Nương hiện về giữa đàn tràng giải oan và nói lời tạ từ với chàng Trương. (14) Vũ Nương chỉ hiện về trong chôc lát rồi biến đi mất.

17 tháng 5 2021

Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ.  Trương Sinh là con nhà khá giả, ít học, lại có tính đa nghi.  Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương phải đi lính.  Ít lâu sau, Vũ Nương sinh con và đặt tên là Đản. Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương hết lòng thuốc thang, chăm sóc mà bà không qua khỏi.  Khi Trương Sinh trở về, bé Đản một mực không nhận chàng là cha mà một mực nói cha Đản buổi tối mới đến. Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng nhiếc, đánh đập và đuổi nàng đi. Vũ Nương oan ức nên gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.  Một đêm, bé Đản chỉ bóng Trương Sinh và bảo đó là cha Đản. Bấy giờ, Sinh mới thấu nỗi oan của vợ nhưng đã muộn.  Vũ Nương trẫm mình nhưng được các nàng tiên dưới thủy cung cứu, cho hầu hạ ở cung điện của Linh Phi.  Một lần, Linh Phi mở tiệc đãi Phan Lang (trả ơn cứu mạng), nhân đó, Phan Lang nhận ra và trò chuyện cùng Vũ Nương. Trương Sinh làm theo lời dặn của Phan Lang, quả nhiên, Vũ Nương hiện về giữa đàn tràng giải oan và nói lời tạ từ với chàng Trương. Vũ Nương chỉ hiện về trong chốc lát rồi biến đi mất.

11 tháng 3 2018

Vũ Nương là người con gái thuỳ mị, nết na. Chàng Trương là con gia đình hào phú vì cảm mến đã cưới nàng làm vợ. Cuộc sống gia đình đang xum họp đầm ấm, xảy ra binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già, nuôi con. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói, đứa trẻ ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm đến với mẹ nó. Chàng nổi máu ghen, mắng nhiếc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi, khiến nàng phẫn uất, chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ, Trương Sinh đã lập đàn giải oan cho nàng.

24 tháng 11 2021

Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Nghe người vú già nói, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.

6 tháng 1 2022

Theo thư tịch cổ, vào thế kỉ XIII ở phía Tây kinh đô Thăng Long, có một xóm thợ chuyên nghề làm giấy; theo thần phả còn được lưu giữ tại các đình ở vùng này cho biết, từ thời Lý, làng Dịch Vọng đã có nhiều gia đình chuyên nghề làm giấy. Thời đó dòng Tô Lịch còn chảy qua làng, có chiếc cầu gỗ bắc qua sông, dân làng đặt tên cầu là Cầu Giấy – cầu của làng có nghề làm giấy, để ghi nhớ nghề nghiệp của quê hương. Ngày nay cầu cũ không còn, nhưng dấu tích của nghề làm giấy ở cố đô Thăng Long vẫn gắn mãi với địa danh này.Trong nước ta còn có một số nơi có nghề làm giấy như làng Xuân Ổ còn gọi là làng Ó ở Tiên Sơn – Bắc Ninh, làng Mai Chử (làng Mơ) thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hóa làm giấy bản. Làng Lộc Tụy và Đại Phú (Lệ Thủy – Quảng Bình) sản xuất giấy bằng vỏ cây niết, làng Từ Vân – Thanh Oai – Hà Tây làm giấy bìa bổi… nhưng không đâu nổi tiếng bằng vùng giấy Bưởi – Thăng Long . Con cháu bà đều đi làm nhà nước, chẳng ai chịu giữ lấy nghề tổ liềm seo. Vì vậy, sản phẩm làm ra phải mang sang tận vùng Thuận Thành để bán cho những người seo giấy làm hàng mã, in tranh ở làng Mái, Đông Hồ.

29 tháng 10 2016

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

 

Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.


 

8 tháng 10 2019

sử việc chém chằn tinh mak

26 tháng 12 2023

  “Lặng lẽ Sa Pa” là chuyện ngắn xoay quanh về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu. Vì vậy anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Trong một lần anh gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư, họ cùng lên thăm chỗ anh ở. Anh giới thiệu với họ về công việc và cuộc sống hàng ngày của mình. Công việc anh đòi hỏi tinh thần trách nghiệm cao nên anh tự tạo cho mình cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ già  ngưỡng mộ anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung nhưng anh đã từ chối. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng hết lòng phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Song anh đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư, ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.​

27 tháng 2 2018

Hai truyện ngụ ngôn ý nghĩa bằng tiếng Anh

Dịch sang tiếng việt

Một ngày nọ, người nông dân cảm thấy lo lắng vì mùa màng của mình liên tục bị chim ăn. Do đó, ông ta đặt một cái bẫy chim. 

Ngày hôm sau, ông bắt ngay được một đàn chim. Một con sếu cũng bị mắc vào trong lưới. Con sếu cầu xin người nông dân thả mình ra. 

Nhưng người nông dân vặn lại: "Nhà người bị bắt gặp cùng với lũ chim này, và lũ chim này ăn hạt của ta. Do đó ta sẽ không tha cho nhà ngươi".

27 tháng 2 2018

One day, the farmer was worried because his crops were constantly being eaten by birds. To do that, he put a trap bird. The next day, he started as a bird. A crane is also stuck in the net. The boy asks the farmer to leave. But the farmer hurried, "Your house is caught up with these birds, and the birds eat this grain, so do not do it for your house."

12 tháng 11 2021

Bạn đang thi à, có điểm kìa

    Tham khảo:👇🏻
Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta.

NG
8 tháng 1

Tóm tắt truyện cổ tích Thạch Sanh.

Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.