K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

Sử thi "Đăm Săn" là một tác phẩm vô cùng quen thuộc với cộng đồng người Ê-đê nói riêng và người Việt nói chung. Bằng sự sáng tạo tài tình cùng trí tưởng tượng độc đáo, tác giả dân gian đã khắc họa thành công nhân vật Đăm Săn - người anh hùng của cộng đồng tài giỏi, oai dũng. Những phẩm chất tốt đẹp ấy còn thể hiện một cách rõ nét trong đoạn trích "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây".

Sau khi biết tin Hơ Nhị bị bắt đi, Đăm Săn quyết định tìm đến nhà Mtao Mxây để cứu vợ về. Tại đây, một cuộc giao chiến gay cấn đã diễn ra. Cuối cùng, nhờ sức mạnh cùng bản lĩnh lớn lao, Đăm Săn giành chiến thắng rực rỡ, giết hạ được Mtao Mxây, thu về rất nhiều tôi tớ và của cải. Có thể thấy, các tác giả dân gian thật khéo léo khi khắc họa vị tù trưởng Đăm Săn tài ba thông qua cuộc giao chiến. Từ đây, Đăm Săn hiện lên thật nổi bật với bao phẩm chất tốt đẹp.

Trước hết, Đăm Săn là một người có ngoại hình khỏe khoắn, vóc dáng vạm vỡ. Thân thể cường tráng của chàng làm dân làng không khỏi ngưỡng mộ "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đục". Nhìn vào thân hình to lớn ấy, người ta còn cảm nhận được phong thái uy dũng, khí phách của người anh hùng "sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre".

Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình, Đăm Săn còn mang trong mình những phẩm chất quý giá. Đứng trước thử thách, chàng không hề luồn cúi hay lo sợ. Ở chàng, người ta thấy được sự tự tin, bản lĩnh lớn lao. Ngay khi vừa tới nhà Mtao Mxây, không đợi hắn mở lời, chàng đã đưa ra thách đấu "Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy". Khi thấy Mtao Mxây từ chối, chàng mạnh mẽ khẳng định "Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiện của nhà ngươi ta bổ đôi,...". Lời lẽ khí phách vừa làm Mtao Mxây lo sợ "Khoan, giếng, khoan!" vừa tô đậm uy quyền của vị tù trưởng. Chàng chỉ nói vài câu mang tính thách đố đã làm Mtao Mxây hoảng hốt mà nghe theo. Đặc biệt, sự uy dũng cùng sức mạnh phi thường ở chàng còn được bộc lộ rõ nét trong cảnh giao chiến. Đối ngược với một Mtao Mxây yếu kém "múa kêu lạch xạch như quả mướp khô", Đăm Săn luôn có những hành động nhanh gọn, dứt khoát, mạnh mẽ "Mỗi lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô". Từng động tác ở chàng như mang sức mạnh lớn lao "Múa trên cao, gió như bão, múa dưới thấp, gió như lốc". Mỗi lần "vung tay nhấc chân", chàng lại thể hiện được vô vàn năng lực. Dù là múa dưới thấp hay trên cao, chàng đều tỏ ra thành thục và dũng mãnh. Cuối cùng, sau khi nhận gợi ý từ ông Trời, Đăm Săn đã nhanh nhẹn dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây, giết chết hắn tại chuồng trâu. Như vậy, qua chi tiết này, ta còn thấy được sự thông minh, nhanh trí ở người anh hùng cộng đồng.

 

Chiến thắng trong cuộc giao chiến, Đăm Săn thu về rất nhiều của cải và tôi tớ của Mtao Mxây. Nhờ bản lĩnh phi thường, khí thế oai dũng, chàng đã để lại dấu ấn sâu đậm cho dân làng. Vì thế, ngay khi Đăm Săn ngỏ lời "Các ngươi có đi với ta không?" thì nhân dân đều đồng lòng một lời "Không đi sao được". Có thể thấy, cộng đồng vô cùng ngưỡng mộ, yêu quý người anh hùng tài giỏi này. Không chỉ vậy, khung cảnh ăn mừng náo nhiệt, vui tươi tại nhà Đăm Săn đã khẳng định sự sung túc, giàu có của chàng. Như vậy, lúc này đây, Đăm Săn thật nổi bật với vị trí người đứng đầu bản làng - vị tù trưởng tài giỏi, uy quyền.

Để có thể khắc họa thành công nhân vật, tác giả dân gian đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên, tác giả dân gian đã rất dựng công trong việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên kết hợp với biện pháp so sánh, phóng đại nhằm miêu tả vẻ đẹp ở Đăm Săn "đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch", "sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy". Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ của người kể sử thi và ngôn ngữ của nhân vật cũng góp phần làm nổi bật đặc điểm về tính cách, hành động ở nhân vật. Từ đó, bộc lộ thái độ yêu mến, ngưỡng mộ, ngợi ca đối với Đăm Săn.

Qua đoạn trích "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây", ta lại thêm khâm phục sự sáng tạo tài ba của người xưa trong việc xây dựng nhân vật anh hùng Đăm Săn với các vẻ đẹp, phẩm chất lí tưởng. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy những khát khao về người đứng đầu tài giỏi, có bản lĩnh, ý chí phi thường. Đây cũng chính là mong ước chung của con người ở mọi thời đại.

29 tháng 8 2023

Bài viết tham khảo

Hình tượng người phụ nữ từ xa xưa luôn là một đề tài phổ biến được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng để sáng tác. Hồ Xuân Hương cũng vậy, bà là nhà thơ của phụ nữ Việt Nam xưa kia. Người phụ nữ trong thơ của bà thường hiện lên với số phận bất hạnh và khát khao hạnh phúc mãnh liệt. Điều đó ta thấy rõ qua hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự Tình (bài 2) – một người phụ nữ bất hạnh với tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu về tình cảnh của người phụ nữ:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

Khung cảnh “đêm khuya” gợi lên một không gian yên tĩnh, tịch mịch với một người phụ nữ cũng lẻ loi, cô độc trong khung cảnh ấy. Không gian càng yên tĩnh, con người càng trở lên buồn rầu, sâu thẳm. “Tiếng trống canh” kết hợp với động từ “dồn” gợi lên sự trôi đi vội vã của thời gian, sự vật. Người phụ nữ ấy vẫn ngồi đó, “trơ” cái thân phận bất hạnh của mình trước cuộc đời, dòng đời. Không gian rộng lớn, mênh mông càng làm sắc nét hơn nỗi cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.

Nổi bật trên nền cảnh ấy là nỗi buồn của người phụ nữ:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Người phụ nữ ấy uống rượu với mong muốn “mượn rượu giải sầu”. Nhưng càng uống lại càng tỉnh, con người lại càng trở lên buồn bã, cô đơn hơn trước dòng đời vô định. Hình ảnh ẩn “vầng trăng bóng xế” là ẩn dụ cho tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Trước dòng chảy luân hồi của thời gian, những năm tháng đẹp nhất của người phụ nữ đang trôi đi một cách phũ phàng, vội vã và tuổi già đang cận kề. Ấy vậy mà hạnh phúc của người phụ nữ vẫn chưa được trọn vẹn. Điều đó thể hiện sự tiếc nuối của người phụ nữ trước dòng đời bất hạnh.

Cảnh làm lẽ có mấy ai được vui sướng, hạnh phúc, nhưng học không chịu khuất phục trước số phận mà vùng lên đấu tranh mạnh mẽ thể hiện ở sức phản kháng trong 2 câu thơ tiếp theo:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

Sự phẫn uất đã dâng lên đến cực hạn và được chuyển hóa thành sức phản kháng mạnh mẽ. Động từ “xiên ngang” và “đâm toạc” được đảo lên vị trí đầu câu thể hiện một sự phản kháng mãnh liệt, đầy mạnh mẽ của những sự vật vô tri “rêu” và “đá” mà ẩn sâu sau đó là sự phản kháng của người phụ nữ. Họ quá phẫn uất trước tình cảnh tuyệt vọng của mình, họ muốn được sống, được hạnh phúc vì vậy đã vùng lên sức phản kháng đầy mạnh mẽ, dữ dội.

Nhưng số phận vẫn mãi là số phận, dù phản kháng nhưng vẫn không thu được kết quả, họ lại quay về với cảm xúc chán trường của mình:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Nhân vật trữ tình đã quá chán ngán trước tình cảnh của mình, mỗi mùa xuân đến cũng là báo hiệu tuổi xuân đang cạn dần. Từ “ngán” thể hiện rõ sự chán ngán, không muốn làm gì nữa của người phụ nữ. Thường thì tình cảm là thứ chẳng thể san sẻ, nhưng trong tình cảnh làm  thiếp, thử hỏi sao thể không san sẻ. Mảnh tình đã nhỏ nay lại san sẻ dường như nay chẳng còn gì. Người phụ nữ ấy vẫn chịu cảnh giường đơn, gối chiếc, cô đơn lẻ loi và đợi chờ trong vô vọng.

Tình cảnh ấy của người phụ nữ thật đáng thương và đáng giận. Đáng thương ở chỗ người phụ nữ tài sắc ấy đáng nhẽ phải được sống một cuộc đời hạnh phúc. Đáng hận ở chỗ thói đời bất công, đẩy người phụ nữ đến tận cùng của sự bất hạnh, khổ đau. Như vậy, qua hình tượng người phụ nữ, tác giả phần nào muốn tố cáo xã hội bất công đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng này.

3 tháng 12 2023

giúp mình nha

Em bé thông minh là một truyện dân gian ca ngợi sự kết tinh của vẻ đẹp trí tuệ tài năng và kinh nghiệm. Nhân vật trung tâm của truyện là một em bé thông minh. Thông qua những thử thách, em bé đã thể hiện được sự đề cao của trí tuệ dân gian.

Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bốn lần. Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: “Trâu… cày một ngày được mấy đường?” thì em bé đã hỏi vặn lại: “Ngựa… đi một ngày được mấy bước?”. Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gặp nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong 3 năm? Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ đã chết mà cha em không đẻ được em bé nào nữa… Lần thứ ba, vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con em phải dọn thành ba mâm thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đứa vua rèn cho ba con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được ba con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm được để giải thích sự việc thành không thể nào được? Không thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được! Lần thứ tư, em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng. Làm sao xe sợi chỉ luồn qua đường ruột ốc xoắn? Trong lúc Trạng Nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè.

Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì rất dễ! Em đã làm cho vị sứ nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Có thể nói, thông qua nhân vật Em bé thông minh ta càng thêm cảm phục về trí tuệ, sự dũng cảm và lòng bao dung của ông cha ta khi xưa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

    Không biết đã từng có, sẽ còn có bao nhiêu bài viết về Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? Vậy điều gì đã làm nên sức sống lâu bền cho bài thơ? Mỗi người sẽ có một cách lý giải không hoàn toàn giống nhau, nhưng chắc chắn sẽ gặp nhau ở một điểm chung cơ bản là: chính sự chân thành, giản dị của cảm xúc đã làm nên sức sống cho tác phẩm này!

     Trước hết cần phải khẳng định rằng, Thanh Hải hoàn toàn có quyền tự hào về cái “tôi” đã sống hết “công suất” từ tuổi 17 đến tuổi 50 của mình. Thông thường, khi con người biết chắc chắn rằng, mình đang sống trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời thì bao giờ người ta cũng tự soát xét lại nhân cách của mình một cách nghiêm khắc nhất. Vì thế, lúc nằm trên giường bệnh, Thanh Hải mới thấm thía nỗi cô đơn, bất lực của một cá nhân khi đang dần dần bị tách ra khỏi cộng đồng, một con người đang bị tước dần quyền làm việc. Chính tình cảm bị nén chặt đã bùng nổ thành khát vọng, thành bệ phóng cho sự sáng tạo. Nếu bản chất của sự sáng tạo là sự bất tử thì đây chính là khoảnh khắc thăng hoa tất cả những gì mà Thanh Hải đã chiêm nghiệm để viết thành bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Và khổ thơ đầu đã xuất hiện thật tự nhiên:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

     Khi Thanh Hải viết “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc” thì đây không chỉ là ngoại cảnh hay tâm cảnh, mà còn mang dáng dấp của một triết lí sống và sự bất tử. Dòng sông xanh vừa là chính nó và cũng vừa là một hình tượng về thời gian. Đó là dòng chảy vô thủy vô chung, vô tận và lạnh lùng của thời gian. Nó vừa là tác nhân tạo dựng, nâng niu “Một bông hoa tím biếc”, đồng thời cũng là một tác nhân bào mòn, hủy diệt tất cả. “Bông hoa tím biếc” đang hiện hữu kia sẽ trở thành hòai niệm để ngày mai sẽ có một bông hoa khác, cùng loài. Dòng sông thì vĩnh cửu, còn bông hoa dù có rực rỡ đến đâu chăng nữa thì cuối cùng cũng trở thành dĩ vãng. Cũng như mỗi đời người, dù có chói sáng đến đâu chăng nữa, rốt cuộc vẫn phải ra đi theo quy luật sinh tử của muôn đời.

     Thông qua các hình tượng nghệ thuật, chúng ta có thể cảm nhận được ý nghĩa đích thực của cuộc sống, ngay trong mạch cảm xúc buồn nhớ mênh mông, trong tâm tưởng của ông vẫn vang lên những âm thanh reo vui của cuộc sống: “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”. Tiếng chim hót là âm thanh của tự nhiên nhưng nó đã cộng hưởng với tiếng reo vui trong tâm hồn của nhà thơ, đó là tiếng reo vui của niềm tự hào về cái “tôi” trọn vẹn và thanh thản. Một bông hoa có thể sẽ tàn nhưng vẻ đẹp của nó thì vẫn còn ám ảnh lâu bền trong tâm trí con người. Một con người có thể sẽ phải ra đi vĩnh viễn, nhưng những đóng góp có giá trị về tinh thần của con người ấy thì có thể sẽ còn mãi với thời gian. Với niềm tự hào chân thành ấy, nhà thơ dường như đã bứt hẳn ra khỏi tâm trạng man mác hư vô để hòa mình vào không khí rộn rã, náo nức của mùa xuân; để cảm nhận và thâu nhận được cái “hồn vía” tưởng như rất vô hình của không gian và thời gian đang thấm đẫm sắc xuân, hương xuân: “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”. Chúng ta đã từng bất lực trước một “tiếng huyền” trong “Thơ duyên” của Xuân Diệu, một “vị xa xăm” trong “Quê hương” của Tế Hanh, nay có lẽ cũng sẽ bất lực trước “Từng giọt long lanh rơi” của Thanh Hải? Bất lực vì không thể giải thích một cách tường minh xem “tiếng huyền” là tiếng gì, “vị xa xăm” là vị gì và “từng giọt” là giọt gì, nhưng vẫn có thể cảm nhận bằng linh giác, bằng trí tưởng tượng...về cái hay, về vẻ đẹp và sự độc đáo của các hình tượng đa nghĩa này. Nếu “tiếng huyền” là những âm thanh xao xuyến ngân vang trong tâm hồn để trở thành âm hưởng chủ đạo cho “một cõi yêu đương”, “vị xa xăm” là hoài niệm về một thời thăm thẳm thì “từng giọt” có thể là những niềm vui lớn có khả năng làm hồi sinh lòng ham sống của một con người đang ý thức rất sâu sắc về cái chết không sao cưỡng nổi đang đến với mình từ từ, lạnh lùng và tàn nhẫn! Hiểu như thế chúng ta mới có thể đồng cảm và xúc động trước một hành động tha thiết hướng tới sự sống của nhà thơ: “Tôi đưa tay tôi hứng”!

     Từ hành động tha thiết hướng tới sự sống ấy, tác giả đã tái hiện cuộc sống lao động và chiến đấu sôi nổi, háo hức mà mình từng gắn bó suốt đời:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

     Đây là niềm vui được bắt nguồn từ niềm tin sắt đá vào tương lai của đất nước:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

     Đất nước hình thành, tồn tại và phát triển trong chiều dài của “bốn ngàn năm” lịch sử và chiều sâu của những nghĩ suy trăn trở để tỏa sáng “như vì sao” trong kí ức của mỗi con dân đất Việt. Chính “vì sao” ấy là vầng hào quang của quá khứ và cũng là điểm tựa tinh thần cho hiện tại. Như mọi công dân chân chính khác, trong cái “Vất vả và gian lao” của đất nước, tác giả cũng có phần đóng góp công sức nhỏ bé của mình, đó là phần đóng góp tự nguyện như một lẽ sống:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

     Cái “tôi” của nhà thơ như một dòng suối nhỏ khiêm nhường đã hòa vào cái “ta” của “dòng sông xanh” trên quê hương, đất nước mình. Từ vị thế của cái “ta, chúng ta”, tức là vị thế của người trong cuộc, nhà thơ đã chân thành tâm sự với bạn bè, đồng chí của mình về một lẽ sống thật giản dị.

     Bài thơ ra đời vào tháng 11 năm 1980, đó là một năm trong thập kỷ (1976 – 1986) khi đất nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt gay gắt. Làm sao Thanh Hải lại không buồn về những điều đó? Nguyễn Duy “giật mình” trước “đột ngột vầng trăng tròn” thi Thanh Hải chắc cũng giật mình khi chợt nghe tiếng chim hót, bông hoa nở...thì đã, đang và sẽ mãi mãi tồn tại; đó là những giá trị vĩnh cửu; đó là cái đẹp vĩnh cửu...Thế còn cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người? Trong quan hệ giữa cái “tôi” với cái “ta”? Liệu có vĩnh cửu không? Thanh Hải không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà thay vào đó bằng một lời nhắn nhủ. Ông đã nhắn nhủ điều gì? “Ta làm con chim hót / Ta làm một nhành hoa / Ta nhập vào hòa ca / Một nốt trầm xao xuyến”. Làm con chim thì phải có tiếng hót riêng. Làm bông hoa thì phải có hương sắc riêng. Nhưng những cái riêng ấy chỉ được xác lập giá trị trong quan hệ với cái chung, tức là với những cá thể cùng loài xung quanh. Không thể và cũng không nên so sánh giữa tiếng hót của con chim với hương sắc của bông hoa, cái nào có ích hơn, cái nào quan trong hơn?...Mỗi người cũng vậy, có một giá trị riêng không thể so sánh. Vì thế trong bản “hòa ca” đoàn kết, nên có người ở vị trí khiêm tốn như một “nốt trầm”. Nhưng một “nốt trầm” ấy phải có bản sắc riêng của mình như tiếng hót riêng của mỗi con chim và hương sắc riêng của mỗi bông hoa bởi đó là bản “hòa ca” có “nhạc luật” chứ đâu phải là “hòa tan”: một cách vô vị, nhạt nhẽo?

     Nếu mùa xuân của đất nước là một mùa xuân lớn thì mùa xuân lớn lại được kết dệt bởi muôn vàn những mùa xuân nhỏ khác, đó là mùa xuân của mỗi đời người:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

     Mỗi đời người lại giống như một dòng suối nhỏ lặng lẽ góp nước cho một dòng sông lớn để dòng sông lớn ấy góp nước cho đại dương. Cái sự “góp nhặt” ấy cứ lặp đi lặp lại tới muôn đời, cho dù là có tự giác hay không tự giác thì nó vẫn cứ diễn ra như vậy, không thể nào khác! Điều quan trọng là ở chỗ sự “góp nhặt” ấy phải kiên trì, bền bỉ trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc đời để cuối cùng nó vượt lên hoàn cảnh như một đức hi sinh cao cả: “Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”. Đó chính là phẩm chất cao quý của ý thức tự nguyện hi sinh cái “tôi” cho cái “ta” bao la của mùa xuân đất nước:

Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

     Mùa xuân đẹp quá khiến ta bất giác cất lên lời. Tất cả đều xao xuyến, bồi hồi trong giai điệu buồn của câu “Nam ai” và chất trữ tình của câu “Nam bình”; trong “nhịp phách tiền” rất đỗi thân quen nhưng dường như bỗng trở nên da diết như một lời chào tiễn biệt? Trong cái mênh mông của “Nước non ngàn dặm”, nơi nào mà chẳng thấm đẫm tình bạn, tình người và tình yêu? Nơi nào mà ta chăng lưu luyến, bâng khuâng? Vì thế mà nỗi nhớ nhung cũng mênh mông không bến bờ! Giờ đây, nằm trên giường bệnh, ta dường như đang trôi trong vầng hào quang của hoài niệm...Cuộc đời ồn ào náo động xa dần, mơ hồ, văng vẳng... nhưng dường như càng xa nó càng trở nên cồn cào hơn, tha thiết hơn!

3 tháng 12 2023

hi

5 tháng 12 2023

bạn nên hỏi google nhé hoặc lời giải hay chứ viết vào olm tôi sợ tôi viết hơi dài

17 tháng 3

Đọc truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, em rất ấn tượng về nhân vật người bố. Ông là một người cha tuyệt vời với những phẩm chất tốt đẹp và cao thượng.

Người cha xuất hiện qua lời kể của nhân vật tôi, với một hình tượng cao lớn và ấm áp. Ông đã truyền cho con trai mình tình yêu chan hòa với thiên nhiên, cây cối xung quanh mình. Ông không truyền những tình cảm ấy một cách sáo rỗng, mà gửi gắm qua những trò chơi thú vị trong chính khu vườn của gia đình. Ông dạy cho con trai mình cách cảm nhận, nhìn ngắm và dạo chơi trong khu vườn bằng khứu giác, bằng vị giác, chứ không chỉ bằng thị giác như thông thường. Nhờ vậy, mà cậu bé đã cảm nhận thiên nhiên bằng cả trái tim và tâm hồn mình. Rồi từ đó, bằng một cách bình dị mà cậu yêu thiên nhiên như một người bạn thân thiết.

Người bố không chỉ làm cha, mà ông còn là một người thầy, một người bạn của con trai mình. Ông đồng hành cạnh bên con trong từng bước trưởng thành của cuộc đời. Ông không chỉ dạy con cách yêu và cảm nhận thiên nhiên, mà còn dạy cho con những điều hay lẽ phải của cuộc sống qua những điều nhỏ nhặt. Tựa như khi ông ân cần giải thích cho con về giá trị của một món quà. Không phải một món quà đắt tiền mới là quý giá. Mà những món quà chứa đựng tâm sức, tình cảm của người tặng mới thực sự quý giá, như trái ổi được lựa chọn kĩ lưỡng, hay một nụ hôn chúc ngủ ngon. Sự sâu sắc và thấu hiểu của tâm hồn người cha đã thể hiện trọn vẹn qua bài học này. Sự gần gũi giữa người bố dành cho con trai mình, còn thể hiện qua những bí mật của riêng hai người. Cái nháy mắt ngầm hiểu của ông với con trai trước người khác, về bí quyết nghe được những âm thanh từ xa khiến em cảm nhận được mối quan hệ sâu sắc của hai cha con họ. Tất cả đã được tạo nên bởi một người bố quá đỗi yêu thương con và giàu sự thấu hiểu.

Không chỉ là một người cha tuyệt vời, người bố trong đoạn trích còn hiện lên với dáng vẻ của một con người mạnh mẽ, cao thượng. Điều đó thể hiện qua hành động ông thả vội bát cơm, chạy vụt ra sông để nhảy xuống nước cứu cu Tí bị đuối nước. Hành động mạnh mẽ và dứt khoát ấy thể hiện bản lĩnh và tình yêu thương con người của ông. Có lẽ chính vì vậy mà ông được mọi người yêu quý, trân trọng. Được bạn của con trai thường ưu ái mang sang tặng những quả ổi ngon nhất. Và cách ông nâng niu những món quà nhỏ bé ấy lại càng khẳng định thêm cho nhân cách cao đẹp ấy.Có thể nói, nhân vật người bố trong đoạn trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một biểu tượng tuyệt vời về hình tượng người cha trong lòng em. Ông ấy là một vầng sáng ấm áp và vững chãi đồng hành bên cạnh con trai của mình, giúp con có một tuổi thơ tươi đẹp.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
5 tháng 1 2023

Em tham khảo dàn ý và các bước sau nhé!

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn nhân vật trong một tác phẩm văn học

Lựa chọn nhân vật em yêu thích trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. Em có thể liệt kê danh sách nhân vật yêu thích và lựa chọn nhân vật em ấn tượng nhất.

b. Tìm ý

Để tìm ý cho bài viết, em cần tìm hiểu va lựa chọn các chi tiết lien quan đến nhân vật và đưa ra những suy luận về đặc điểm của nhân vật đó.

- Khi tìm hiểu và lựa chọn các chi tiết lien quan đến nhân vật, em cần chú ý:

+ Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

+ Đặc điểm nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua:

Các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vậtNgôn ngữ của nhân vậtThế giới nội tâmMối quan hệ với các nhân vật khác.

- Để xác định được đặc điểm của nhân vật hãy kết nối thong tin về nhân vật trong tác phẩm với hiểu biết và trải nghiệm của em bằng cách đặt ra các câu hỏi:

+ Nhà văn đã miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của các nhân vật như thế nào? Trong cuộc sống, những người có đặc điểm như vậy sẽ có tính cách như thế nào?

+ Nhà văn miêu tả thế giới nội tâm nhân vật như thế nào? Những người có cảm xúc, suy nghĩa như vậy thường có đặc điểm gì?

+ Nhà văn đã viết gì về mối quan hệ của các nhân vật khác trong tác phẩm? Trong cuộc sống, những người có các mối quan hệ như vậy thường có tính cách như thế nào?

c. Lập dàn ý

Hãy sắp xếp các thông tin và ý tưởng cảu phần tìm ý thành một dàn ý. Khi lập dàn ý em cần tập trung vào một số đặc điểm nổi bật của nhân vật.

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

2. Viết bài

Khi viết bài cần lưu ý:

- Để những nhận xét về nhân vật thuyế phục và có giá trị, cần dựa trên nhưng sự việc, chi tiết liên quan đến nahan vật trong tác phẩm.

 

- Cần nhìn nhận, phân tích nhân vật từ nhiều góc độ, trong một chỉnh thể trọn vẹn để có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục.

- Phân tích nhân vật một cách cụ thể, chi tiết. Không nên nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chung chung. Cần đưa ra các bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những nhận xét, suy luận về đặc điểm nhân vật.

3. Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết của em 

14 tháng 3 2023
Nhắc tới truyện ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện quen thuộc “Đẽo cày giữa đường”. Nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Trước hết, người thợ mộc này là kẻ có ý chí. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về. Anh ta muốn dùng số gỗ đó để đẽo cày bên vệ đường. Cuối cùng, người thợ mộc cũng thực hiện được mong ước của mình.

Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đã giết chết ý chí ở anh ta. Mỗi khi nghe người khác nhận xét, bàn luận, anh ta lại thay đổi theo lời nói đó. Lần thứ nhất, anh ta đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.”. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.

Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.
 

Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi, tình huống truyện đơn giản, tác giả dân gian đã sáng tạo nên một câu chuyện thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật còn đến từ việc khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.

“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.

10 tháng 3 2023

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật;

nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật